Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng tàu đổ bộ tấn công USS Boxer và các tàu hộ tống mới đây đã tiến hành cuộc diễn tập phối hợp trên Biển Đông. Đây là một phần trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương "Tự do và mở" do Mỹ và đồng minh Nhật Bản khởi xướng.Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) thuộc biên chế Hạm đội 7, tàu có cảng nhà tại Yokosuka, Nhật Bản.Việc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn tập trên biển Đông được cho là động thái thị uy sức mạnh nhằm thách thức những tuyên bố về chủ quyền phi pháp tại biển Đông.Hạm đội 7 được đánh giá là hạm đội tàu chiến lớn nhất thế giới với những chiến hạm tối tân, có khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện.Siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng choán nước hơn 100.000 tấn.Tàu có thể mang theo 90 máy bay các loại. Nó hoạt động như một căn cứ không quân di động trên biển.Các tàu sân bay như USS Ronald Reagan cho phép Mỹ triển khai sức mạnh trên toàn cầu và không bị giới hạn về địa lý.Mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay tượng trưng cho sức mạnh toàn cầu của Mỹ.Sức mạnh tàu sân bay còn lớn hơn không quân một quốc gia có tiềm lực quân sự vừa và nhỏ.Thời gian gần đây, Hạm đội 7 đã tăng cường hoạt động tuần tra thực hiện tự do hàng hải trên biển Đông, khu vực đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.Cộng đồng quốc tế luôn phản đối việc Trung Quốc đã bồi lấp phi pháp một số thực thể nhân tạo trên biển Đông và biến chúng thành căn cứ quân sự.Mỹ lo ngại các cơ sở này có thể được sử dụng để hạn chế tự do hàng hải, bao gồm các tuyến đường biển quan trọng, nơi lưu thông của khoảng 3.000 tỷ USD hàng hóa toàn cầu mỗi năm.Một phát ngôn viên Hạm đội 7 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đang thực hiện nhiệm vụ định kỳ và không nhắm vào bất kỳ bên nào.Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên án việc Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay ở biển Đông.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng tàu đổ bộ tấn công USS Boxer và các tàu hộ tống mới đây đã tiến hành cuộc diễn tập phối hợp trên Biển Đông. Đây là một phần trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương "Tự do và mở" do Mỹ và đồng minh Nhật Bản khởi xướng.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) thuộc biên chế Hạm đội 7, tàu có cảng nhà tại Yokosuka, Nhật Bản.
Việc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn tập trên biển Đông được cho là động thái thị uy sức mạnh nhằm thách thức những tuyên bố về chủ quyền phi pháp tại biển Đông.
Hạm đội 7 được đánh giá là hạm đội tàu chiến lớn nhất thế giới với những chiến hạm tối tân, có khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện.
Siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng choán nước hơn 100.000 tấn.
Tàu có thể mang theo 90 máy bay các loại. Nó hoạt động như một căn cứ không quân di động trên biển.
Các tàu sân bay như USS Ronald Reagan cho phép Mỹ triển khai sức mạnh trên toàn cầu và không bị giới hạn về địa lý.
Mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay tượng trưng cho sức mạnh toàn cầu của Mỹ.
Sức mạnh tàu sân bay còn lớn hơn không quân một quốc gia có tiềm lực quân sự vừa và nhỏ.
Thời gian gần đây, Hạm đội 7 đã tăng cường hoạt động tuần tra thực hiện tự do hàng hải trên biển Đông, khu vực đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.
Cộng đồng quốc tế luôn phản đối việc Trung Quốc đã bồi lấp phi pháp một số thực thể nhân tạo trên biển Đông và biến chúng thành căn cứ quân sự.
Mỹ lo ngại các cơ sở này có thể được sử dụng để hạn chế tự do hàng hải, bao gồm các tuyến đường biển quan trọng, nơi lưu thông của khoảng 3.000 tỷ USD hàng hóa toàn cầu mỗi năm.
Một phát ngôn viên Hạm đội 7 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đang thực hiện nhiệm vụ định kỳ và không nhắm vào bất kỳ bên nào.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên án việc Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay ở biển Đông.