Beriev Be-200 Altair thuộc loại thủy phi cơ đa năng do công ty máy bay Beriev thiết kế, sản xuất tại nhà máy Irkut, thuộc tập đoàn Sukhoi. Ảnh: Gelio.livejournalPhân xưởng chế tạo cánh chính cho thủy phi cơ Be-200 - có sải cánh 32,8 m, dài 32 m, cao 8,9 m, diện tích cánh 117,4 m2, trọng lượng rỗng 27,6 tấn. Với kích thước này, Be-200 được coi là một trong những thủy phi cơ lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Gelio.livejournalCông nhân tỉ mỉ siết từng con ốc nhằm đảm bảo độ bền và an toàn về cơ học cho cánh của máy bay. Đây là bộ phận tạo lực nâng khí động học cho máy bay, cũng là nơi chịu nhiều lực tác động nhất. Ảnh: Gelio.livejournalCác công nhân đang lắp ráp phần thân đáy của máy bay. Thủy phi cơ có khả năng hạ cánh trên mặt nước nên phần đáy đòi hỏi phải được gia cố để tăng khả năng chịu lực khi máy bay tiếp xúc với nước ở tốc độ cao. Ảnh: Gelio.livejournalCác công nhân đang lắp ráp buồng lái. Be-200 được điều khiển bởi 2 phi công. Be-200 được chế tạo cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy, cứu thương hoặc chở theo 72 hành khách. Ảnh: Gelio.livejournalNgoài ra, Be-200 cũng có thể cấu hình cho nhiệm vụ tuần tra chống ngầm. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire", hệ thống dẫn đường vệ tinh, lái tự động, radar thời tiết. Ảnh: Gelio.livejournalHàng nghìn đinh tán được sử dụng để lắp phần vỏ ngoài vào khung máy bay. Máy bay là phương tiện hoạt động trên không ở tốc độ cao nên đảm bảo kỹ thuật trong quá trình sản xuất là yêu cầu tối quan trọng. Ảnh: Gelio.livejournalCác bộ phận chính bên ngoài của máy bay đã cơ bản được hoàn thành. Thân máy bay được chế tạo bằng hợp kim nhôm có khả năng chống ăn mòn. Ảnh: Gelio.livejournalCác nhân viên kỹ thuật đang lắp ráp hệ thống điện tử bên trong máy bay. Tương tự như các máy bay khác, Be-200 cần rất nhiều dây điện để kết nối các hệ thống liên quan với nhau thành một mạng lưới thống nhất. Ảnh: Gelio.livejournalCác khoang chứa và xả nước dưới bụng máy bay. Ở cấu hình chữa cháy, máy bay Be-200 có 8 khoang chứa nước với 4 phễu lấy nước có thể múc 12 tấn nước chỉ trong vòng 14 giây. Ảnh: Gelio.livejournalCông nhân sử dụng đèn chiếu sáng để lắp ráp các chi tiết bên trong thân nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối nhất. Ảnh: Gelio.livejournalBe-200 được trang bị 2 động cơ phản lực D-436TP lắp phía trên cánh chính để phù hợp với hoạt động cất hạ cánh trên mặt nước. Ảnh: Gelio.livejournalĐộng cơ D-436TP có lực đẩy 75 kN, tốc độ tối đa 700 km/h, tốc độ hành trình 550 km/h, tốc độ hạ cánh 200 km/h, cất cánh 220 km/h, phạm vi hoạt động 2.100 km. Ảnh: Gelio.livejournalMột chiếc Be-200 đã hoàn thành chuẩn chuyển đến giai đoạn kiểm tra cuối cùng trước khi xuất xưởng. Ảnh: Gelio.livejournalNhân viên KCS kiểm tra lần cuối các chi tiết kỹ thuật của Be-200. Bụng máy bay được thiết kế tương tự đáy tàu để tăng khả năng nổi cũng như độ lướt trên mặt nước. Ảnh: Gelio.livejournalThủy phi cơ Be-200 hoàn chỉnh chuẩn bị cất cánh bay thử nghiệm. Hiện tại, đơn vị khai thác chủ yếu của Be-200 là Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga. Ngoài ra, Nga cũng đang tích cực chào bán Be-200 cho một số quốc gia ở Đông Nam Á. Ảnh: Gelio.livejournalQuốc
Beriev Be-200 Altair thuộc loại thủy phi cơ đa năng do công ty máy bay Beriev thiết kế, sản xuất tại nhà máy Irkut, thuộc tập đoàn Sukhoi. Ảnh: Gelio.livejournal
Phân xưởng chế tạo cánh chính cho thủy phi cơ Be-200 - có sải cánh 32,8 m, dài 32 m, cao 8,9 m, diện tích cánh 117,4 m2, trọng lượng rỗng 27,6 tấn. Với kích thước này, Be-200 được coi là một trong những thủy phi cơ lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Gelio.livejournal
Công nhân tỉ mỉ siết từng con ốc nhằm đảm bảo độ bền và an toàn về cơ học cho cánh của máy bay. Đây là bộ phận tạo lực nâng khí động học cho máy bay, cũng là nơi chịu nhiều lực tác động nhất. Ảnh: Gelio.livejournal
Các công nhân đang lắp ráp phần thân đáy của máy bay. Thủy phi cơ có khả năng hạ cánh trên mặt nước nên phần đáy đòi hỏi phải được gia cố để tăng khả năng chịu lực khi máy bay tiếp xúc với nước ở tốc độ cao. Ảnh: Gelio.livejournal
Các công nhân đang lắp ráp buồng lái. Be-200 được điều khiển bởi 2 phi công. Be-200 được chế tạo cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy, cứu thương hoặc chở theo 72 hành khách. Ảnh: Gelio.livejournal
Ngoài ra, Be-200 cũng có thể cấu hình cho nhiệm vụ tuần tra chống ngầm. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire", hệ thống dẫn đường vệ tinh, lái tự động, radar thời tiết. Ảnh: Gelio.livejournal
Hàng nghìn đinh tán được sử dụng để lắp phần vỏ ngoài vào khung máy bay. Máy bay là phương tiện hoạt động trên không ở tốc độ cao nên đảm bảo kỹ thuật trong quá trình sản xuất là yêu cầu tối quan trọng. Ảnh: Gelio.livejournal
Các bộ phận chính bên ngoài của máy bay đã cơ bản được hoàn thành. Thân máy bay được chế tạo bằng hợp kim nhôm có khả năng chống ăn mòn. Ảnh: Gelio.livejournal
Các nhân viên kỹ thuật đang lắp ráp hệ thống điện tử bên trong máy bay. Tương tự như các máy bay khác, Be-200 cần rất nhiều dây điện để kết nối các hệ thống liên quan với nhau thành một mạng lưới thống nhất. Ảnh: Gelio.livejournal
Các khoang chứa và xả nước dưới bụng máy bay. Ở cấu hình chữa cháy, máy bay Be-200 có 8 khoang chứa nước với 4 phễu lấy nước có thể múc 12 tấn nước chỉ trong vòng 14 giây. Ảnh: Gelio.livejournal
Công nhân sử dụng đèn chiếu sáng để lắp ráp các chi tiết bên trong thân nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối nhất. Ảnh: Gelio.livejournal
Be-200 được trang bị 2 động cơ phản lực D-436TP lắp phía trên cánh chính để phù hợp với hoạt động cất hạ cánh trên mặt nước. Ảnh: Gelio.livejournal
Động cơ D-436TP có lực đẩy 75 kN, tốc độ tối đa 700 km/h, tốc độ hành trình 550 km/h, tốc độ hạ cánh 200 km/h, cất cánh 220 km/h, phạm vi hoạt động 2.100 km. Ảnh: Gelio.livejournal
Một chiếc Be-200 đã hoàn thành chuẩn chuyển đến giai đoạn kiểm tra cuối cùng trước khi xuất xưởng. Ảnh: Gelio.livejournal
Nhân viên KCS kiểm tra lần cuối các chi tiết kỹ thuật của Be-200. Bụng máy bay được thiết kế tương tự đáy tàu để tăng khả năng nổi cũng như độ lướt trên mặt nước. Ảnh: Gelio.livejournal
Thủy phi cơ Be-200 hoàn chỉnh chuẩn bị cất cánh bay thử nghiệm. Hiện tại, đơn vị khai thác chủ yếu của Be-200 là Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga. Ngoài ra, Nga cũng đang tích cực chào bán Be-200 cho một số quốc gia ở Đông Nam Á. Ảnh: Gelio.livejournalQuốc