Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/6 ra thông báo cho biết, “Các đơn vị trang bị UAV của Quân đội Nga đã tiến công vào khu vực đỗ máy bay của Không quân Ukraine tại Sân bay Dolgintsevo, nằm ở vùng Dnipropetrovsk bằng UAV tự sát Lancet”. Máy bay Ukraine bị phá hủy cách mặt trận khoảng 65 km.Đây là lần thứ tư Quân đội Nga tấn công máy bay Ukraine tại sân bay này. Các cuộc tấn công được ghi nhận bao gồm các cuộc tấn công vào máy bay Su-25 vào ngày 20/11/2023 và ngày 6/6/2024, cũng như cuộc tấn công vào máy bay MiG-29 vào ngày 19/9/2023.UAV tự sát Lancet tiếp tục đóng một vai trò quan trọng đối với Quân đội Nga, tấn công nhiều mục tiêu trong các hoạt động ở chiến trường Ukraine. Những loại đạn lảng vảng này tấn công mọi thứ, từ pháo binh và phòng không đến các trạm radar, xe bọc thép và thậm chí cả máy bay của Ukraine.Thông tin cập nhật này của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra ngay sau khi Ukraine báo cáo về các cuộc tấn công bằng UAV tự sát nhằm vào máy bay chiến đấu Su-57 Felon của Nga tại sân bay Akhtubinsk. Tương tự như vụ việc trước đó liên quan đến một chiếc Su-25 đang đỗ, Su-57 cũng bị tấn công khi đang đứng yên. Rõ ràng Nga coi Su-57 là một vũ khí có giá trị lớn hơn nhiều, có khả năng còn hơn cả việc tiêu diệt những chiếc cường kích Su-25 của Ukraine. Tuy nhiên, Nga dường như quyết tâm đáp trả các hành động tấn công của Ukraine. Trang Bulgarian Military đã đưa ra “quan ngại” rằng, số phận tương tự có thể xảy ra với các máy bay chiến đấu F-16, mà Ukraine dự kiến nhận được. Điều thú vị là Chuẩn tướng Serhiy Kholubtsov, người đứng đầu lực lượng Không quân Ukraine, cho rằng Ukraine có đủ phương tiện để chống lại các cuộc tấn công bằng UAV như vậy, nhằm vào máy bay F-16 của họ.Tuy nhiên, ông Kholubtsov thừa nhận, việc chống lại tên lửa đạn đạo của Nga đặt ra thách thức lớn hơn, đặc biệt khi Kiev phải đối mặt với tình trạng thiếu tên lửa đánh chặn cho các hệ thống phòng không Patriot của mình. Tuy nhiên điều khó hiểu là tại sao Không quân Ukraine lại bố trí máy bay chiến đấu ở khu vực sát chiến tuyến, trong tầm tấn công của nhiều loại vũ khí mà Quân đội Nga hiện sở hữu? Và đây là lần thứ tư máy bay ở sân bay này bị UAV Lancet tấn công. Theo một số chuyên gia phân tích, đòn tấn công bằng UAV Lancet của Nga là chính xác; tuy nhiên chưa chắc đó đã là máy bay chiến đấu Su-25 thật của Ukraine, mà chỉ là mục tiêu mô hình, nhằm đánh lừa đòn tấn công của Quân đội Nga. (Ảnh khẩu pháo thật (phải) và khẩu pháo giả của Ukraine).UAV tự sát Lancet, do ngành công nghiệp quốc phòng Nga phát triển, được thiết kế để tấn công chính xác vào các mục tiêu điểm trên mặt đất. Nó là một phần của danh mục vũ khí, rộng hơn được gọi là đạn lảng vảng, có thể bay lơ lửng trên khu vực mục tiêu trong thời gian dài trước khi tấn công.Kích thước của đạn lảng vảng Lancet tương đối nhỏ gọn, hỗ trợ cho việc triển khai và khả năng cơ động của nó. Nó thường có sải cánh khoảng 1,3 mét và chiều dài khoảng 1 mét. Kích thước này cho giúp dễ dàng vận chuyển và phóng đi từ nhiều bệ phóng khác nhau.Lực đẩy của Lancet được cung cấp bởi một động cơ điện, cung cấp năng lượng cho một cánh quạt đẩy. Phần chiến đấu của UAV Lancet gồm một đầu đạn có sức công phá mạnh, được thiết kế để vô hiệu hóa nhiều loại mục tiêu, từ sinh lực và phương tiện hạng nhẹ đến các vị trí kiên cố. Đầu đạn UAV tự sát Lancet được tối ưu hóa để tấn công chính xác mục tiêu, giảm thiểu thiệt hại phụ và tăng hiệu quả tấn công của đầu đạn. Phạm vi hoạt động của UAV Lancet là một khía cạnh quan trọng khác trong thiết kế của nó, nó có thể bao phủ bán kính tấn công lên tới 40 km, nên có thể triển khai từ khoảng cách “tương đối an toàn”, mà vẫn tiếp cận được mục tiêu đã định. Phạm vi này mang lại sự linh hoạt về mặt chiến thuật và nâng cao khả năng sống sót của bệ phóng. (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, CNN).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/6 ra thông báo cho biết, “Các đơn vị trang bị UAV của Quân đội Nga đã tiến công vào khu vực đỗ máy bay của Không quân Ukraine tại Sân bay Dolgintsevo, nằm ở vùng Dnipropetrovsk bằng UAV tự sát Lancet”. Máy bay Ukraine bị phá hủy cách mặt trận khoảng 65 km.
Đây là lần thứ tư Quân đội Nga tấn công máy bay Ukraine tại sân bay này. Các cuộc tấn công được ghi nhận bao gồm các cuộc tấn công vào máy bay Su-25 vào ngày 20/11/2023 và ngày 6/6/2024, cũng như cuộc tấn công vào máy bay MiG-29 vào ngày 19/9/2023.
UAV tự sát Lancet tiếp tục đóng một vai trò quan trọng đối với Quân đội Nga, tấn công nhiều mục tiêu trong các hoạt động ở chiến trường Ukraine. Những loại đạn lảng vảng này tấn công mọi thứ, từ pháo binh và phòng không đến các trạm radar, xe bọc thép và thậm chí cả máy bay của Ukraine.
Thông tin cập nhật này của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra ngay sau khi Ukraine báo cáo về các cuộc tấn công bằng UAV tự sát nhằm vào máy bay chiến đấu Su-57 Felon của Nga tại sân bay Akhtubinsk. Tương tự như vụ việc trước đó liên quan đến một chiếc Su-25 đang đỗ, Su-57 cũng bị tấn công khi đang đứng yên.
Rõ ràng Nga coi Su-57 là một vũ khí có giá trị lớn hơn nhiều, có khả năng còn hơn cả việc tiêu diệt những chiếc cường kích Su-25 của Ukraine. Tuy nhiên, Nga dường như quyết tâm đáp trả các hành động tấn công của Ukraine.
Trang Bulgarian Military đã đưa ra “quan ngại” rằng, số phận tương tự có thể xảy ra với các máy bay chiến đấu F-16, mà Ukraine dự kiến nhận được. Điều thú vị là Chuẩn tướng Serhiy Kholubtsov, người đứng đầu lực lượng Không quân Ukraine, cho rằng Ukraine có đủ phương tiện để chống lại các cuộc tấn công bằng UAV như vậy, nhằm vào máy bay F-16 của họ.
Tuy nhiên, ông Kholubtsov thừa nhận, việc chống lại tên lửa đạn đạo của Nga đặt ra thách thức lớn hơn, đặc biệt khi Kiev phải đối mặt với tình trạng thiếu tên lửa đánh chặn cho các hệ thống phòng không Patriot của mình.
Tuy nhiên điều khó hiểu là tại sao Không quân Ukraine lại bố trí máy bay chiến đấu ở khu vực sát chiến tuyến, trong tầm tấn công của nhiều loại vũ khí mà Quân đội Nga hiện sở hữu? Và đây là lần thứ tư máy bay ở sân bay này bị UAV Lancet tấn công.
Theo một số chuyên gia phân tích, đòn tấn công bằng UAV Lancet của Nga là chính xác; tuy nhiên chưa chắc đó đã là máy bay chiến đấu Su-25 thật của Ukraine, mà chỉ là mục tiêu mô hình, nhằm đánh lừa đòn tấn công của Quân đội Nga. (Ảnh khẩu pháo thật (phải) và khẩu pháo giả của Ukraine).
UAV tự sát Lancet, do ngành công nghiệp quốc phòng Nga phát triển, được thiết kế để tấn công chính xác vào các mục tiêu điểm trên mặt đất. Nó là một phần của danh mục vũ khí, rộng hơn được gọi là đạn lảng vảng, có thể bay lơ lửng trên khu vực mục tiêu trong thời gian dài trước khi tấn công.
Kích thước của đạn lảng vảng Lancet tương đối nhỏ gọn, hỗ trợ cho việc triển khai và khả năng cơ động của nó. Nó thường có sải cánh khoảng 1,3 mét và chiều dài khoảng 1 mét. Kích thước này cho giúp dễ dàng vận chuyển và phóng đi từ nhiều bệ phóng khác nhau.
Lực đẩy của Lancet được cung cấp bởi một động cơ điện, cung cấp năng lượng cho một cánh quạt đẩy. Phần chiến đấu của UAV Lancet gồm một đầu đạn có sức công phá mạnh, được thiết kế để vô hiệu hóa nhiều loại mục tiêu, từ sinh lực và phương tiện hạng nhẹ đến các vị trí kiên cố.
Đầu đạn UAV tự sát Lancet được tối ưu hóa để tấn công chính xác mục tiêu, giảm thiểu thiệt hại phụ và tăng hiệu quả tấn công của đầu đạn.
Phạm vi hoạt động của UAV Lancet là một khía cạnh quan trọng khác trong thiết kế của nó, nó có thể bao phủ bán kính tấn công lên tới 40 km, nên có thể triển khai từ khoảng cách “tương đối an toàn”, mà vẫn tiếp cận được mục tiêu đã định. Phạm vi này mang lại sự linh hoạt về mặt chiến thuật và nâng cao khả năng sống sót của bệ phóng. (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, CNN).