Tên lửa hành trình là một thành phần quan trọng trong kho vũ khí của một quốc gia, do tên lửa hành trình có thể thực hiện các cuộc tấn công có chọn lọc chính xác, mà không gây quá nhiều chú ý và phù hợp nhất; hiện nay rất ít quốc gia, có thể chế tạo tên lửa hành trình bay bám địa hình. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: WikipediaHiện nay quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến tranh và luôn có những cuộc chạy đua trong chế tạo vũ khí; nếu Ấn Độ có hai loại tên lửa hành trình nổi tiếng là BrahMos và Nirbhay, thì Pakistan có tên lửa Babur (hay còn gọi là Hatf 7). Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: WikipediaTên lửa BrahMos được Ấn Độ phát triển liên doanh với Nga, trong khi Nirbhay được độc lập phát triển trong nước. BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh có nghĩa là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh; trên thực tế, tên lửa BrahMos mới nhất có thể bay gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: Tên lửa BrahMos của liên doanh Nga-Ấn - Nguồn: WikipediaCòn tên lửa hành trình Nirbhay do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ độc lập phát triển, từ động cơ đến hệ thống dẫn đường, tất cả đều được sản xuất trong nước; đây là một trong những dự án phức tạp nhất trong lịch sử ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia Nam Á này. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: WikipediaNirbhay dài 6 m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,52 m, sải cánh 2,7 m, khối lượng lượng phóng 1,5 tấn; sử dụng động cơ đẩy rốc-két và động cơ phản lực tăng áp nhiên liệu rắn, vận tốc tối đa khoảng 0,7 Mach, tầm bắn tối đa 1.500 km. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: WikipediaDựa trên các yêu cầu nhiệm vụ tác chiến, Nirbhay được lắp 24 loại đầu đạn khác nhau, có thể là đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, khối lượng đầu đạn từ 200-300 kg. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: WikipediaCòn đối thủ của Ấn Độ là Pakistan thì đơn giản hơn nhiều, họ chế tạo tên lửa hành trình Babur bằng sao chép tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng của Mỹ; tên lửa Tomahawk đã qua thực chiến nhiều lần, và khẳng định được tính năng kỹ chiến thuật. Ảnh: Tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: WikipediaMột số chuyên gia quân sự cho rằng, trong cuộc chiến Afghanistan năm 2001, nhiều quả tên lửa Tomahawks mà tàu chiến Mỹ tại Ấn Độ Dương phóng vào Afghanistan đã rơi trên lãnh thổ Pakistan, một số quả Tomahawk gần như còn nguyên vẹn 100%. Pakistan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và sao chép ngược lại. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: WikipediaVấn đề lớn nhất với tên lửa hành trình là sức đẩy, Mỹ đã phát triển các động cơ phản lực rất nhỏ, nhưng cung cấp đủ lực đẩy và được chúng được sử dụng trong tên lửa Tomahawk. Pakistan có thể đã sao chép thành công động cơ này. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: WikipediaBabur là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm ngắn, được trang bị động cơ phản lực, được phát triển vào năm 1990. Với trọng lượng phóng khoảng 1.500 kg, có khả năng mang trọng tải 450 kg, tầm bắn tới 700 km. Ảnh: Đồ họa miêu tả tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: WikipediaCó khả năng tên lửa Babur sử dụng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc hoặc Glonass của Nga để dẫn đường, do Pakistan chưa có hệ thống vệ tinh riêng; còn tên lửa Nirbhay của Ấn Độ dựa vào hệ thống vệ tinh IRNSS/ NAVIC của chính Ấn Độ, mang lại độ chính xác cao. Ảnh: Tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: WikipediaKhả năng bay bám địa hình của tên lửa hành trình là tính năng kỹ chiến thuật quan trọng nhất; khi so sánh Babur với Nirbhay cũng là một nghi vấn, nếu tên lửa Nirbhay có thể bay cách mặt đất 5 m và có thể bay vòng qua mục tiêu để tấn công với độ chính xác cao, thì tên lửa Babur không được tiết lộ? Ảnh: Tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: WikipediaTuy nhiên, lợi thế lớn nhất của Babur là đã đưa vào trực chiến, còn Nirbhay vẫn chưa hoạt động hoàn toàn, có nghĩa là tín hiệu xanh vẫn chưa được đưa ra để bắt đầu sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Nirbhay là tên lửa tốt hơn Babur nhiều, nếu nó đi vào hoạt động đầy đủ. Video Việt Nam từng có ý định mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ - Nguồn: TTXVN
Tên lửa hành trình là một thành phần quan trọng trong kho vũ khí của một quốc gia, do tên lửa hành trình có thể thực hiện các cuộc tấn công có chọn lọc chính xác, mà không gây quá nhiều chú ý và phù hợp nhất; hiện nay rất ít quốc gia, có thể chế tạo tên lửa hành trình bay bám địa hình. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia
Hiện nay quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến tranh và luôn có những cuộc chạy đua trong chế tạo vũ khí; nếu Ấn Độ có hai loại tên lửa hành trình nổi tiếng là BrahMos và Nirbhay, thì Pakistan có tên lửa Babur (hay còn gọi là Hatf 7). Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Tên lửa BrahMos được Ấn Độ phát triển liên doanh với Nga, trong khi Nirbhay được độc lập phát triển trong nước. BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh có nghĩa là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh; trên thực tế, tên lửa BrahMos mới nhất có thể bay gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: Tên lửa BrahMos của liên doanh Nga-Ấn - Nguồn: Wikipedia
Còn tên lửa hành trình Nirbhay do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ độc lập phát triển, từ động cơ đến hệ thống dẫn đường, tất cả đều được sản xuất trong nước; đây là một trong những dự án phức tạp nhất trong lịch sử ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia Nam Á này. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Nirbhay dài 6 m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,52 m, sải cánh 2,7 m, khối lượng lượng phóng 1,5 tấn; sử dụng động cơ đẩy rốc-két và động cơ phản lực tăng áp nhiên liệu rắn, vận tốc tối đa khoảng 0,7 Mach, tầm bắn tối đa 1.500 km. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Dựa trên các yêu cầu nhiệm vụ tác chiến, Nirbhay được lắp 24 loại đầu đạn khác nhau, có thể là đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, khối lượng đầu đạn từ 200-300 kg. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Còn đối thủ của Ấn Độ là Pakistan thì đơn giản hơn nhiều, họ chế tạo tên lửa hành trình Babur bằng sao chép tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng của Mỹ; tên lửa Tomahawk đã qua thực chiến nhiều lần, và khẳng định được tính năng kỹ chiến thuật. Ảnh: Tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: Wikipedia
Một số chuyên gia quân sự cho rằng, trong cuộc chiến Afghanistan năm 2001, nhiều quả tên lửa Tomahawks mà tàu chiến Mỹ tại Ấn Độ Dương phóng vào Afghanistan đã rơi trên lãnh thổ Pakistan, một số quả Tomahawk gần như còn nguyên vẹn 100%. Pakistan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và sao chép ngược lại. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia
Vấn đề lớn nhất với tên lửa hành trình là sức đẩy, Mỹ đã phát triển các động cơ phản lực rất nhỏ, nhưng cung cấp đủ lực đẩy và được chúng được sử dụng trong tên lửa Tomahawk. Pakistan có thể đã sao chép thành công động cơ này. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia
Babur là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm ngắn, được trang bị động cơ phản lực, được phát triển vào năm 1990. Với trọng lượng phóng khoảng 1.500 kg, có khả năng mang trọng tải 450 kg, tầm bắn tới 700 km. Ảnh: Đồ họa miêu tả tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: Wikipedia
Có khả năng tên lửa Babur sử dụng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc hoặc Glonass của Nga để dẫn đường, do Pakistan chưa có hệ thống vệ tinh riêng; còn tên lửa Nirbhay của Ấn Độ dựa vào hệ thống vệ tinh IRNSS/ NAVIC của chính Ấn Độ, mang lại độ chính xác cao. Ảnh: Tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: Wikipedia
Khả năng bay bám địa hình của tên lửa hành trình là tính năng kỹ chiến thuật quan trọng nhất; khi so sánh Babur với Nirbhay cũng là một nghi vấn, nếu tên lửa Nirbhay có thể bay cách mặt đất 5 m và có thể bay vòng qua mục tiêu để tấn công với độ chính xác cao, thì tên lửa Babur không được tiết lộ? Ảnh: Tên lửa Babur của Pakistan - Nguồn: Wikipedia
Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của Babur là đã đưa vào trực chiến, còn Nirbhay vẫn chưa hoạt động hoàn toàn, có nghĩa là tín hiệu xanh vẫn chưa được đưa ra để bắt đầu sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Nirbhay là tên lửa tốt hơn Babur nhiều, nếu nó đi vào hoạt động đầy đủ.
Video Việt Nam từng có ý định mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ - Nguồn: TTXVN