Ngày 9/2/2008 lần đầu tiên máy bay tiêm kích đa năng Su-35 đã cất cánh lên bầu trời. Ngày nay, Su-35 trở thành gương mặt thương hiệu máy bay chiến đấu của Nga. Dự kiến, đến năm 2020 khoảng 100 máy bay mới sẽ được bàn giao cho lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Báo rostec của Nga đã liệt kê năm sự kiện thú vị về Su-35 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mạnh nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: rostec.ru1. Tồn tại hai phiên bản máy bay tiêm kích Su-35 trong lịch sử hàng không. Phiên bản mang mã số 35 xuất hiện tại triển lãm quốc tế trong đầu những năm 1990 được gọi là Su-27M – phiên bản hiện đại hoá trên cơ sở Su-27. Đây thực sự là nỗ lực đầu tiên để biến một máy bay chiến đấu đánh chặn thành tiêm kích đa chức năng. Vì một số lý do, chiếc máy bay đã không còn xuất hiện, và số "35" chỉ trở lại vào năm 2005. Nguồn ảnh: rostec.ruNgày 19/2/2008 từ sân bay quân sự Ramenskoye mang tên Gromov, chiếc máy bay mới mang số hiệu "35" đã cất cánh lên bầu trời. Chiếc máy bay được điều khiển bởi phi công thử nghiệm danh tiếng của Nga Sergei Bogdan. Nguồn ảnh: rostec.ruBan đầu chiếc máy bay chiến đấu được chỉ định là Su-35BM (nâng cấp lớn), sau đó đơn giản gọi là Su-35 với mục đích xuất khẩu. Khi có sự quan tâm của không quân Nga, xuất hiện biến thể Su-35S, ký hiệu truyền thống "S" có nghĩa là vũ khí-thiết bị kỹ thuật cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: rostec.ru2. So sánh Su-35 với một UFO. Ở nước ngoài, Su-35 (NATO với tên mã là: Flanker-E +) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2013 tại triển lãm hàng không quốc tế tại Le Bourget. Các chuyến bay trình diễn của máy bay chiến đấu của Nga đã trở thành điểm nhấn của chương trình triển lãm hàng không. Nguồn ảnh: rostec.ruMáy bay một lần nữa được điều khiển bởi Sergey Bogdan. Khi ông đã thực hiện động tác gọi là "bánh mặt trời" trên bầu trời, cả triển lãm Le Bourget như đóng băng. Động tác nhào lộn siêu cao cấp - quay 360 độ trong mặt phẳng ngang mà không mất tốc độ và độ cao - mà không thể thực hiện trên bất kỳ máy bay chiến đấu khác. Nguồn ảnh: rostec.ruCác chuyên gia nước ngoài sau " show" trình diễn của Su-35 ngay lập tức so sánh với UFO. "Tôi 22 năm trong ngành công nghiệp hàng không, nhìn thấy rất nhiều, nhưng chuyến bay này – là một cái gì đó không thể tin được” - một kỹ sư người Pháp Christian Kuhn nói. - Nó không phải là một máy bay chiến đấu, nó chỉ có thể là một UFO! Thành thật mà nói, lần đầu tiên tôi đã khóc với sự vui sướng như vậy!". Nguồn ảnh: rostec.ru3. Su-35 có thể "nhìn thấy" mục tiêu cách 400 km. Hệ thống radar trên Su- 35 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400 km, cũng như theo dõi tới 30 mục tiêu trên không và tiến hành bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó. Những chỉ số này giúp radar của Su-35 vượt qua hầu hết các radar của Mỹ và châu Âu với mảng pha thụ động và chủ động. Nguồn ảnh: rostec.ruNhững tính năng đó có được nhờ hệ thống điều khiển radar máy bay (RCS) với một radar mảng pha thụ động "Irbis". Hệ thống được phát triển tại Viện Nghiên cứu chế tạo khí cụ mang tên Tikhomirov, và việc sản xuất giao cho nhà máy chế tạo khí cụ Ryazan thuộc tập đoàn vô tuyến điện tử quốc gia. Nguồn ảnh: rostec.ru4. Trong buồng lái của Su-35 không còn các thiết bị analog. Buồng lái của Su-35 tương tự như buồng lái của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Không giống như Su-27, buồng lái của Su-35 không còn các đồng hồ chỉ số với các mũi tên. Thay vào đó, hai màn hình màu LCD lớn, trên đó hiển thị tất cả các thông tin cần thiết cho phi công. Nguồn ảnh: rostec.ru"Buồng lái kính" của Su-35 được lắp đặt màn hình hiển thị HUD trên kính chắn gió. Nhờ đó, phi công nhìn thấy các biểu tượng và dấu hiệu tương ứng trên nền trời, như thể đang trôi nổi trong không khí ở phía trước của máy bay. Nguồn ảnh: rostec.ruHệ thống điều khiển thủy lực bằng động lực của máy bay được thay thế hoàn toàn bằng điện tử. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian và trọng lượng, mà còn cho phép thêm vào sự kiểm soát của máy bay điều khiển song song phi công-máy tính. Nguồn ảnh: rostec.ruTrong thực tế, điều này có nghĩa là vai trò của phi công trở nên ít đi: các máy tính sẽ quyết định, máy bay sẽ tăng tốc như thế nào đến mục tiêu và ở thời điểm nào cho phép phi công có thể sử dụng vũ khí. Có nghĩa là máy bay sẽ gánh một phần phức tạp ở các chế độ bay, ví dụ, bay ở độ cao thấp với địa hình mấp mô. Nguồn ảnh: rostec.ru5. Su-35 mang được 8000 kg bom. Một lợi thế lớn của Su-35 là với 12 giá treo vũ khí nó có thể mang được khối lượng tải trọng rất lớn các loại tên lửa “không-đối-không”, "không đối đất" độ chính xác cao và các loại bom. Su-35 có thể mang được 5 tên lửa chống radar tầm xa X-58UShE, 3 tên lửa tầm xa "Calibr-A" và một tên lửa chống tàu hạng nặng cỡ lớn tầm xa "Yakhont”. Nguồn ảnh: rostec.ruSu-35 cũng mang được 11 quả bom dẫn đường với hệ thống truyền hình, vệ tinh và dẫn hướng laser. Đồng thời, Su-35 có thể sử dụng khẩu pháo 30-mm của mình ở tốc độ siêu âm Mach 1,5 độ cao 13.700 mét. Ví dụ, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ chỉ bắn được ở độ cao 9.100 mét và ở tốc độ khoảng Mach 0,9. Nguồn ảnh: rostec.ru
Ngày 9/2/2008 lần đầu tiên máy bay tiêm kích đa năng Su-35 đã cất cánh lên bầu trời. Ngày nay, Su-35 trở thành gương mặt thương hiệu máy bay chiến đấu của Nga. Dự kiến, đến năm 2020 khoảng 100 máy bay mới sẽ được bàn giao cho lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Báo rostec của Nga đã liệt kê năm sự kiện thú vị về Su-35 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mạnh nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: rostec.ru
1. Tồn tại hai phiên bản máy bay tiêm kích Su-35 trong lịch sử hàng không. Phiên bản mang mã số 35 xuất hiện tại triển lãm quốc tế trong đầu những năm 1990 được gọi là Su-27M – phiên bản hiện đại hoá trên cơ sở Su-27. Đây thực sự là nỗ lực đầu tiên để biến một máy bay chiến đấu đánh chặn thành tiêm kích đa chức năng. Vì một số lý do, chiếc máy bay đã không còn xuất hiện, và số "35" chỉ trở lại vào năm 2005. Nguồn ảnh: rostec.ru
Ngày 19/2/2008 từ sân bay quân sự Ramenskoye mang tên Gromov, chiếc máy bay mới mang số hiệu "35" đã cất cánh lên bầu trời. Chiếc máy bay được điều khiển bởi phi công thử nghiệm danh tiếng của Nga Sergei Bogdan. Nguồn ảnh: rostec.ru
Ban đầu chiếc máy bay chiến đấu được chỉ định là Su-35BM (nâng cấp lớn), sau đó đơn giản gọi là Su-35 với mục đích xuất khẩu. Khi có sự quan tâm của không quân Nga, xuất hiện biến thể Su-35S, ký hiệu truyền thống "S" có nghĩa là vũ khí-thiết bị kỹ thuật cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: rostec.ru
2. So sánh Su-35 với một UFO. Ở nước ngoài, Su-35 (NATO với tên mã là: Flanker-E +) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2013 tại triển lãm hàng không quốc tế tại Le Bourget. Các chuyến bay trình diễn của máy bay chiến đấu của Nga đã trở thành điểm nhấn của chương trình triển lãm hàng không. Nguồn ảnh: rostec.ru
Máy bay một lần nữa được điều khiển bởi Sergey Bogdan. Khi ông đã thực hiện động tác gọi là "bánh mặt trời" trên bầu trời, cả triển lãm Le Bourget như đóng băng. Động tác nhào lộn siêu cao cấp - quay 360 độ trong mặt phẳng ngang mà không mất tốc độ và độ cao - mà không thể thực hiện trên bất kỳ máy bay chiến đấu khác. Nguồn ảnh: rostec.ru
Các chuyên gia nước ngoài sau " show" trình diễn của Su-35 ngay lập tức so sánh với UFO. "Tôi 22 năm trong ngành công nghiệp hàng không, nhìn thấy rất nhiều, nhưng chuyến bay này – là một cái gì đó không thể tin được” - một kỹ sư người Pháp Christian Kuhn nói. - Nó không phải là một máy bay chiến đấu, nó chỉ có thể là một UFO! Thành thật mà nói, lần đầu tiên tôi đã khóc với sự vui sướng như vậy!". Nguồn ảnh: rostec.ru
3. Su-35 có thể "nhìn thấy" mục tiêu cách 400 km. Hệ thống radar trên Su- 35 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400 km, cũng như theo dõi tới 30 mục tiêu trên không và tiến hành bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó. Những chỉ số này giúp radar của Su-35 vượt qua hầu hết các radar của Mỹ và châu Âu với mảng pha thụ động và chủ động. Nguồn ảnh: rostec.ru
Những tính năng đó có được nhờ hệ thống điều khiển radar máy bay (RCS) với một radar mảng pha thụ động "Irbis". Hệ thống được phát triển tại Viện Nghiên cứu chế tạo khí cụ mang tên Tikhomirov, và việc sản xuất giao cho nhà máy chế tạo khí cụ Ryazan thuộc tập đoàn vô tuyến điện tử quốc gia. Nguồn ảnh: rostec.ru
4. Trong buồng lái của Su-35 không còn các thiết bị analog. Buồng lái của Su-35 tương tự như buồng lái của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Không giống như Su-27, buồng lái của Su-35 không còn các đồng hồ chỉ số với các mũi tên. Thay vào đó, hai màn hình màu LCD lớn, trên đó hiển thị tất cả các thông tin cần thiết cho phi công. Nguồn ảnh: rostec.ru
"Buồng lái kính" của Su-35 được lắp đặt màn hình hiển thị HUD trên kính chắn gió. Nhờ đó, phi công nhìn thấy các biểu tượng và dấu hiệu tương ứng trên nền trời, như thể đang trôi nổi trong không khí ở phía trước của máy bay. Nguồn ảnh: rostec.ru
Hệ thống điều khiển thủy lực bằng động lực của máy bay được thay thế hoàn toàn bằng điện tử. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian và trọng lượng, mà còn cho phép thêm vào sự kiểm soát của máy bay điều khiển song song phi công-máy tính. Nguồn ảnh: rostec.ru
Trong thực tế, điều này có nghĩa là vai trò của phi công trở nên ít đi: các máy tính sẽ quyết định, máy bay sẽ tăng tốc như thế nào đến mục tiêu và ở thời điểm nào cho phép phi công có thể sử dụng vũ khí. Có nghĩa là máy bay sẽ gánh một phần phức tạp ở các chế độ bay, ví dụ, bay ở độ cao thấp với địa hình mấp mô. Nguồn ảnh: rostec.ru
5. Su-35 mang được 8000 kg bom. Một lợi thế lớn của Su-35 là với 12 giá treo vũ khí nó có thể mang được khối lượng tải trọng rất lớn các loại tên lửa “không-đối-không”, "không đối đất" độ chính xác cao và các loại bom. Su-35 có thể mang được 5 tên lửa chống radar tầm xa X-58UShE, 3 tên lửa tầm xa "Calibr-A" và một tên lửa chống tàu hạng nặng cỡ lớn tầm xa "Yakhont”. Nguồn ảnh: rostec.ru
Su-35 cũng mang được 11 quả bom dẫn đường với hệ thống truyền hình, vệ tinh và dẫn hướng laser. Đồng thời, Su-35 có thể sử dụng khẩu pháo 30-mm của mình ở tốc độ siêu âm Mach 1,5 độ cao 13.700 mét. Ví dụ, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ chỉ bắn được ở độ cao 9.100 mét và ở tốc độ khoảng Mach 0,9. Nguồn ảnh: rostec.ru