Máy bay tiêm kích thế hệ mới Tempest với sự tham gia phát triển của 7 công ty liên doanh giữa các nước như Anh, Thụy Điển và Italy đã thống nhất phát triển dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest.Bộ Quốc phòng Anh đã giới thiệu một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest tại Triển lãm hàng không Farnborough năm 2018. Đó được xem là một bước đi trong chiến lược hàng không quốc gia mới của London.Theo các chuyên gia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest sẽ bắt đầu thực hiện các chuyến bay đầu tiên vào năm 2040, thay thế cho dòng Eurofighter Typhoon đang được sử dụng trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh.Máy bay Tempest thế hệ thứ 6 sẽ tích hợp tính năng giữa máy bay có người lái và không người lái, mang theo vũ khí và các bộ cảm biến, được kết nối với nhau bởi một mạng dữ liệu phức tạp, truyền tải thông tin trên nền tảng đám mây.Chính phủ Anh cam kết sẽ tài trợ 2,5 tỉ USD cho giai đoạn đầu của dự án. Các tập đoàn lớn như BAE Systems, Rolls-Royce, nhà sản xuất tên lửa MBDA và công ty con của tập đoàn Leonardo Anh quốc sẽ phối hợp phát triển Tempest nhằm tạo ra thế hệ máy bay chiến đấu đi trước tiêm kích F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 do Trung Quốc phát triển một thế hệ.Sự khác biệt của chiến đấu cơ Tempest sẽ được thể hiện ở những vũ khí và công nghệ tối tân. Giới chức quân sự London cũng nêu rõ rằng, dự án chỉ được hoàn thành tốt nhất khi các đối tác Thụy Điển, Italy kết hợp và đầu tư tài chính, công nghệ và mở rộng thị trường.Chuyên gia Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh tiết lộ, công nghệ quan trọng nhất của tiêm kích Tempest là chiến đấu cơ này có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.Đặc biệt, Tempest cũng có thể điều hành hoặc chỉ huy một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến, điều này sẽ cho khiến phòng không của đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt và gặp rối loạn khi bị tấn công.Ngoài ra, máy bay Tempest còn thể hiện sức mạnh ở những vũ khí công nghệ cao mà nó thể mang theo bao gồm: vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí siêu thanh có tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào chiến thuật.Gần đây thì các chuyên gia quân sự Anh cũng đang tích cực nghiên cứu và phát triển loại động cơ phản lực cho phép máy bay hoạt động ở vận tốc siêu vượt âm. Defense News đưa tin, Bộ Quốc phòng Anh cũng đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm nội địa.Điểm đặc biệt là Anh không phát triển các loại vũ khí tấn công, mà là chương trình phát triển động cơ phản lực đặc biệt giúp máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình có thể hoạt động ở dải vận tốc siêu vượt âm.Động cơ phản lực mới với tên gọi Sabre do hãng chế tạo Reaction Engines phát triển. Để đạt được tốc độ siêu vượt âm, Sabre sử dụng nguyên lý kết hợp giữa động cơ phản lực cánh quạt và động cơ phản lực dòng thẳng trang bị trên các dòng tên lửa siêu âm.Nếu phát triển thành công, dòng động cơ phản lực mới có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest tương lai của Anh. Việc tiêm kích Tempest được tích hợp thành công với động cơ thế hệ mới, sẽ giúp dòng chiến đấu cơ này trở thành máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới và nhanh hơn hầu hết các loại tên lửa trên thế giới hiện nay.Giới chuyên gia cho rằng, dòng tiêm kích này đủ tối tân để khiến máy bay thế hệ 5 Mỹ trở nên lạc hậu. Việc Anh quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.Một nước Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest, để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu rất khốc liệt trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.
Máy bay tiêm kích thế hệ mới Tempest với sự tham gia phát triển của 7 công ty liên doanh giữa các nước như Anh, Thụy Điển và Italy đã thống nhất phát triển dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest.
Bộ Quốc phòng Anh đã giới thiệu một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest tại Triển lãm hàng không Farnborough năm 2018. Đó được xem là một bước đi trong chiến lược hàng không quốc gia mới của London.
Theo các chuyên gia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest sẽ bắt đầu thực hiện các chuyến bay đầu tiên vào năm 2040, thay thế cho dòng Eurofighter Typhoon đang được sử dụng trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh.
Máy bay Tempest thế hệ thứ 6 sẽ tích hợp tính năng giữa máy bay có người lái và không người lái, mang theo vũ khí và các bộ cảm biến, được kết nối với nhau bởi một mạng dữ liệu phức tạp, truyền tải thông tin trên nền tảng đám mây.
Chính phủ Anh cam kết sẽ tài trợ 2,5 tỉ USD cho giai đoạn đầu của dự án. Các tập đoàn lớn như BAE Systems, Rolls-Royce, nhà sản xuất tên lửa MBDA và công ty con của tập đoàn Leonardo Anh quốc sẽ phối hợp phát triển Tempest nhằm tạo ra thế hệ máy bay chiến đấu đi trước tiêm kích F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 do Trung Quốc phát triển một thế hệ.
Sự khác biệt của chiến đấu cơ Tempest sẽ được thể hiện ở những vũ khí và công nghệ tối tân. Giới chức quân sự London cũng nêu rõ rằng, dự án chỉ được hoàn thành tốt nhất khi các đối tác Thụy Điển, Italy kết hợp và đầu tư tài chính, công nghệ và mở rộng thị trường.
Chuyên gia Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh tiết lộ, công nghệ quan trọng nhất của tiêm kích Tempest là chiến đấu cơ này có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.
Đặc biệt, Tempest cũng có thể điều hành hoặc chỉ huy một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến, điều này sẽ cho khiến phòng không của đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt và gặp rối loạn khi bị tấn công.
Ngoài ra, máy bay Tempest còn thể hiện sức mạnh ở những vũ khí công nghệ cao mà nó thể mang theo bao gồm: vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí siêu thanh có tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào chiến thuật.
Gần đây thì các chuyên gia quân sự Anh cũng đang tích cực nghiên cứu và phát triển loại động cơ phản lực cho phép máy bay hoạt động ở vận tốc siêu vượt âm. Defense News đưa tin, Bộ Quốc phòng Anh cũng đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm nội địa.
Điểm đặc biệt là Anh không phát triển các loại vũ khí tấn công, mà là chương trình phát triển động cơ phản lực đặc biệt giúp máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình có thể hoạt động ở dải vận tốc siêu vượt âm.
Động cơ phản lực mới với tên gọi Sabre do hãng chế tạo Reaction Engines phát triển. Để đạt được tốc độ siêu vượt âm, Sabre sử dụng nguyên lý kết hợp giữa động cơ phản lực cánh quạt và động cơ phản lực dòng thẳng trang bị trên các dòng tên lửa siêu âm.
Nếu phát triển thành công, dòng động cơ phản lực mới có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Tempest tương lai của Anh. Việc tiêm kích Tempest được tích hợp thành công với động cơ thế hệ mới, sẽ giúp dòng chiến đấu cơ này trở thành máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới và nhanh hơn hầu hết các loại tên lửa trên thế giới hiện nay.
Giới chuyên gia cho rằng, dòng tiêm kích này đủ tối tân để khiến máy bay thế hệ 5 Mỹ trở nên lạc hậu. Việc Anh quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.
Một nước Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest, để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu rất khốc liệt trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.