Được phát triển bởi hãng GIAT của Pháp, dự án ELC bao gồm nhiều mẫu xe tăng hạng nhẹ khác nhau, sử dụng chung một hệ thống chuyển động và khung gầm nhưng có sự khác nhau đáng kể ở thiết kế tháp pháo - phục vụ cho nhiều mục đích chiến đấu khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.Thiết kế của xe tăng bao gồm phần thân xe có giáp cả 4 mặt dày 90mm, trọng lượng của xe vào khoảng 6 tấn và được trang bị một động cơ có công suất 250 mã lực. Nguồn ảnh: Wiki.Động cơ này cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 80 km/h. Phần tháp pháo phổ biến nhất của mẫu ELC là loại pháo cỡ nòng 90mm D. 915 kèm theo cơ số đạn dự phòng 36 viên. Nguồn ảnh: Lust.Tháp pháo được thiết kế để có thể xoay được 360 độ, kíp lái của xe chỉ bao gồm hai người trong đó có một lái xe và một trưởng xe. Trưởng xe kiêm luôn nhiệm vụ của nạp đạn viên và xạ thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng đã có 10 mẫu thử nghiệm của xe tăng hạng nhẹ ELC được ra đời với nhiều kiểu thiết kế tháp pháo khác nhau, bao gồm ELC EVEN 30 với tháp pháo hai nòng 30mm, ELC EVEN 90 với tháp pháo 90mm, ELC EVEN 120 với pháo 120mm và ECL EVEN - Nord-AVIATION được trang bị các tên lửa SS-11 hoặc SS-12 để chống tăng. Nguồn ảnh: Gauchon.Với mục đích thiết kế ra loại xe tăng phục vụ cho việc đánh nhanh thắng nhanh và xuyên thủng phòng tuyến đối phương theo lối đánh thần tốc của người Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các xe tăng ELC rõ ràng hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện việc này khi chúng sở hữu khả năng cơ động nhanh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tankeny.Tuy nhiên, việc được nghiên cứu và ra đời trong khoảng cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước lại là quá muộn với kiểu đánh luồn sâu chặn hậu bằng xe tăng, vốn chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi mà các bên tham chiến kể cả Đức đều thiếu trầm trọng một loại súng chống tăng cá nhân. Nguồn ảnh: Wiki.Với sự ra đời của các loại súng chống tăng như Bazooka hay RPG, rõ ràng lối đánh thọc sâu hoặc sử dụng xe tăng tiến quân ở tốc độ cao là cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi hành quân ở tốc độ quá cao, lực lượng bộ binh sẽ không thể theo sát để bảo vệ được những chiếc xe tăng này khỏi hỏa lực chống tăng của bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: BIS.Dự án xe tăng ELC sau đó đã bị hủy bỏ, toàn bộ 10 chiếc xe tăng với đủ kiểu thiết kế tháp pháo khác nhau sau đó đã được cho vào viện bảo tàng và chưa có bất cứ một chiếc ELC nào từng được biên chế cho quân đội Pháp. Nguồn ảnh: Tanker. Mời độc giả xem Video: Bên trong xe tăng AMX 13 của quân đội Pháp.
Được phát triển bởi hãng GIAT của Pháp, dự án ELC bao gồm nhiều mẫu xe tăng hạng nhẹ khác nhau, sử dụng chung một hệ thống chuyển động và khung gầm nhưng có sự khác nhau đáng kể ở thiết kế tháp pháo - phục vụ cho nhiều mục đích chiến đấu khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.
Thiết kế của xe tăng bao gồm phần thân xe có giáp cả 4 mặt dày 90mm, trọng lượng của xe vào khoảng 6 tấn và được trang bị một động cơ có công suất 250 mã lực. Nguồn ảnh: Wiki.
Động cơ này cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 80 km/h. Phần tháp pháo phổ biến nhất của mẫu ELC là loại pháo cỡ nòng 90mm D. 915 kèm theo cơ số đạn dự phòng 36 viên. Nguồn ảnh: Lust.
Tháp pháo được thiết kế để có thể xoay được 360 độ, kíp lái của xe chỉ bao gồm hai người trong đó có một lái xe và một trưởng xe. Trưởng xe kiêm luôn nhiệm vụ của nạp đạn viên và xạ thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng đã có 10 mẫu thử nghiệm của xe tăng hạng nhẹ ELC được ra đời với nhiều kiểu thiết kế tháp pháo khác nhau, bao gồm ELC EVEN 30 với tháp pháo hai nòng 30mm, ELC EVEN 90 với tháp pháo 90mm, ELC EVEN 120 với pháo 120mm và ECL EVEN - Nord-AVIATION được trang bị các tên lửa SS-11 hoặc SS-12 để chống tăng. Nguồn ảnh: Gauchon.
Với mục đích thiết kế ra loại xe tăng phục vụ cho việc đánh nhanh thắng nhanh và xuyên thủng phòng tuyến đối phương theo lối đánh thần tốc của người Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các xe tăng ELC rõ ràng hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện việc này khi chúng sở hữu khả năng cơ động nhanh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tankeny.
Tuy nhiên, việc được nghiên cứu và ra đời trong khoảng cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước lại là quá muộn với kiểu đánh luồn sâu chặn hậu bằng xe tăng, vốn chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi mà các bên tham chiến kể cả Đức đều thiếu trầm trọng một loại súng chống tăng cá nhân. Nguồn ảnh: Wiki.
Với sự ra đời của các loại súng chống tăng như Bazooka hay RPG, rõ ràng lối đánh thọc sâu hoặc sử dụng xe tăng tiến quân ở tốc độ cao là cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi hành quân ở tốc độ quá cao, lực lượng bộ binh sẽ không thể theo sát để bảo vệ được những chiếc xe tăng này khỏi hỏa lực chống tăng của bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: BIS.
Dự án xe tăng ELC sau đó đã bị hủy bỏ, toàn bộ 10 chiếc xe tăng với đủ kiểu thiết kế tháp pháo khác nhau sau đó đã được cho vào viện bảo tàng và chưa có bất cứ một chiếc ELC nào từng được biên chế cho quân đội Pháp. Nguồn ảnh: Tanker.
Mời độc giả xem Video: Bên trong xe tăng AMX 13 của quân đội Pháp.