Mặc dù cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tiến hành được hơn hai tháng, nhưng nhiều người có thể chưa biết, Nga chưa chính thức tuyên chiến với Ukraine mà chỉ trong khuôn khổ "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.Điều này có nghĩa là các hành động quân sự của Nga ở Ukraine, phần lớn không ở trong tình trạng "chiến tranh" thực sự. Trên thực tế, vẫn có sự khác biệt lớn giữa “tuyên bố chiến tranh” chính thức và các “hoạt động quân sự đặc biệt” như Nga tiến hành hiện nay.Lấy minh chứng về cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq năm 2003, máy bay ném bom chiến lược, tên lửa, xe bọc thép hạng nặng và quy mô quân số không hạn chế của Mỹ, đã tràn vào Iraq. Việc bảo vệ các tòa nhà và dân thường là thứ yếu.Quân đội Mỹ còn sử dụng cả vũ khí bằng uranium nghèo và bom phốt pho trắng; việc sử dụng vũ khí như thế nào của Quân đội Mỹ, là hoàn toàn tùy thuộc vào hình thái chiến trường. Cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq cũng không có việc mở ra hành lang nhân đạo, mà chiến thắng Iraq mới là mục đích cơ bản.Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Nga tuyên chiến với Ukraine? Trước tiên, chúng ta hãy xem xét “các hoạt động quân sự đặc biệt” hiện tại của Nga, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu quân sự. Có nghĩa là ngoài các mục tiêu quân sự, bao gồm các đầu mối giao thông, cảng biển, doanh trại và các khu vực có nguy cơ cao, mới có thể trở thành mục tiêu ném bom của Quân đội Nga. Mặc dù Quân đội Nga đã bắt đầu ném bom mạng lưới đường sắt, vì có thể được Kiev sử dụng vận chuyển vũ khí và trang thiết bị quân sự của NATO ở một mức độ nhất định; nhưng rõ ràng Quân đội Nga có những dè dặt.Thứ hai là khi chiến tranh chính thức được tuyên bố, Nga sẽ đưa một lực lượng lớn hơn vào Ukraine, lực lượng này sẽ đẩy nhanh các cuộc tấn công quân sự vào khu vực Donbass của Ukraine, và thậm chí cả khu vực phía đông sông Dnepr.Lúc này đàm phán hòa bình sẽ không còn là một phương thức đối thoại trong tình trạng chiến tranh nữa. Kể từ khi chiến tranh được tuyên bố, người chiến thắng phải được xác định cho đến khi đối phương thua cuộc và thừa nhận thất bại.Thứ ba, một khi Nga và Ukraine bước vào tình trạng chiến tranh chính thức, EU chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro. Liệu sự an toàn của các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, cung cấp cho EU, có được đảm bảo hay không? Vì điều này sẽ quyết định an ninh năng lượng của EU.Có thể nói, nếu Nga thực sự tuyên chiến với Ukraine, thì sẽ bị Mỹ, NATO và EU chèn ép tới mức không còn đường lui. Sự hỗ trợ quân sự liên tục của phương Tây do Mỹ đứng đầu cho Ukraine, sẽ khiến Nga khó có thể hoàn thành các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” trong thời gian ngắn; nhất là với quy mô tiến hành như hiện nay.Vậy khả năng Nga sẽ chính thức tuyên chiến với Ukraine sẽ ở mức độ nào? Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace trước đó nói rằng, Nga có thể đang cố gắng thoát ra khỏi "hoạt động quân sự đặc biệt" của mình. Còn Đại sứ Mỹ tại OSCE, Carpenter cũng nói rằng, Mỹ có thông tin tình báo “rất đáng tin cậy”, là Nga có thể chiếm toàn bộ Donbass vào giữa tháng Năm.Tuy nhiên việc Nga tuyên chiến với Ukraine thiếu một lý do hợp lý hơn. Thứ nhất là mục đích chính của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chống lại Ukraine, là nhằm ngăn chặn sự mở rộng về phía đông của NATO, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine.Hiện tại, Quân đội Nga đã thực sự kiểm soát nhiều nơi ở Donbass, và việc bao vây Nhà máy thép Azovstal, về cơ bản là nhằm loại bỏ không gian sống cuối cùng, của Tiểu đoàn Azov khét tiếng, theo tư tưởng cực hữu chống Nga.Một khi Quân đội Nga đã hoàn thành việc kiểm soát toàn bộ khu vực Donbass (gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk), đồng nghĩa với việc mục tiêu “bảo vệ dân thường tại Donbass” và công cuộc phi phát xít hóa Ukraine, cũng đã đạt được mục tiêu.Thứ hai, nếu Nga chỉ muốn kiểm soát toàn bộ Donbass, thì họ không cần phải tuyên chiến, mà chỉ cần tăng quân số là đủ; và việc gây ồn ào như vậy sẽ chỉ kích thích các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nga không muốn mất thị trường năng lượng châu Âu, và việc kích thích EU quá mức, không phải là điều Nga muốn.Thứ ba, Nga là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, nếu một quốc gia có vũ trang hạt nhân, mà tuyên chiến với một quốc gia phi hạt nhân, thì chắc chắn sẽ bị phương Tây thổi phồng và chèn ép trong dư luận.Vì vậy, Tổng thống Putin hiểu rõ sự thật này và sẽ không tuyên bố một cách phiến diện chiến tranh với Ukraine. Kẻ thù thực sự của Nga lúc này không phải là Ukraine mà là NATO. Lý do của Nga rất rõ ràng, tuyên chiến với Ukraine không có nhiều ý nghĩa.Tổng kết lại, việc Nga tuyên chiến với Ukraine sẽ khó có khả năng xảy ra, nhưng sự biến đổi của chiến tranh, chắc chắn sẽ khiến Nga phải kiểm tra lại các hoạt động quân sự hiện tại của mình và đưa ra những thay đổi hợp lý hơn.
Mặc dù cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tiến hành được hơn hai tháng, nhưng nhiều người có thể chưa biết, Nga chưa chính thức tuyên chiến với Ukraine mà chỉ trong khuôn khổ "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.
Điều này có nghĩa là các hành động quân sự của Nga ở Ukraine, phần lớn không ở trong tình trạng "chiến tranh" thực sự. Trên thực tế, vẫn có sự khác biệt lớn giữa “tuyên bố chiến tranh” chính thức và các “hoạt động quân sự đặc biệt” như Nga tiến hành hiện nay.
Lấy minh chứng về cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq năm 2003, máy bay ném bom chiến lược, tên lửa, xe bọc thép hạng nặng và quy mô quân số không hạn chế của Mỹ, đã tràn vào Iraq. Việc bảo vệ các tòa nhà và dân thường là thứ yếu.
Quân đội Mỹ còn sử dụng cả vũ khí bằng uranium nghèo và bom phốt pho trắng; việc sử dụng vũ khí như thế nào của Quân đội Mỹ, là hoàn toàn tùy thuộc vào hình thái chiến trường. Cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq cũng không có việc mở ra hành lang nhân đạo, mà chiến thắng Iraq mới là mục đích cơ bản.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Nga tuyên chiến với Ukraine? Trước tiên, chúng ta hãy xem xét “các hoạt động quân sự đặc biệt” hiện tại của Nga, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu quân sự. Có nghĩa là ngoài các mục tiêu quân sự, bao gồm các đầu mối giao thông, cảng biển, doanh trại và các khu vực có nguy cơ cao, mới có thể trở thành mục tiêu ném bom của Quân đội Nga.
Mặc dù Quân đội Nga đã bắt đầu ném bom mạng lưới đường sắt, vì có thể được Kiev sử dụng vận chuyển vũ khí và trang thiết bị quân sự của NATO ở một mức độ nhất định; nhưng rõ ràng Quân đội Nga có những dè dặt.
Thứ hai là khi chiến tranh chính thức được tuyên bố, Nga sẽ đưa một lực lượng lớn hơn vào Ukraine, lực lượng này sẽ đẩy nhanh các cuộc tấn công quân sự vào khu vực Donbass của Ukraine, và thậm chí cả khu vực phía đông sông Dnepr.
Lúc này đàm phán hòa bình sẽ không còn là một phương thức đối thoại trong tình trạng chiến tranh nữa. Kể từ khi chiến tranh được tuyên bố, người chiến thắng phải được xác định cho đến khi đối phương thua cuộc và thừa nhận thất bại.
Thứ ba, một khi Nga và Ukraine bước vào tình trạng chiến tranh chính thức, EU chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro. Liệu sự an toàn của các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, cung cấp cho EU, có được đảm bảo hay không? Vì điều này sẽ quyết định an ninh năng lượng của EU.
Có thể nói, nếu Nga thực sự tuyên chiến với Ukraine, thì sẽ bị Mỹ, NATO và EU chèn ép tới mức không còn đường lui. Sự hỗ trợ quân sự liên tục của phương Tây do Mỹ đứng đầu cho Ukraine, sẽ khiến Nga khó có thể hoàn thành các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” trong thời gian ngắn; nhất là với quy mô tiến hành như hiện nay.
Vậy khả năng Nga sẽ chính thức tuyên chiến với Ukraine sẽ ở mức độ nào? Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace trước đó nói rằng, Nga có thể đang cố gắng thoát ra khỏi "hoạt động quân sự đặc biệt" của mình. Còn Đại sứ Mỹ tại OSCE, Carpenter cũng nói rằng, Mỹ có thông tin tình báo “rất đáng tin cậy”, là Nga có thể chiếm toàn bộ Donbass vào giữa tháng Năm.
Tuy nhiên việc Nga tuyên chiến với Ukraine thiếu một lý do hợp lý hơn. Thứ nhất là mục đích chính của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chống lại Ukraine, là nhằm ngăn chặn sự mở rộng về phía đông của NATO, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine.
Hiện tại, Quân đội Nga đã thực sự kiểm soát nhiều nơi ở Donbass, và việc bao vây Nhà máy thép Azovstal, về cơ bản là nhằm loại bỏ không gian sống cuối cùng, của Tiểu đoàn Azov khét tiếng, theo tư tưởng cực hữu chống Nga.
Một khi Quân đội Nga đã hoàn thành việc kiểm soát toàn bộ khu vực Donbass (gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk), đồng nghĩa với việc mục tiêu “bảo vệ dân thường tại Donbass” và công cuộc phi phát xít hóa Ukraine, cũng đã đạt được mục tiêu.
Thứ hai, nếu Nga chỉ muốn kiểm soát toàn bộ Donbass, thì họ không cần phải tuyên chiến, mà chỉ cần tăng quân số là đủ; và việc gây ồn ào như vậy sẽ chỉ kích thích các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nga không muốn mất thị trường năng lượng châu Âu, và việc kích thích EU quá mức, không phải là điều Nga muốn.
Thứ ba, Nga là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, nếu một quốc gia có vũ trang hạt nhân, mà tuyên chiến với một quốc gia phi hạt nhân, thì chắc chắn sẽ bị phương Tây thổi phồng và chèn ép trong dư luận.
Vì vậy, Tổng thống Putin hiểu rõ sự thật này và sẽ không tuyên bố một cách phiến diện chiến tranh với Ukraine. Kẻ thù thực sự của Nga lúc này không phải là Ukraine mà là NATO. Lý do của Nga rất rõ ràng, tuyên chiến với Ukraine không có nhiều ý nghĩa.
Tổng kết lại, việc Nga tuyên chiến với Ukraine sẽ khó có khả năng xảy ra, nhưng sự biến đổi của chiến tranh, chắc chắn sẽ khiến Nga phải kiểm tra lại các hoạt động quân sự hiện tại của mình và đưa ra những thay đổi hợp lý hơn.