Kênh truyền hình Zvezda của Nga mới đây vừa cho đăng tải những hình ảnh hiếm hoi bên trong dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ Nga Sukhoi S-35 tại nhà máy chế tạo hàng không Komsomolsk-na-Amure mang tên du hành gia vĩ đại Yuri Alekseievich Gagarin. Nguồn ảnh: Zvezda.Đây cũng là lần đầu tiên công chúng Nga có dịp thấy tường tận bên trong dây chuyền lắp ráp Su-35 hoàn toàn khép kín tại Komsomolsk-na-Amure, một trong những nhà máy chế tạo chiến đấu cơ hàng đầu của Nga phục vụ cho Không quân Nga cũng như thị trường xuất khẩu. Nguồn ảnh: Zvezda.Tại Komsomolsk-na-Amure, người ta không chỉ sản xuất Su-35 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ tiên tiến khác như Sukhoi Su-30SM, Sukhoi Su-57 – chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Tại Komsomolsk-na-Amure, người ta không chỉ sản xuất Su-35 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ tiên tiến khác như Sukhoi Su-30SM, Sukhoi Su-57 – chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Cận cảnh hệ thống động cơ đẩy véc tơ 3D mới loại AL-41F-1S (117S) được trang bị trên Su-35, loại động cơ này được phát triển để thay thế cho động cơ AL-31F hiện tại đã quá lỗi thời dù vẫn đang được sử dụng trên một lượng lớn chiến đấu cơ của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Động cơ AL-41F-1S của Su-35 sử dụng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin áp suất cao tiên tiến, giúp lực đẩy tổng thể của động cơ này tăng vọt lên 16%. Tuổi thọ của AL-41F-1S cũng tăng lên 4000 giờ - gấp đôi so với các loại động cơ kiểu cũ và khoảng cánh giữa hai lần đại tu cũng tăng lên 1000 giờ giúp giảm tải rất lớn cho quá trình hậu cần. Nguồn ảnh: Zvezda.Một điểm nhấn khác trên Su-35 là việc nó được chế tạo bằng các loại vật liệu đặc biệt có độ bền tương đương và hơn nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn so các loại vật liệu được Nga sử dụng để sản xuất Su-27 và Su-30 trước đây. Điều này cho phép Su-35 có khả năng mang vác tốt hơn. Nguồn ảnh: Zvezda.Nếu động cơ AL-41F-1S được ví như “đôi chân” của Su-35 thì hệ thống radar mảng pha thụ động "Irbis-E" lại được xem như “đôi mắt” của chiến đấu cơ này. Với Irbis-E, Su-35 có thể "nhìn thấy" mục tiêu ở cách 400 km, cũng như theo dõi tới 30 mục tiêu trên không và tiến hành bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó. Nguồn ảnh: Zvezda.Bên cạnh đó Su-35 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35 và hệ thống biện pháp đối phó điện tử L175M Khibiny-M. Trong buồng lái của Su-35 không còn các thiết bị analog. Buồng lái của Su-35 tương tự như buồng lái của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Nguồn ảnh: Zvezda.Su-35 mang được 8 tấn bom. Một lợi thế lớn của Su-35 là với 12 giá treo vũ khí nó có thể mang được khối lượng tải trọng rất lớn các loại tên lửa “không-đối-không”, "không đối đất" độ chính xác cao và các loại bom. Nguồn ảnh: Zvezda.Tiêm kích đa năng này cũng mang được 11 quả bom dẫn đường với đầu dẫn hình ảnh, vệ tinh và định hướng laser. Đồng thời, Su-35 có thể sử dụng khẩu pháo 30-mm của mình ở tốc độ siêu âm Mach 1,5 độ cao 13.700 mét. Nguồn ảnh: Zvezda.Với kho vũ khí trên, tiêm kích Su-35 có thể giúp phi công điều khiển dành được ưu thế trên không lẫn dưới mặt đất, thậm chí là là chống hạm. Đây cũng chính là lý do khiến Su-35 trên nên hấp dẫn hơn trong mắt các khách hàng thường xuyên mua sắm vũ khí của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Có một điều khá thú vị là dù mang trên mình các công nghệ hàng không tiên tiến thế nhưng quá trình lắp ráp Su-35 ở nhà máy Komsomolsk-na-Amure vẫn diễn ra khá thủ công và chỉ có một vài công đoạn được tự động hóa. Đây cũng chính là điều tạo nên danh tiếng cho các chiến đấu cơ Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Ngoài sản xuất chiến đấu cơ, nhà máy Komsomolsk-na-Amure còn sản xuất dòng máy bay chở khách thương mại Sukhoi Superjet 100 cho thị trường xuất khẩu và nội địa Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Mời độc giả xem video: Khả năng bay siêu cơ động của tiêm kích đa năng Su-35 tại triển lãm Mask-2013.
Kênh truyền hình Zvezda của Nga mới đây vừa cho đăng tải những hình ảnh hiếm hoi bên trong dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ Nga Sukhoi S-35 tại nhà máy chế tạo hàng không Komsomolsk-na-Amure mang tên du hành gia vĩ đại Yuri Alekseievich Gagarin. Nguồn ảnh: Zvezda.
Đây cũng là lần đầu tiên công chúng Nga có dịp thấy tường tận bên trong dây chuyền lắp ráp Su-35 hoàn toàn khép kín tại Komsomolsk-na-Amure, một trong những nhà máy chế tạo chiến đấu cơ hàng đầu của Nga phục vụ cho Không quân Nga cũng như thị trường xuất khẩu. Nguồn ảnh: Zvezda.
Tại Komsomolsk-na-Amure, người ta không chỉ sản xuất Su-35 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ tiên tiến khác như Sukhoi Su-30SM, Sukhoi Su-57 – chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Tại Komsomolsk-na-Amure, người ta không chỉ sản xuất Su-35 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ tiên tiến khác như Sukhoi Su-30SM, Sukhoi Su-57 – chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Cận cảnh hệ thống động cơ đẩy véc tơ 3D mới loại AL-41F-1S (117S) được trang bị trên Su-35, loại động cơ này được phát triển để thay thế cho động cơ AL-31F hiện tại đã quá lỗi thời dù vẫn đang được sử dụng trên một lượng lớn chiến đấu cơ của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Động cơ AL-41F-1S của Su-35 sử dụng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin áp suất cao tiên tiến, giúp lực đẩy tổng thể của động cơ này tăng vọt lên 16%. Tuổi thọ của AL-41F-1S cũng tăng lên 4000 giờ - gấp đôi so với các loại động cơ kiểu cũ và khoảng cánh giữa hai lần đại tu cũng tăng lên 1000 giờ giúp giảm tải rất lớn cho quá trình hậu cần. Nguồn ảnh: Zvezda.
Một điểm nhấn khác trên Su-35 là việc nó được chế tạo bằng các loại vật liệu đặc biệt có độ bền tương đương và hơn nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn so các loại vật liệu được Nga sử dụng để sản xuất Su-27 và Su-30 trước đây. Điều này cho phép Su-35 có khả năng mang vác tốt hơn. Nguồn ảnh: Zvezda.
Nếu động cơ AL-41F-1S được ví như “đôi chân” của Su-35 thì hệ thống radar mảng pha thụ động "Irbis-E" lại được xem như “đôi mắt” của chiến đấu cơ này. Với Irbis-E, Su-35 có thể "nhìn thấy" mục tiêu ở cách 400 km, cũng như theo dõi tới 30 mục tiêu trên không và tiến hành bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó. Nguồn ảnh: Zvezda.
Bên cạnh đó Su-35 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35 và hệ thống biện pháp đối phó điện tử L175M Khibiny-M. Trong buồng lái của Su-35 không còn các thiết bị analog. Buồng lái của Su-35 tương tự như buồng lái của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Nguồn ảnh: Zvezda.
Su-35 mang được 8 tấn bom. Một lợi thế lớn của Su-35 là với 12 giá treo vũ khí nó có thể mang được khối lượng tải trọng rất lớn các loại tên lửa “không-đối-không”, "không đối đất" độ chính xác cao và các loại bom. Nguồn ảnh: Zvezda.
Tiêm kích đa năng này cũng mang được 11 quả bom dẫn đường với đầu dẫn hình ảnh, vệ tinh và định hướng laser. Đồng thời, Su-35 có thể sử dụng khẩu pháo 30-mm của mình ở tốc độ siêu âm Mach 1,5 độ cao 13.700 mét. Nguồn ảnh: Zvezda.
Với kho vũ khí trên, tiêm kích Su-35 có thể giúp phi công điều khiển dành được ưu thế trên không lẫn dưới mặt đất, thậm chí là là chống hạm. Đây cũng chính là lý do khiến Su-35 trên nên hấp dẫn hơn trong mắt các khách hàng thường xuyên mua sắm vũ khí của Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Có một điều khá thú vị là dù mang trên mình các công nghệ hàng không tiên tiến thế nhưng quá trình lắp ráp Su-35 ở nhà máy Komsomolsk-na-Amure vẫn diễn ra khá thủ công và chỉ có một vài công đoạn được tự động hóa. Đây cũng chính là điều tạo nên danh tiếng cho các chiến đấu cơ Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Ngoài sản xuất chiến đấu cơ, nhà máy Komsomolsk-na-Amure còn sản xuất dòng máy bay chở khách thương mại Sukhoi Superjet 100 cho thị trường xuất khẩu và nội địa Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Mời độc giả xem video: Khả năng bay siêu cơ động của tiêm kích đa năng Su-35 tại triển lãm Mask-2013.