Sau năm 1975, Quân đội ta thu giữ được số lượng khá nhiều xe tăng hạng nhẹ M41 từ quân đội Sài Gòn và số xe tăng này cũng như nhiều loại khí tài quân sự khác tiếp tục được ta sử dụng trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam. Và sau khi chiến tranh kết thúc số lượng M41 còn trong biên chế quân đội ta cũng không còn nhiều. Nguồn ảnh: Getty Images.Dù vậy M41 vẫn còn được quân đội ta niêm cất bảo quản dài hạn trong các kho dữ trự vũ khí dự bị. Và trước sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước hiện tại, thiết nghĩ ta vẫn có thể nâng cấp và tái sử dụng M41 như một phương tiện chiến đấu bọc thép bên cạnh cách dòng xe tăng chiến đấu khác có trong biên chế. Nguồn ảnh: QPVN.Và một trong những ví dụ điển hình nhất cho ý tưởng này chính là gói nâng cấp M41 của Quân đội Đài Loan dành cho M41 là M41D, cho phép dòng xe tăng này có thể hoạt động thêm vài thập kỷ nữa như một phương tiện hổ trợ hỏa lực trên chiến trường, tương tự như những gì quân đội ta đang làm với xe tăng hạng nhẹ PT-76. Trong ảnh là biến thể M41A3 của Quân đội Đài Loan. Nguồn ảnh: zona-militar.Theo đó hướng nâng cấp M41 của Đài Loan cũng khá đơn giản và ta có thể tự tiến hành nâng cấp bằng thiết bị trong nước hoặc mua phụ tùng từ nước ngoài. Khi gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào sự thay đổi hệ thống động cơ và cải tiến pháo chính trên M41. Nguồn ảnh: zona-militar.Như đã nói ở trên một trong những trọng tâm của gói nâng cấp M41D chính là pháo chính của xe, theo đó nó vẫn sử dụng lại pháo chính 76mm tương tự như trên M41A3 nhưng đã qua cải tiến với việc loại bỏ loa che lửa đầu nòng kiểu cũ thay bằng kiểu loa che lửa mới giúp pháo 76mm bắn ổn định hơn. Bên cạnh đó, Đài Loan còn hợp tác với Israel triển khai đạn chống tăng xuyên giáp M464 APDS lên trên M41D. Nguồn ảnh: zona-militar.Về trang thiết bị điện tử, M41D cũng được trang bị lại thiết bị liên lạc vô tuyến điện, hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt cho kíp chiến đấu, còn kíp chiến đấu của M41D vẫn giữ nguyên 4 người. Nguồn ảnh: zona-militar.Điểm nâng cấp quan trọng thứ hai trên M41D chính là hệ thống động cơ, khi Đài Loan loại bỏ động cơ xăng Continental AOS 895-3 6 xi lanh công suất 500 mã lực trên M41 bằng một động cơ diesel Detroit Diesel 8V-71T có công suất 400 mã lực kết hợp với hộp số tự động CD500. Dù có công suất động cơ thấp hơn nhưng tốc độ di chuyển của M41D vẫn không đổi vẫn hơn 70km/h kể cả khi trọng lượng của xe tăng lên 25 tấn so với 23 tấn. Nguồn ảnh: zona-militar.Nhìn tổng quát thiết kế cơ bản của M41D vẫn tương tự như M41A3. Hệ thống phòng vệ trên M41D được bổ sung lớp giáp váy ở hai bên thân xe và hệ thống lựu đạn khói ngụy trang ở phía trước tháp pháo. Nguồn ảnh: zona-militar.Với một số điểm trong gói nâng cấp M41D của Đài Loan và nhìn về khả năng công nghệ quốc phòng trong nước, ta hoàn toàn có thể tự nâng cấp được số xe tăng M41 có trrong các kho dự trữ hiện tại thành các loại phương tiện chiến đấu bọc thép. Hoặc ít như sử dụng chúng như các phương tiện trong huấn luyện đào tạo lực lượng tăng thiết giáp. Nguồn ảnh: zona-militar.Ngoài ra hiện tại nước ta cũng có thể tiếp cận với các gói nâng cấp khác dành cho M41 từ một số quốc gia, nhất là từ Israel với mức giá nâng cấp phù hợp hoặc mua từng phần linh kiện tự nâng cấp theo yêu cầu trong nước nhằm tiết giảm tối đa chi phí cho dòng xe tăng lỗi thời này. Nguồn ảnh: zona-militar.Hiện tại Đài Loan đã loại biên hoàn toàn M41D nhưng vẫn giữ chúng trong các kho dự trữ chiến lược như một mẫu phương tiện chiến đấu dự phòng, và khi cần thiết M41D hoàn toàn có thể biến thành các công sự di động bảo vệ Eo biển Đài Loan trước một cuộc tấn công đổ bộ hoặc phòng thủ đảo. Nguồn ảnh:zona-militar.Khi điều kiện trong nước vẫn chưa thể cho phép quân đội ta tái trang bị lại các loại khí tài quân sự đã cũ kỹ, thì việc nâng cấp và tối ưu hóa các loại khí tài hiện có được xem là một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong tình hình mới. Nguồn ảnh: zona-militar.
Sau năm 1975, Quân đội ta thu giữ được số lượng khá nhiều xe tăng hạng nhẹ M41 từ quân đội Sài Gòn và số xe tăng này cũng như nhiều loại khí tài quân sự khác tiếp tục được ta sử dụng trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam. Và sau khi chiến tranh kết thúc số lượng M41 còn trong biên chế quân đội ta cũng không còn nhiều. Nguồn ảnh: Getty Images.
Dù vậy M41 vẫn còn được quân đội ta niêm cất bảo quản dài hạn trong các kho dữ trự vũ khí dự bị. Và trước sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước hiện tại, thiết nghĩ ta vẫn có thể nâng cấp và tái sử dụng M41 như một phương tiện chiến đấu bọc thép bên cạnh cách dòng xe tăng chiến đấu khác có trong biên chế. Nguồn ảnh: QPVN.
Và một trong những ví dụ điển hình nhất cho ý tưởng này chính là gói nâng cấp M41 của Quân đội Đài Loan dành cho M41 là M41D, cho phép dòng xe tăng này có thể hoạt động thêm vài thập kỷ nữa như một phương tiện hổ trợ hỏa lực trên chiến trường, tương tự như những gì quân đội ta đang làm với xe tăng hạng nhẹ PT-76. Trong ảnh là biến thể M41A3 của Quân đội Đài Loan. Nguồn ảnh: zona-militar.
Theo đó hướng nâng cấp M41 của Đài Loan cũng khá đơn giản và ta có thể tự tiến hành nâng cấp bằng thiết bị trong nước hoặc mua phụ tùng từ nước ngoài. Khi gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào sự thay đổi hệ thống động cơ và cải tiến pháo chính trên M41. Nguồn ảnh: zona-militar.
Như đã nói ở trên một trong những trọng tâm của gói nâng cấp M41D chính là pháo chính của xe, theo đó nó vẫn sử dụng lại pháo chính 76mm tương tự như trên M41A3 nhưng đã qua cải tiến với việc loại bỏ loa che lửa đầu nòng kiểu cũ thay bằng kiểu loa che lửa mới giúp pháo 76mm bắn ổn định hơn. Bên cạnh đó, Đài Loan còn hợp tác với Israel triển khai đạn chống tăng xuyên giáp M464 APDS lên trên M41D. Nguồn ảnh: zona-militar.
Về trang thiết bị điện tử, M41D cũng được trang bị lại thiết bị liên lạc vô tuyến điện, hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt cho kíp chiến đấu, còn kíp chiến đấu của M41D vẫn giữ nguyên 4 người. Nguồn ảnh: zona-militar.
Điểm nâng cấp quan trọng thứ hai trên M41D chính là hệ thống động cơ, khi Đài Loan loại bỏ động cơ xăng Continental AOS 895-3 6 xi lanh công suất 500 mã lực trên M41 bằng một động cơ diesel Detroit Diesel 8V-71T có công suất 400 mã lực kết hợp với hộp số tự động CD500. Dù có công suất động cơ thấp hơn nhưng tốc độ di chuyển của M41D vẫn không đổi vẫn hơn 70km/h kể cả khi trọng lượng của xe tăng lên 25 tấn so với 23 tấn. Nguồn ảnh: zona-militar.
Nhìn tổng quát thiết kế cơ bản của M41D vẫn tương tự như M41A3. Hệ thống phòng vệ trên M41D được bổ sung lớp giáp váy ở hai bên thân xe và hệ thống lựu đạn khói ngụy trang ở phía trước tháp pháo. Nguồn ảnh: zona-militar.
Với một số điểm trong gói nâng cấp M41D của Đài Loan và nhìn về khả năng công nghệ quốc phòng trong nước, ta hoàn toàn có thể tự nâng cấp được số xe tăng M41 có trrong các kho dự trữ hiện tại thành các loại phương tiện chiến đấu bọc thép. Hoặc ít như sử dụng chúng như các phương tiện trong huấn luyện đào tạo lực lượng tăng thiết giáp. Nguồn ảnh: zona-militar.
Ngoài ra hiện tại nước ta cũng có thể tiếp cận với các gói nâng cấp khác dành cho M41 từ một số quốc gia, nhất là từ Israel với mức giá nâng cấp phù hợp hoặc mua từng phần linh kiện tự nâng cấp theo yêu cầu trong nước nhằm tiết giảm tối đa chi phí cho dòng xe tăng lỗi thời này. Nguồn ảnh: zona-militar.
Hiện tại Đài Loan đã loại biên hoàn toàn M41D nhưng vẫn giữ chúng trong các kho dự trữ chiến lược như một mẫu phương tiện chiến đấu dự phòng, và khi cần thiết M41D hoàn toàn có thể biến thành các công sự di động bảo vệ Eo biển Đài Loan trước một cuộc tấn công đổ bộ hoặc phòng thủ đảo. Nguồn ảnh:zona-militar.
Khi điều kiện trong nước vẫn chưa thể cho phép quân đội ta tái trang bị lại các loại khí tài quân sự đã cũ kỹ, thì việc nâng cấp và tối ưu hóa các loại khí tài hiện có được xem là một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong tình hình mới. Nguồn ảnh: zona-militar.