Trong thời gian những năm 1964 và 1965, Phòng không Việt Nam gần như không có gì trong tay để có thể tấn công được máy bay Không quân Mỹ khi chúng bay ở độ cao từ 4 tới 5 km trở lên.Ở độ cao này, mọi loại pháo cao xạ, pháo phòng không của chúng ta đều không thể với tới được các chiến đấu cơ hoặc máy bay ném bom của Không quân Mỹ.Tuy nhiên tới tháng 7/1965, một chiến đấu cơ F-4C Phantom của Mỹ đã lần đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không SAM-2 hay S-75 Dvina ở ngoại ô Hà Nội.Việc phòng không Việt Nam sử dụng tên lửa thành thạo, gây được thiệt hại lớn cho không quân Mỹ đã khiến lực lượng này như được "thức tỉnh", buộc phải tìm cách đối phó với phòng không Việt Nam.Trước khi trận "Điện Biên Phủ trên không" diễn ra, không quân Mỹ có cách đối phó với tên lửa Việt Nam khá... khôi hài khi để tránh bị tên lửa S-75 tấn công, các máy bay Mỹ thường sẽ bay ở độ cao dưới 3 km.Ở độ cao này, tên lửa S-75 Dvina sẽ khó có thể tiêu diệt được mục tiêu do đối phương bay quá thấp. Tuy nhiên ở độ cao dưới 3 km, pháo phòng không nhắm bắn bằng mắt thường hoàn toàn có đủ khả năng "vít cổ" mọi loại tiêm kích hoặc máy bay ném bom.Tới khi trận đánh 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội diễn ra, lối tác chiến "phòng không toàn dân" này của quân và dân ta đã khiến không quân Mỹ phải vất vả chống đỡ khi hoả lực pháo phòng không đã "lùa" mọi loại máy bay của Mỹ lên tầm với của tên lửa S-75.Theo các thông tin sau này được Liên Xô giải mật, tổng cộng Liên Xô đã chuyển giao 95 tổ hợp tên lửa S-75 Dvina cho Việt Nam kèm theo đó là 7658 quả đạn tên lửa.Tổng cộng trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam đã phóng 5800 lần, tung ra tổng cộng 6806 quả tên lửa. Ảnh: Một mảnh tên lửa S-75 Dvina phá tan kính buồng lái của chiếc B-52.Về phía Mỹ, tổng cộng Không quân Mỹ có 3374 máy bay bị hạ trong chiến đấu. Trong đó có tới 31% bị bắn hạ bởi tên lửa S-75 Dvina tổng cộng 1046 máy bay - tương đương với khoảng 6 tên lửa của ta hạ 1 máy bay Mỹ - tỷ lệ cực cao.Ngoài việc trực tiếp bắn hạ không quân Mỹ, các tên lửa S-75 của Việt Nam còn chia sẻ thông tin tình báo từ hệ thống radar hiện đại của mình cho các hệ thống phòng thủ bắn theo toạ độ khác như pháo phòng không cỡ lớn 100mm, tăng đáng kể hiệu quả tiêu diệt mục tiêu.Cho tới nay, Không quân Việt Nam vẫn là lực lượng duy nhất trên thế giới sử dụng hiệu quả tên lửa SAM-2 để đối phó lại B-52 của Mỹ.Trong trận 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, tên lửa SAM-2 của Việt Nam đã hạ tới 27 máy bay B-52, tuy nhiên phía Mỹ chỉ công nhận bị mất 15 chiếc, số còn lại rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc về được sân bay nhưng sau đó hỏng nặng không thể tiếp tục sử dụng được Không quân Mỹ vẫn tính là... nghỉ hưu do tai nạn.
Trong thời gian những năm 1964 và 1965, Phòng không Việt Nam gần như không có gì trong tay để có thể tấn công được máy bay Không quân Mỹ khi chúng bay ở độ cao từ 4 tới 5 km trở lên.
Ở độ cao này, mọi loại pháo cao xạ, pháo phòng không của chúng ta đều không thể với tới được các chiến đấu cơ hoặc máy bay ném bom của Không quân Mỹ.
Tuy nhiên tới tháng 7/1965, một chiến đấu cơ F-4C Phantom của Mỹ đã lần đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không SAM-2 hay S-75 Dvina ở ngoại ô Hà Nội.
Việc phòng không Việt Nam sử dụng tên lửa thành thạo, gây được thiệt hại lớn cho không quân Mỹ đã khiến lực lượng này như được "thức tỉnh", buộc phải tìm cách đối phó với phòng không Việt Nam.
Trước khi trận "Điện Biên Phủ trên không" diễn ra, không quân Mỹ có cách đối phó với tên lửa Việt Nam khá... khôi hài khi để tránh bị tên lửa S-75 tấn công, các máy bay Mỹ thường sẽ bay ở độ cao dưới 3 km.
Ở độ cao này, tên lửa S-75 Dvina sẽ khó có thể tiêu diệt được mục tiêu do đối phương bay quá thấp. Tuy nhiên ở độ cao dưới 3 km, pháo phòng không nhắm bắn bằng mắt thường hoàn toàn có đủ khả năng "vít cổ" mọi loại tiêm kích hoặc máy bay ném bom.
Tới khi trận đánh 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội diễn ra, lối tác chiến "phòng không toàn dân" này của quân và dân ta đã khiến không quân Mỹ phải vất vả chống đỡ khi hoả lực pháo phòng không đã "lùa" mọi loại máy bay của Mỹ lên tầm với của tên lửa S-75.
Theo các thông tin sau này được Liên Xô giải mật, tổng cộng Liên Xô đã chuyển giao 95 tổ hợp tên lửa S-75 Dvina cho Việt Nam kèm theo đó là 7658 quả đạn tên lửa.
Tổng cộng trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam đã phóng 5800 lần, tung ra tổng cộng 6806 quả tên lửa. Ảnh: Một mảnh tên lửa S-75 Dvina phá tan kính buồng lái của chiếc B-52.
Về phía Mỹ, tổng cộng Không quân Mỹ có 3374 máy bay bị hạ trong chiến đấu. Trong đó có tới 31% bị bắn hạ bởi tên lửa S-75 Dvina tổng cộng 1046 máy bay - tương đương với khoảng 6 tên lửa của ta hạ 1 máy bay Mỹ - tỷ lệ cực cao.
Ngoài việc trực tiếp bắn hạ không quân Mỹ, các tên lửa S-75 của Việt Nam còn chia sẻ thông tin tình báo từ hệ thống radar hiện đại của mình cho các hệ thống phòng thủ bắn theo toạ độ khác như pháo phòng không cỡ lớn 100mm, tăng đáng kể hiệu quả tiêu diệt mục tiêu.
Cho tới nay, Không quân Việt Nam vẫn là lực lượng duy nhất trên thế giới sử dụng hiệu quả tên lửa SAM-2 để đối phó lại B-52 của Mỹ.
Trong trận 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, tên lửa SAM-2 của Việt Nam đã hạ tới 27 máy bay B-52, tuy nhiên phía Mỹ chỉ công nhận bị mất 15 chiếc, số còn lại rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc về được sân bay nhưng sau đó hỏng nặng không thể tiếp tục sử dụng được Không quân Mỹ vẫn tính là... nghỉ hưu do tai nạn.