Theo tập đoàn công nghệ cao ROSTEC, các chuyên gia của Nhà máy kỹ thuật giao thông vận tải Omsk đang tiến hành khôi phục hai phương tiện chiến đấu hạng nặng gồm xe tăng IS-2 và pháo tự hành ISU-152. Nguồn ảnh: OmskCác chuyên gia cho hay, khung thân chiếc IS-2 và ISU-152 được lấy từ thành phố anh hùng Murmansk và chuyển về Omsk để sửa chữa phục hồi. Nhìn chung, khung thân bọc thép còn rất tốt, nhưng việc sửa chữa tương đối phức tạp. Tuy vậy, nhà máy Omsk có kinh nghiệm nhiều năm khôi phục khí tài thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, nên mọi khó khăn đều có giải pháp của nó. Nguồn ảnh: OmskISU-152 là một trong những loại pháo tự hành xung kích mạnh nhất của Liên Xô trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Dù không phải là pháo chống tăng đích thực, nhưng pháo 152mm của nó có thể quét sạch mọi xe tăng hạng trung - hạng nặng tốt nhất phát xít Đức lúc bấy giờ. Điều đó đưa nó trở thành một trong những cơn ác mộng kinh khủng với bè lũ quân phát xít. Nguồn ảnh: WikipediaƯớc tính 1.943 xe pháo tự hành ISU-152 đã được chế tạo suốt từ tháng 12/1943 tới tháng 5/1945. Và lên tới 3.242 chiếc nếu tính tới năm 1947. Nguồn ảnh: WikipediaSau năm 1945, ISU-152 còn xuất hiện trong một vài cuộc chiến tranh ở Trung Đông trước khi rút vào "hậu trường" hoàn toàn. Ở Liên Xô, chúng được hồng quân sử dụng tới thập niên 1970 mới loại biên chế. Nguồn ảnh: WikipediaHiện nay, ISU-152 trở thành “tượng đài” ở nhiều thành phố anh hùng nước Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy vậy, để kiếm một chiếc còn có thể hoạt động được là không phải dễ, đó là nhiệm vụ mà nhà máy Omsk phải thực hiện, chiếc ISU-152 sẽ được dùng cho các sự kiện lớn của đất nước như các dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. Nguồn ảnh: WikipediaISU-152 có trọng lượng tới 47,3 tấn, dài 9,18m, với thiết kế đặc trưng pháo tự hành thời CTTG 2 chia làm 2 phần: khoang tác chiến là chỗ ngồi của kíp lái, nơi đặt súng và đạn dược, nằm ở phía trước; khoang động cơ và hệ thống truyền động ở phía sau. Pháo được đặt ở trung tâm của xe, hơi nhích về bên phải 12 độ. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống treo của ISU-152 bao gồm 12 thanh xoắn dùng cho 6 bánh xe ở mỗi bên. Bánh răng truyền động đặt ở phía sau, và bánh xe dẫn hướng có hình dạng giống hệt như bánh xe chạy trên đường. Mỗi dây xích gồm 90 mắt xích. Có 3 khoang nhiên liệu nằm ở bên trong pháo, trong đó 2 khoang ở khu vực dành cho kíp lái và 1 khoang ở khu vực dành cho động cơ. Xe đạt tốc độ tối đa 37km/h trên đường nhựa và 15-20km/h trên đường gồ ghề. Nguồn ảnh: WikipediaISU-152 trang bị khẩu pháo 152,4mm ML-20S gắn chặt vào mặt trước thân xe với phần giáp chắn trước buồng pháo lên tới 200mm và 90mm nghiêng 30 độ giáp trước xung quanh... Nguồn ảnh: WikipediaKíp lái khoảng 4-5 người với 3 người ở bên trái pháo chính (lái xe ở phía trước, ở giữa là pháo thủ và sau cùng là người nạp đạn), còn xa trưởng và người phụ trách khóa nòng thì ở bên phải xe (xa trưởng ở phía trước người phụ trách khóa nòng). Trong trường hợp kíp lái có bốn người, người phụ trách khóa nòng sẽ kiêm luôn vai trò nạp đạn. Nguồn ảnh: Military Photo ReportVideo một trong những khẩu pháo ISU-152 còn có thể chạy được. Nguồn: youtube
Theo tập đoàn công nghệ cao ROSTEC, các chuyên gia của Nhà máy kỹ thuật giao thông vận tải Omsk đang tiến hành khôi phục hai phương tiện chiến đấu hạng nặng gồm xe tăng IS-2 và pháo tự hành ISU-152. Nguồn ảnh: Omsk
Các chuyên gia cho hay, khung thân chiếc IS-2 và ISU-152 được lấy từ thành phố anh hùng Murmansk và chuyển về Omsk để sửa chữa phục hồi. Nhìn chung, khung thân bọc thép còn rất tốt, nhưng việc sửa chữa tương đối phức tạp. Tuy vậy, nhà máy Omsk có kinh nghiệm nhiều năm khôi phục khí tài thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, nên mọi khó khăn đều có giải pháp của nó. Nguồn ảnh: Omsk
ISU-152 là một trong những loại pháo tự hành xung kích mạnh nhất của Liên Xô trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Dù không phải là pháo chống tăng đích thực, nhưng pháo 152mm của nó có thể quét sạch mọi xe tăng hạng trung - hạng nặng tốt nhất phát xít Đức lúc bấy giờ. Điều đó đưa nó trở thành một trong những cơn ác mộng kinh khủng với bè lũ quân phát xít. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ước tính 1.943 xe pháo tự hành ISU-152 đã được chế tạo suốt từ tháng 12/1943 tới tháng 5/1945. Và lên tới 3.242 chiếc nếu tính tới năm 1947. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau năm 1945, ISU-152 còn xuất hiện trong một vài cuộc chiến tranh ở Trung Đông trước khi rút vào "hậu trường" hoàn toàn. Ở Liên Xô, chúng được hồng quân sử dụng tới thập niên 1970 mới loại biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, ISU-152 trở thành “tượng đài” ở nhiều thành phố anh hùng nước Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy vậy, để kiếm một chiếc còn có thể hoạt động được là không phải dễ, đó là nhiệm vụ mà nhà máy Omsk phải thực hiện, chiếc ISU-152 sẽ được dùng cho các sự kiện lớn của đất nước như các dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. Nguồn ảnh: Wikipedia
ISU-152 có trọng lượng tới 47,3 tấn, dài 9,18m, với thiết kế đặc trưng pháo tự hành thời CTTG 2 chia làm 2 phần: khoang tác chiến là chỗ ngồi của kíp lái, nơi đặt súng và đạn dược, nằm ở phía trước; khoang động cơ và hệ thống truyền động ở phía sau. Pháo được đặt ở trung tâm của xe, hơi nhích về bên phải 12 độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống treo của ISU-152 bao gồm 12 thanh xoắn dùng cho 6 bánh xe ở mỗi bên. Bánh răng truyền động đặt ở phía sau, và bánh xe dẫn hướng có hình dạng giống hệt như bánh xe chạy trên đường. Mỗi dây xích gồm 90 mắt xích. Có 3 khoang nhiên liệu nằm ở bên trong pháo, trong đó 2 khoang ở khu vực dành cho kíp lái và 1 khoang ở khu vực dành cho động cơ. Xe đạt tốc độ tối đa 37km/h trên đường nhựa và 15-20km/h trên đường gồ ghề. Nguồn ảnh: Wikipedia
ISU-152 trang bị khẩu pháo 152,4mm ML-20S gắn chặt vào mặt trước thân xe với phần giáp chắn trước buồng pháo lên tới 200mm và 90mm nghiêng 30 độ giáp trước xung quanh... Nguồn ảnh: Wikipedia
Kíp lái khoảng 4-5 người với 3 người ở bên trái pháo chính (lái xe ở phía trước, ở giữa là pháo thủ và sau cùng là người nạp đạn), còn xa trưởng và người phụ trách khóa nòng thì ở bên phải xe (xa trưởng ở phía trước người phụ trách khóa nòng). Trong trường hợp kíp lái có bốn người, người phụ trách khóa nòng sẽ kiêm luôn vai trò nạp đạn. Nguồn ảnh: Military Photo Report
Video một trong những khẩu pháo ISU-152 còn có thể chạy được. Nguồn: youtube