Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông địa phương và quốc tế đăng tải, Philippines sẽ sớm nhận các tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos vào biên chế của mình nếu như nước này và Ấn Độ đi đến thoả thuận cuối cùng trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.Dự kiến, hai quốc gia sẽ tìm đến thoả thuận cuối cùng vào đầu năm 2020 này. Nếu hợp đồng mua bán tên lửa BrahMos được ký kết, Philippines sẽ là khách hàng đầu tiên trong khu vực cũng như trên thế giới nhập khẩu loại tên lửa này từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc Philippines lựa chọn tên lửa hành trình BrahMos được xem là quyết định cực kỳ sáng suốt vì đây được xem là loại tên lửa hành trình hiện đại cũng như có giá thành hợp lý nhất trên thị trường quốc tế hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Truyền thông địa phương nhận định, tên lửa BrahMos sẽ là lựa chọn cực kỳ lý tưởng, giúp Malina tăng khả năng phòng thủ từ đất liền. Nguồn ảnh: Pinterest.Thực tế, Philippines đã rất để mắt tới loại tên lửa này kể từ khi Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất khẩu BrahMos ra thị trường quốc tế. Nguồn ảnh: Pinterest.Dựa trên các thông tin ban đầu thì phiên bản tên lửa BrahMos được Philippines quan tâm là loại triển khai từ xe mang phóng tự hành trên đất liền chứ không phải biến thể tích hợp trên tàu hải quân. Nguồn ảnh: Pinterest.Điều này được cho là khá hợp lý vì bản thân hải quân Philippines chưa có một lớp tàu chiến hay tàu ngầm nào đủ khả năng để tương thích với tên lửa BrahMos của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.Có giá 2,7 triệu USD mỗi quả, tên lửa BrahMos có trọng lượng tổng cộng từ 2,5 tới 3 tấn tuỳ từng phiên bản. Loại tên lửa này có chiều dài 8,4 mét, đường kính rộng 0,6 mét và mang theo được đầu đạn nặng 200 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Tên lửa BrahMos có khả năng bay lên cao độ tối đa 15 km, tầm bắn tối đa lên tới 500 km và có thể đạt tốc độ Mach 3 - tương đương với 3700 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, Ấn Độ vẫn đang hoàn thiện các phiên bản nâng cấp của tên lửa BrahMos, cho phép loại tên lửa này được triển khai từ trên tàu chiến, tàu ngầm hoặc trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Ấn Độ phóng thử tên lửa BrahMos từ tàu ngầm.
Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông địa phương và quốc tế đăng tải, Philippines sẽ sớm nhận các tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos vào biên chế của mình nếu như nước này và Ấn Độ đi đến thoả thuận cuối cùng trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dự kiến, hai quốc gia sẽ tìm đến thoả thuận cuối cùng vào đầu năm 2020 này. Nếu hợp đồng mua bán tên lửa BrahMos được ký kết, Philippines sẽ là khách hàng đầu tiên trong khu vực cũng như trên thế giới nhập khẩu loại tên lửa này từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc Philippines lựa chọn tên lửa hành trình BrahMos được xem là quyết định cực kỳ sáng suốt vì đây được xem là loại tên lửa hành trình hiện đại cũng như có giá thành hợp lý nhất trên thị trường quốc tế hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông địa phương nhận định, tên lửa BrahMos sẽ là lựa chọn cực kỳ lý tưởng, giúp Malina tăng khả năng phòng thủ từ đất liền. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực tế, Philippines đã rất để mắt tới loại tên lửa này kể từ khi Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất khẩu BrahMos ra thị trường quốc tế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dựa trên các thông tin ban đầu thì phiên bản tên lửa BrahMos được Philippines quan tâm là loại triển khai từ xe mang phóng tự hành trên đất liền chứ không phải biến thể tích hợp trên tàu hải quân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều này được cho là khá hợp lý vì bản thân hải quân Philippines chưa có một lớp tàu chiến hay tàu ngầm nào đủ khả năng để tương thích với tên lửa BrahMos của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có giá 2,7 triệu USD mỗi quả, tên lửa BrahMos có trọng lượng tổng cộng từ 2,5 tới 3 tấn tuỳ từng phiên bản. Loại tên lửa này có chiều dài 8,4 mét, đường kính rộng 0,6 mét và mang theo được đầu đạn nặng 200 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa BrahMos có khả năng bay lên cao độ tối đa 15 km, tầm bắn tối đa lên tới 500 km và có thể đạt tốc độ Mach 3 - tương đương với 3700 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Ấn Độ vẫn đang hoàn thiện các phiên bản nâng cấp của tên lửa BrahMos, cho phép loại tên lửa này được triển khai từ trên tàu chiến, tàu ngầm hoặc trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Ấn Độ phóng thử tên lửa BrahMos từ tàu ngầm.