Theo các báo cáo mới đây nhất được báo chí Đức đưa tin, quân đội nước này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mặt quân số. Nguồn ảnh: TotalGermany.Theo đó, quân số của Quân đội Đức thời mới sát nhập Đông Đức và Tây Đức vào làm một là 585.000 quân. Tuy nhiên tới giữa năm 2018 vừa rồi, quân số của Đức đã tụt xuống chỉ còn 179.000 quân 1 tốc độ giảm nhanh tới chóng mặt. Nguồn ảnh: DW.Chỉ tính riêng trong năm 2017, Quân đội Đức đã có tới 21.000 vị trí thiếu người - nghĩa là không tuyển đủ lính để phục vụ quân đội. Cũng theo các tính toán này, tới năm 2030, một phần hai trong số 179.000 quân hiện tại của Đức sẽ... về hưu. Nguồn ảnh: Conscription.Với tốc độ quân số giảm nhanh như vậy, rất khó để quân đội nước này có thể bù đắp được số lượng thiếu hụt quân trong tương lai. Đối mặt với vấn đề này, quân đội Đức đang cân nhắc hai giải pháp, một là tuyển lính có độ tuổi dưới 18 gia nhập quân đội; hai là tuyển lính đánh thuê giống lực lượng Lê Dương của Pháp. Nguồn ảnh: Tanker.Cả hai biện pháp kể trên đều rất... kém khả quan. Thứ nhất, việc tuyển lính dưới 18 tuổi cần có sự chấp thuận của gia đình, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại nhất là ở châu Âu, không mấy người sẵn sàng đưa con cái họ vào các trường thiếu sinh quân với kỷ luật thép của quân đội ngay khi chúng còn đang trong độ tuổi thiếu niên. Nguồn ảnh: BI.Cách thứ hai đó là tuyển lính đánh thuê cũng sẽ chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Cụ thể, lực lượng lính đánh thuê nếu như theo mô hình Lê Dương của Pháp, cũng sẽ chỉ chiếm không quá 10% tổng số quân toàn quân đội. Nguồn ảnh: TotalGermany.Trong quá khứ từ năm 1956 tới năm 2011, Đức đã từng có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc dành cho nam giới nước này. Tuy nhiên, chế độ nghĩa vụ quân sự này chỉ yêu cầu nam giới Đức phục vụ trong quân đội tối thiểu 6 tháng. Nguồn ảnh: DPA.Tới ngày 22/11/2010, Quốc hội Đức đã thông qua đạo luật dừng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Kể từ thời điểm đó tới nay, có thể nói là quân số của Đức "tụt dốc không phanh". Nguồn ảnh: Hiekel.Thực tế, trong thời gian Đức vẫn có luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, người thực hiện nghĩa vụ quân sự vẫn được quyền từ chối phục vụ quân đội Đức và có quyền xung phong phục vụ các nhiệm vụ canh gác, đảm bảo an ninh trong cộng đồng trong các sứ mệnh mang tính dân sự. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Nước Đức tan nát trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo các báo cáo mới đây nhất được báo chí Đức đưa tin, quân đội nước này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mặt quân số. Nguồn ảnh: TotalGermany.
Theo đó, quân số của Quân đội Đức thời mới sát nhập Đông Đức và Tây Đức vào làm một là 585.000 quân. Tuy nhiên tới giữa năm 2018 vừa rồi, quân số của Đức đã tụt xuống chỉ còn 179.000 quân 1 tốc độ giảm nhanh tới chóng mặt. Nguồn ảnh: DW.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, Quân đội Đức đã có tới 21.000 vị trí thiếu người - nghĩa là không tuyển đủ lính để phục vụ quân đội. Cũng theo các tính toán này, tới năm 2030, một phần hai trong số 179.000 quân hiện tại của Đức sẽ... về hưu. Nguồn ảnh: Conscription.
Với tốc độ quân số giảm nhanh như vậy, rất khó để quân đội nước này có thể bù đắp được số lượng thiếu hụt quân trong tương lai. Đối mặt với vấn đề này, quân đội Đức đang cân nhắc hai giải pháp, một là tuyển lính có độ tuổi dưới 18 gia nhập quân đội; hai là tuyển lính đánh thuê giống lực lượng Lê Dương của Pháp. Nguồn ảnh: Tanker.
Cả hai biện pháp kể trên đều rất... kém khả quan. Thứ nhất, việc tuyển lính dưới 18 tuổi cần có sự chấp thuận của gia đình, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại nhất là ở châu Âu, không mấy người sẵn sàng đưa con cái họ vào các trường thiếu sinh quân với kỷ luật thép của quân đội ngay khi chúng còn đang trong độ tuổi thiếu niên. Nguồn ảnh: BI.
Cách thứ hai đó là tuyển lính đánh thuê cũng sẽ chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Cụ thể, lực lượng lính đánh thuê nếu như theo mô hình Lê Dương của Pháp, cũng sẽ chỉ chiếm không quá 10% tổng số quân toàn quân đội. Nguồn ảnh: TotalGermany.
Trong quá khứ từ năm 1956 tới năm 2011, Đức đã từng có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc dành cho nam giới nước này. Tuy nhiên, chế độ nghĩa vụ quân sự này chỉ yêu cầu nam giới Đức phục vụ trong quân đội tối thiểu 6 tháng. Nguồn ảnh: DPA.
Tới ngày 22/11/2010, Quốc hội Đức đã thông qua đạo luật dừng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Kể từ thời điểm đó tới nay, có thể nói là quân số của Đức "tụt dốc không phanh". Nguồn ảnh: Hiekel.
Thực tế, trong thời gian Đức vẫn có luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, người thực hiện nghĩa vụ quân sự vẫn được quyền từ chối phục vụ quân đội Đức và có quyền xung phong phục vụ các nhiệm vụ canh gác, đảm bảo an ninh trong cộng đồng trong các sứ mệnh mang tính dân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Nước Đức tan nát trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.