Toạ lạc giữa Ấn Độ Dương, hòn đảo mang tên Diego Garcia có diện tích chỉ khoảng 30 km vuông, từng là phần lãnh thổ thuộc Anh nhưng London đã cho Mỹ thuê từ năm 1966. Nguồn ảnh: BI.Tới nay, đây đã trở thành một trong những căn cứ quân sự quan trọng bậc nhất của người Mỹ ở Ấn Độ Dương, chịu trách nhiệm tiếp nhận và cung cấp hậu cần cho các tàu chiến Mỹ đi qua vùng biển này. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù trên lý thuyết, Anh chỉ cho Mỹ thuê lại hòn đảo này nhưng tới nay sau hơn nửa thế kỷ, số phận của Diego Garcia vẫn là một ẩn số vì người Anh dường như không muốn đòi lại trong khi đó người Mỹ cũng có vẻ như không muốn... trả. Nguồn ảnh: BI.Nằm cách Ấn Độ khoảng 1700 km, hòn đảo này có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng khi nó nằm toạ lạc ở giữa Ấn Độ Dương, có khả năng tiếp cận châu Á, Đông Nam Á hoặc châu Phi một cách nhanh chóng bằng đường không hoặc đường biển. Nguồn ảnh: BI.Quân số cụ thể của Mỹ đóng quân ở đây là một bí mật, nhiều tài liệu ước tính Mỹ có khoảng 3000 tới 5000 lính đồn trú tại đây, ngoài ra lính Anh cũng có mặt trên hòn đảo này với số lượng rất ít. Nguồn ảnh: BI.Từ căn cứ này, các máy bay ném bom của Mỹ đã khởi hành và tung ra các cuộc tấn công vào Afghanistan, Iraq vào năm 2003. Trước đó, căn cứ quân sự trên đảo Diego Garcia cũng từng là bàn đạp để Không quân Mỹ tung quân trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: BI.Căn cứ sân bay quân sự trên hòn đảo này có đường băng tiêu chuẩn đủ để phục vụ cho các máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 hoặc B-52 của không quân Mỹ. Ước tính trên đảo này có ít nhất 5 máy bay ném bom các loại của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Hòn đảo này còn có các cảng nước sâu cho phép tiếp nhận các tàu ngầm, tàu sân bay hoặc tàu vận tải cỡ lớn. Ảnh: Cận cảnh khu nhà chứa nhiên liệu được không quân Mỹ đặt trên đảo Diego Garcia. Nguồn ảnh: BI.Trên đảo cũng có tàn tích của những chiếc máy bay bị phá huỷ trong quá khứ sau những lần... hạ cánh hụt. Nguồn ảnh: BI.Một tàu sân bay của Mỹ tiếp cận vào đảo Diego Garcia để nhận hàng tiếp tế. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ triển khai AGM-183A từ siêu máy bay ném bom B-52.
Toạ lạc giữa Ấn Độ Dương, hòn đảo mang tên Diego Garcia có diện tích chỉ khoảng 30 km vuông, từng là phần lãnh thổ thuộc Anh nhưng London đã cho Mỹ thuê từ năm 1966. Nguồn ảnh: BI.
Tới nay, đây đã trở thành một trong những căn cứ quân sự quan trọng bậc nhất của người Mỹ ở Ấn Độ Dương, chịu trách nhiệm tiếp nhận và cung cấp hậu cần cho các tàu chiến Mỹ đi qua vùng biển này. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù trên lý thuyết, Anh chỉ cho Mỹ thuê lại hòn đảo này nhưng tới nay sau hơn nửa thế kỷ, số phận của Diego Garcia vẫn là một ẩn số vì người Anh dường như không muốn đòi lại trong khi đó người Mỹ cũng có vẻ như không muốn... trả. Nguồn ảnh: BI.
Nằm cách Ấn Độ khoảng 1700 km, hòn đảo này có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng khi nó nằm toạ lạc ở giữa Ấn Độ Dương, có khả năng tiếp cận châu Á, Đông Nam Á hoặc châu Phi một cách nhanh chóng bằng đường không hoặc đường biển. Nguồn ảnh: BI.
Quân số cụ thể của Mỹ đóng quân ở đây là một bí mật, nhiều tài liệu ước tính Mỹ có khoảng 3000 tới 5000 lính đồn trú tại đây, ngoài ra lính Anh cũng có mặt trên hòn đảo này với số lượng rất ít. Nguồn ảnh: BI.
Từ căn cứ này, các máy bay ném bom của Mỹ đã khởi hành và tung ra các cuộc tấn công vào Afghanistan, Iraq vào năm 2003. Trước đó, căn cứ quân sự trên đảo Diego Garcia cũng từng là bàn đạp để Không quân Mỹ tung quân trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: BI.
Căn cứ sân bay quân sự trên hòn đảo này có đường băng tiêu chuẩn đủ để phục vụ cho các máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 hoặc B-52 của không quân Mỹ. Ước tính trên đảo này có ít nhất 5 máy bay ném bom các loại của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Hòn đảo này còn có các cảng nước sâu cho phép tiếp nhận các tàu ngầm, tàu sân bay hoặc tàu vận tải cỡ lớn. Ảnh: Cận cảnh khu nhà chứa nhiên liệu được không quân Mỹ đặt trên đảo Diego Garcia. Nguồn ảnh: BI.
Trên đảo cũng có tàn tích của những chiếc máy bay bị phá huỷ trong quá khứ sau những lần... hạ cánh hụt. Nguồn ảnh: BI.
Một tàu sân bay của Mỹ tiếp cận vào đảo Diego Garcia để nhận hàng tiếp tế. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ triển khai AGM-183A từ siêu máy bay ném bom B-52.