Tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất đang được Không quân Đức lựa chọn để mua sắm nhằm thay thế phi đội Tornado đã lạc hậu của mình. Cổng thông tin 19FortyFive tin rằng quyết định như vậy có thể là một tin xấu đối với Nga.Tác giả của bài viết trên tờ tạp chí Mỹ, nhà báo Caleb Larson tin rằng, việc lựa chọn F-35 và nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu sẽ cho phép Berlin thực hiện hiệu quả mọi nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên NATO.Nhà quan sát quân sự người Mỹ tin rằng Nga chắc chắn sẽ bị sốc nếu Đức mua được máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, bởi trước đó Berlin có vẻ như không nghiêng về lựa chọn này.Ông Larson nhớ lại: "Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được triển khai trên lãnh thổ Đức (cũng như ở một số nước NATO châu Âu khác), sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Washington vẫn không rút chúng về nước"."Là một phần của thỏa thuận, các quốc gia thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có nghĩa vụ duy trì những phi đội máy bay có khả năng vận chuyển vũ khí hạt nhân đến khu vực có thể xảy ra xung đột".Chuyên gia Larson giải thích: “Tornado của Đức có thể mang vũ khí hạt nhân, nhưng lần đầu tiên chúng cất cánh thực hiện nhiệm vụ này cách đây đã gần nửa thế kỷ, vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh"."Do vậy, những chiếc Tornado khó có thể tồn tại trong điều kiện chiến tranh hiện đại và sẽ cực kỳ dễ bị tổn thương trước sự đe dọa của các hệ thống phòng không tiên tiến".Theo truyền thông Đức, chính phủ mới của nước này đang suy nghĩ về một ứng viên kế nhiệm Tornado. Berlin đã cân nhắc lại quyết định mua F/A-18 Super Hornet trước đó để chuyển sang tiêm kích tàng hình F-35.Sự lựa chọn của chính phủ Đức có thể bị ảnh hưởng bởi việc gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa NATO và Moskva, ông Caleb Larson nhấn mạnh: "F-35 có ưu thế hơn khi nó đang trở thành loại máy bay ngày càng phổ biến ở châu Âu".“F-35 sẽ vẫn được sản xuất trong tương lai gần. Nhiều nước láng giềng của Đức và các đồng minh NATO đã mua hoặc sẽ sớm vận hành loại máy bay này", tác giả bài báo nói. "Điều này sẽ có tác dụng đối với việc tăng cường tương tác trong Liên minh"."Tuy vậy thương vụ F-35 có thể bị cản trở bởi sự phản đối nội bộ, khi ở Đức không phải ai cũng ủng hộ việc tham gia vào các chương trình quốc phòng của Mỹ. Nhưng Berlin vẫn là một thành viên NATO và có nghĩa vụ trong khuôn khổ khối quân sự", nhà phân tích Mỹ viết."Máy bay chiến đấu F-35 rõ ràng chính là nền tảng khả thi nhất mà Không quân Đức có thể lựa chọn vào thời điểm hiện nay", ông Caleb Larson lưu ý.Nhà phân tích người Mỹ nhắc lại thêm lần nữa: "Một trong những nhiệm vụ chính của NATO là răn đe hiệu quả đối thủ lớn nhất của mình tại châu Âu (ngụ ý nói đến Nga)"."Chính vì vậy, đây có thể là một lập luận mạnh mẽ nhằm ủng hộ việc Berlin mua các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của Mỹ", tác giả bài viết trên tờ Military Watch kết luận.
Tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất đang được Không quân Đức lựa chọn để mua sắm nhằm thay thế phi đội Tornado đã lạc hậu của mình. Cổng thông tin 19FortyFive tin rằng quyết định như vậy có thể là một tin xấu đối với Nga.
Tác giả của bài viết trên tờ tạp chí Mỹ, nhà báo Caleb Larson tin rằng, việc lựa chọn F-35 và nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu sẽ cho phép Berlin thực hiện hiệu quả mọi nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên NATO.
Nhà quan sát quân sự người Mỹ tin rằng Nga chắc chắn sẽ bị sốc nếu Đức mua được máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, bởi trước đó Berlin có vẻ như không nghiêng về lựa chọn này.
Ông Larson nhớ lại: "Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được triển khai trên lãnh thổ Đức (cũng như ở một số nước NATO châu Âu khác), sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Washington vẫn không rút chúng về nước".
"Là một phần của thỏa thuận, các quốc gia thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có nghĩa vụ duy trì những phi đội máy bay có khả năng vận chuyển vũ khí hạt nhân đến khu vực có thể xảy ra xung đột".
Chuyên gia Larson giải thích: “Tornado của Đức có thể mang vũ khí hạt nhân, nhưng lần đầu tiên chúng cất cánh thực hiện nhiệm vụ này cách đây đã gần nửa thế kỷ, vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh".
"Do vậy, những chiếc Tornado khó có thể tồn tại trong điều kiện chiến tranh hiện đại và sẽ cực kỳ dễ bị tổn thương trước sự đe dọa của các hệ thống phòng không tiên tiến".
Theo truyền thông Đức, chính phủ mới của nước này đang suy nghĩ về một ứng viên kế nhiệm Tornado. Berlin đã cân nhắc lại quyết định mua F/A-18 Super Hornet trước đó để chuyển sang tiêm kích tàng hình F-35.
Sự lựa chọn của chính phủ Đức có thể bị ảnh hưởng bởi việc gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa NATO và Moskva, ông Caleb Larson nhấn mạnh: "F-35 có ưu thế hơn khi nó đang trở thành loại máy bay ngày càng phổ biến ở châu Âu".
“F-35 sẽ vẫn được sản xuất trong tương lai gần. Nhiều nước láng giềng của Đức và các đồng minh NATO đã mua hoặc sẽ sớm vận hành loại máy bay này", tác giả bài báo nói. "Điều này sẽ có tác dụng đối với việc tăng cường tương tác trong Liên minh".
"Tuy vậy thương vụ F-35 có thể bị cản trở bởi sự phản đối nội bộ, khi ở Đức không phải ai cũng ủng hộ việc tham gia vào các chương trình quốc phòng của Mỹ. Nhưng Berlin vẫn là một thành viên NATO và có nghĩa vụ trong khuôn khổ khối quân sự", nhà phân tích Mỹ viết.
"Máy bay chiến đấu F-35 rõ ràng chính là nền tảng khả thi nhất mà Không quân Đức có thể lựa chọn vào thời điểm hiện nay", ông Caleb Larson lưu ý.
Nhà phân tích người Mỹ nhắc lại thêm lần nữa: "Một trong những nhiệm vụ chính của NATO là răn đe hiệu quả đối thủ lớn nhất của mình tại châu Âu (ngụ ý nói đến Nga)".
"Chính vì vậy, đây có thể là một lập luận mạnh mẽ nhằm ủng hộ việc Berlin mua các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của Mỹ", tác giả bài viết trên tờ Military Watch kết luận.