Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 5/11 cho biết, Quân đội Ukraine tuyên bố, họ đã giao tranh với quân Triều Tiên ở mặt trận Kursk, vùng lãnh thổ của Nga. Hiện Triều Tiên vẫn chưa có phản hồi về việc này.Trong bài phát biểu trực tuyến đêm 4/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Hôm nay có một thông riêng từ Tình báo Quốc phòng Ukraine và Cơ quan Tình báo nước ngoài về Quân đội Triều Tiên trên lãnh thổ Nga. Hiện đã có 11.000 lính Triều Tiên ở Kursk. Chúng tôi đang chứng kiến quân Triều Tiên hiện diện tại đây, nhưng các đối tác của chúng tôi không hề thay đổi phản ứng".Chưa biết liệu có phải lính Triều Tiên tới tham chiến ở mặt trận Kursk hay không? Nhưng điều này khiến lãnh đạo Kiev hoảng sợ đến mức không ngờ tới. Nếu thực sự có quân Triều Tiên vào Nga và đánh nhau với quân Ukraine, thì với sức mạnh như tuyên bố của Quân đội Ukraine, họ có thể chiến đấu “trên cơ” với lính Triều Tiên; tại sao Kiev lại hoảng sợ?Hơn nữa, các phương tiện truyền thông Ukraine đã nhiều lần đưa tin rằng, binh sĩ Triều Tiên không có sức khỏe và kinh nghiệm chiến đấu, số lượng cũng không lớn lắm; vậy Ukraine sợ gì? Chẳng lẽ Quân đội Ukraine dày dạn chiến đấu qua 3 năm không bằng những người lính được cho là chỉ lớn bằng “đứa trẻ”?Dựa trên vẻ mặt “thất thần” của Tổng thống Zelensky, lý do duy nhất có thể nghĩ đến, đó là trạng thái tinh thần hiện tại của Quân đội Ukraine kém đến mức sợ hãi khi nhìn thấy lính Triều Tiên; và có cảm giác như mọi thứ không nằm trong tầm kiểm soát.Thực tế là kinh nghiệm và khả năng chiến đấu đóng một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả chiến đấu của quân đội, thậm chí có thể nói là rất quan trọng, nhưng nó không mang tính quyết định. Quan trọng hơn kinh nghiệm chiến đấu là tinh thần chiến đấu, phong cách chiến đấu và ý chí chiến đấu.Nếu tinh thần chiến đấu, ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ mất đi, phong cách chiến đấu trở nên suy yếu, thì dù có kinh nghiệm và năng lực chiến đấu đến đâu, cũng khó có thể giành chiến thắng trên chiến trường. Đối với tình hình hiện nay của Quân đội Ukraine, rất có thể tinh thần, ý chí chiến đấu đã bị sa sút đến mức, khi nghe tin về lính Triều Tiên tham chiến, họ cảm thấy rất sợ hãi, lo lắng bởi cái chết.So với Quân đội Ukraine, lính Triều Tiên có thể thiếu kinh nghiệm chiến đấu và thể chất chưa ngang bằng. Tuy nhiên, tinh thần và kỹ thuật chiến đấu thì các binh sĩ Ukraine không thể sánh bằng. Đặc biệt khi truyền thông Hàn Quốc đưa tin, binh sĩ Triều Tiên thậm chí có thể không đủ ăn, nhưng họ vẫn có thể xuất hiện táo bạo và kiêu hãnh trên chiến trường Nga-Ukraine, cho thấy trạng thái tinh thần của họ tốt hơn những người có đủ ăn. Quân nhân được rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt, thì chiến đấu hiệu quả hơn, ít sợ gian khổ và chết chóc hơn. Một khi gặp phải một đội quân như vậy, cho dù quân Ukraine kinh nghiệm chiến đấu có phong phú đến đâu và khả năng chiến đấu mạnh mẽ đến đâu, cũng có thể sợ hãi và bỏ chạy.Tổng thống Zelensky kêu gọi các đồng minh giúp đỡ Ukraine. Nguyên nhân có thể không phải là binh sĩ Triều Tiên quá mạnh, mà là binh sĩ Ukraine quá yếu và tinh thần chiến đấu “xuống dốc” nghiêm trọng. Nếu như trong nửa đầu cuộc chiến, quân Ukraine và quân Nga “ngang tài ngang sức”, thắng thua lẫn nhau, nên Quân đội Nga không giành được nhiều chiến thắng.Nhưng tại sao bây giờ, Kiev lại tỏ ra hoảng sợ khi nghe tin binh lính Triều Tiên xuất hiện? Chỉ có thể nói rằng tinh thần của Quân đội Ukraine rất thấp và nhìn chung họ đã mệt mỏi vì cuộc chiến. Đặc biệt là sau khi lãnh đạo Ukraine tổ chức chiến dịch phiêu lưu quân sự ở Kursk, khiến tình hình Donbass rơi vào khó khăn, làm cho tinh thần của Quân đội Ukraine càng xuống thấp, hiệu quả chiến đấu của họ càng trở nên tệ hơn.Điều đáng chú ý là các đồng minh của Ukraine có thể không thể bày tỏ sự “cảm thông, chia sẻ” trước tiếng kêu “chưa đến giúp đỡ” của Tổng thống Zelensky. Nhưng trên thực tế, nếu NATO trực tiếp đưa quân vào Ukraine chiến đấu, thì chẳng khác nào tuyên chiến với Nga, có thể khiến Nga nổi cơn thịnh nộ và cuối cùng dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Rõ ràng, đây là việc mà các nước NATO không muốn thấy.Đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa diễn ra, với việc ông Trump vào dinh lần thứ hai, có thể sự ủng hộ của ông Trump với Ukraine có lẽ sẽ ít đi. Do vậy, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc bằng sự hòa giải và việc gây sức ép của Trump đối với Ukraine. Vì vậy, việc binh sĩ Triều Tiên vào Nga, chỉ là hình thức giúp Nga có được một số lợi thế mặc cả và không có tác dụng gì khác.Suy cho cùng, cho dù Ba Lan, Litva và một số nước NATO khác muốn tiếp tục giúp đỡ Ukraine, nếu Mỹ nói “No”, thì họ cũng chỉ có thể ủng hộ bằng lời nói, chứ không thể giúp được gì nhiều bằng hành động. Ngay cả Đức hay Pháp cũng không thể giúp đỡ hay hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine, chứ đừng nói đến việc trực tiếp đưa quân tới Ukraine. Điều đặc biệt đáng chú ý là kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, các đồng minh đã hỗ trợ Ukraine rất nhiều. Chỉ riêng số lính đánh thuê và “quân tình nguyện” của họ đã vượt quá số lượng binh lính của Triều Tiên. Hơn nữa, những người được gọi là lính đánh thuê, hầu hết họ đều là những cựu binh có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Một số còn là côn đồ không sợ chết. Tuy nhiên xung đột Nga-Ukraine là một cuộc chiến tổng lực, với bom pháo nổ ngút trời, không chỗ nào được cho là an toàn. Do vậy những kinh nghiệm chiến đấu của các cựu binh phương Tây cũng chẳng giúp ích gì được nhiều cho Ukraine.Còn đối với Quân đội Nga, họ là một quân đội mạnh, với vũ khí và chiến thuật hiện đại; nhưng quân số mỏng, lại bị dàn trải trên một chiến trường quá rộng lớn. Vì vậy, nhu cầu tăng cường quân số và mở rộng quân đội là cấp thiết.Những người lính của Triều Tiên tới chiến đấu cho nước Nga, họ không chỉ được Moscow trả lương cao, mà điều quan trọng hơn, là được rèn luyện trong thực chiến. Đặc biệt là Triều Tiên còn có thể nhận được sự hỗ trợ quân sự từ Nga khi cần thiết; đây là một mũi tên trúng nhiều đích; nhưng đối với Ukraine, đó là tin không tốt.Vì vậy, không khó hiểu là tại sao Kiev lại cảm thấy hoang mang và hoảng sợ, khi thấy có thông tin quân Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, mặc dù thông tin chưa được kiểm chứng. (Nguồn ảnh: KCNA, TASS, Kyiv Independent, CNN).
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 5/11 cho biết, Quân đội Ukraine tuyên bố, họ đã giao tranh với quân Triều Tiên ở mặt trận Kursk, vùng lãnh thổ của Nga. Hiện Triều Tiên vẫn chưa có phản hồi về việc này.
Trong bài phát biểu trực tuyến đêm 4/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Hôm nay có một thông riêng từ Tình báo Quốc phòng Ukraine và Cơ quan Tình báo nước ngoài về Quân đội Triều Tiên trên lãnh thổ Nga. Hiện đã có 11.000 lính Triều Tiên ở Kursk. Chúng tôi đang chứng kiến quân Triều Tiên hiện diện tại đây, nhưng các đối tác của chúng tôi không hề thay đổi phản ứng".
Chưa biết liệu có phải lính Triều Tiên tới tham chiến ở mặt trận Kursk hay không? Nhưng điều này khiến lãnh đạo Kiev hoảng sợ đến mức không ngờ tới. Nếu thực sự có quân Triều Tiên vào Nga và đánh nhau với quân Ukraine, thì với sức mạnh như tuyên bố của Quân đội Ukraine, họ có thể chiến đấu “trên cơ” với lính Triều Tiên; tại sao Kiev lại hoảng sợ?
Hơn nữa, các phương tiện truyền thông Ukraine đã nhiều lần đưa tin rằng, binh sĩ Triều Tiên không có sức khỏe và kinh nghiệm chiến đấu, số lượng cũng không lớn lắm; vậy Ukraine sợ gì? Chẳng lẽ Quân đội Ukraine dày dạn chiến đấu qua 3 năm không bằng những người lính được cho là chỉ lớn bằng “đứa trẻ”?
Dựa trên vẻ mặt “thất thần” của Tổng thống Zelensky, lý do duy nhất có thể nghĩ đến, đó là trạng thái tinh thần hiện tại của Quân đội Ukraine kém đến mức sợ hãi khi nhìn thấy lính Triều Tiên; và có cảm giác như mọi thứ không nằm trong tầm kiểm soát.
Thực tế là kinh nghiệm và khả năng chiến đấu đóng một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả chiến đấu của quân đội, thậm chí có thể nói là rất quan trọng, nhưng nó không mang tính quyết định. Quan trọng hơn kinh nghiệm chiến đấu là tinh thần chiến đấu, phong cách chiến đấu và ý chí chiến đấu.
Nếu tinh thần chiến đấu, ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ mất đi, phong cách chiến đấu trở nên suy yếu, thì dù có kinh nghiệm và năng lực chiến đấu đến đâu, cũng khó có thể giành chiến thắng trên chiến trường. Đối với tình hình hiện nay của Quân đội Ukraine, rất có thể tinh thần, ý chí chiến đấu đã bị sa sút đến mức, khi nghe tin về lính Triều Tiên tham chiến, họ cảm thấy rất sợ hãi, lo lắng bởi cái chết.
So với Quân đội Ukraine, lính Triều Tiên có thể thiếu kinh nghiệm chiến đấu và thể chất chưa ngang bằng. Tuy nhiên, tinh thần và kỹ thuật chiến đấu thì các binh sĩ Ukraine không thể sánh bằng. Đặc biệt khi truyền thông Hàn Quốc đưa tin, binh sĩ Triều Tiên thậm chí có thể không đủ ăn, nhưng họ vẫn có thể xuất hiện táo bạo và kiêu hãnh trên chiến trường Nga-Ukraine, cho thấy trạng thái tinh thần của họ tốt hơn những người có đủ ăn.
Quân nhân được rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt, thì chiến đấu hiệu quả hơn, ít sợ gian khổ và chết chóc hơn. Một khi gặp phải một đội quân như vậy, cho dù quân Ukraine kinh nghiệm chiến đấu có phong phú đến đâu và khả năng chiến đấu mạnh mẽ đến đâu, cũng có thể sợ hãi và bỏ chạy.
Tổng thống Zelensky kêu gọi các đồng minh giúp đỡ Ukraine. Nguyên nhân có thể không phải là binh sĩ Triều Tiên quá mạnh, mà là binh sĩ Ukraine quá yếu và tinh thần chiến đấu “xuống dốc” nghiêm trọng. Nếu như trong nửa đầu cuộc chiến, quân Ukraine và quân Nga “ngang tài ngang sức”, thắng thua lẫn nhau, nên Quân đội Nga không giành được nhiều chiến thắng.
Nhưng tại sao bây giờ, Kiev lại tỏ ra hoảng sợ khi nghe tin binh lính Triều Tiên xuất hiện? Chỉ có thể nói rằng tinh thần của Quân đội Ukraine rất thấp và nhìn chung họ đã mệt mỏi vì cuộc chiến. Đặc biệt là sau khi lãnh đạo Ukraine tổ chức chiến dịch phiêu lưu quân sự ở Kursk, khiến tình hình Donbass rơi vào khó khăn, làm cho tinh thần của Quân đội Ukraine càng xuống thấp, hiệu quả chiến đấu của họ càng trở nên tệ hơn.
Điều đáng chú ý là các đồng minh của Ukraine có thể không thể bày tỏ sự “cảm thông, chia sẻ” trước tiếng kêu “chưa đến giúp đỡ” của Tổng thống Zelensky. Nhưng trên thực tế, nếu NATO trực tiếp đưa quân vào Ukraine chiến đấu, thì chẳng khác nào tuyên chiến với Nga, có thể khiến Nga nổi cơn thịnh nộ và cuối cùng dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Rõ ràng, đây là việc mà các nước NATO không muốn thấy.
Đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa diễn ra, với việc ông Trump vào dinh lần thứ hai, có thể sự ủng hộ của ông Trump với Ukraine có lẽ sẽ ít đi. Do vậy, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc bằng sự hòa giải và việc gây sức ép của Trump đối với Ukraine. Vì vậy, việc binh sĩ Triều Tiên vào Nga, chỉ là hình thức giúp Nga có được một số lợi thế mặc cả và không có tác dụng gì khác.
Suy cho cùng, cho dù Ba Lan, Litva và một số nước NATO khác muốn tiếp tục giúp đỡ Ukraine, nếu Mỹ nói “No”, thì họ cũng chỉ có thể ủng hộ bằng lời nói, chứ không thể giúp được gì nhiều bằng hành động. Ngay cả Đức hay Pháp cũng không thể giúp đỡ hay hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine, chứ đừng nói đến việc trực tiếp đưa quân tới Ukraine.
Điều đặc biệt đáng chú ý là kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, các đồng minh đã hỗ trợ Ukraine rất nhiều. Chỉ riêng số lính đánh thuê và “quân tình nguyện” của họ đã vượt quá số lượng binh lính của Triều Tiên.
Hơn nữa, những người được gọi là lính đánh thuê, hầu hết họ đều là những cựu binh có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Một số còn là côn đồ không sợ chết. Tuy nhiên xung đột Nga-Ukraine là một cuộc chiến tổng lực, với bom pháo nổ ngút trời, không chỗ nào được cho là an toàn. Do vậy những kinh nghiệm chiến đấu của các cựu binh phương Tây cũng chẳng giúp ích gì được nhiều cho Ukraine.
Còn đối với Quân đội Nga, họ là một quân đội mạnh, với vũ khí và chiến thuật hiện đại; nhưng quân số mỏng, lại bị dàn trải trên một chiến trường quá rộng lớn. Vì vậy, nhu cầu tăng cường quân số và mở rộng quân đội là cấp thiết.
Những người lính của Triều Tiên tới chiến đấu cho nước Nga, họ không chỉ được Moscow trả lương cao, mà điều quan trọng hơn, là được rèn luyện trong thực chiến. Đặc biệt là Triều Tiên còn có thể nhận được sự hỗ trợ quân sự từ Nga khi cần thiết; đây là một mũi tên trúng nhiều đích; nhưng đối với Ukraine, đó là tin không tốt.
Vì vậy, không khó hiểu là tại sao Kiev lại cảm thấy hoang mang và hoảng sợ, khi thấy có thông tin quân Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, mặc dù thông tin chưa được kiểm chứng. (Nguồn ảnh: KCNA, TASS, Kyiv Independent, CNN).