Chiến thuật tấn công và đánh chặn UAV trên chiến trường Ukraine cho thấy, cả Ukraine và Nga đều chưa có những phương án hiệu quả để đối phó với UAV. Đánh giá hiệu suất của UAV trên các chiến trường và làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả UAV vẫn là một bài toán khó.Mặc dù Nga công khai tuyên bố rằng, họ đã phát triển một số loại vũ khí và thiết bị chống lại UAV trước xung đột, hoặc thậm chí trong vài năm qua, nhưng xét trên tình hình chiến trường Ukraine, điều đó có chút sai lệch. Vì vậy, thực sự khó để xử lý một UAV cỡ nhỏ?Trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Nga đã công bố một số vũ khí và thiết bị chống UAV. Năm 2021, hãng chế tạo thiết bị hàng không Zara Airlines của Nga đã công bố loại UAV kiểu “bãi mìn trên không”, có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu “bầy đàn” của UAV đối phương. Theo công ty Zara Airlines, loại UAV chống UAV của họ là loại Lancet-3, loại UAV này sẽ tuần tra trên bầu trời và khi nó nhìn thấy mục tiêu, nó sẽ tự sát với máy bay không người lái của đối phương. Trong những ngày gần đây, công ty Zara Airlines cho biết, họ đã sẵn sàng sản xuất máy bay không người lái cảm tử Lancet. Từ đó có thể thấy rằng, vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga, đã có truyền thống được công khai trước khi chúng sẵn sàng sử dụng. Nga từng thông báo rằng, thiết bị chống UAV Harpoon-3 di động mới nhất đã được sử dụng và kết quả được cho là tốt. Ngoài ra họ cũng cho biết, việc sử dụng vũ khí laser chống UAV đã đạt được kết quả khả quan, nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận. Xe phóng vũ khí laser trên khung gầm SBA-60K2 của Nga, chủ yếu dùng để chống UAV và đạn cối. Trong cuộc chiến chống UAV, trước tiên đòi hỏi khả năng hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống thông tin hóa chiến đấu và khả năng phát hiện được hoạt động của UAV bao trùm khu vực chiến trường. Đồng thời, cũng cần có khả năng phát hiện các mục tiêu như căn cứ máy bay không người lái và trạm kiểm soát mặt đất của đối phương.Khi đã đạt được các khả năng trên, thì mới xác định loại vũ khí chống lại máy bay không người lái. Nếu không có khả năng trinh sát phát hiện UAV, thì không bao giờ có khả năng tiêu diệt được phương tiện nguy hiểm này. Khi đã trinh sát phát hiện được mục tiêu, bước tiếp theo là chọn biện pháp nào hiệu quả để tiêu diệt UAV; đó là sử dụng các biện pháp mềm và cứng để chống lại máy bay không người lái. Các phương tiện mềm bao gồm các phương tiện gây nhiễu điện tử, v.v. Ví dụ, thiết bị gây nhiễu chống UAV, dựa trên nguyên lý, tất cả UAV đều được điều khiển từ xa và cần nhận tín hiệu điều khiển; thiết bị gây nhiễu điện tử can thiệp vào tần số truyền- nhận tín hiệu của UAV, vũ khí vi sóng cũng thuộc loại này. Ngoài ra còn có phương pháp chế áp cứng bằng vũ khí như tên lửa, pháo, vũ khí laze, v.v. Bản chất của UAV là một phương tiện không người lái, nhỏ, tốc độ chậm và có khả năng bay thấp, khiến nó khó bị đánh chặn; đặc biệt là UAV tầm thấp và loại UAV tự sát nhỏ, thường là vũ khí dùng một lần, vì vậy thường có chi phí thấp để đổi lấy số lượng. Nhưng chỉ cần có 20% tỷ lệ xâm nhập thành công là rất tốt.Để hạ giá thành, vật liệu chế tạo thân máy bay không người lái tự sát thường sử dụng các vật liệu rẻ tiền như nhựa hay vật liệu tổng hợp, nên dẫn đến UAV có tín hiệu phản xạ radar rất thấp; ngoài ra chúng thường bay ở độ cao thấp nên khó bị phát hiện.Để đạt được khả năng đánh chặn những chiếc UAV tự sát giá rẻ này, còn một vấn đề quan trọng khác, đó là phải đầu tư tiền cũng như công nghệ. Ưu điểm của UAV tự sát không nằm ở mức độ tiên tiến của chúng, mà ở giá rẻ và dựa vào số lượng để giành chiến thắng. Việc đánh chặn bằng tên lửa và các loại vũ khí đắt tiền khác, chắc chắn là không hiệu quả về mặt chi phí; từ đó dẫn đến kiệt sức. Nói tóm lại, việc ngăn chặn máy bay không người lái tự sát cần dựa vào hệ thống năng lực tác chiến được thông tin hóa mạnh mẽ, đồng thời phải đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực, ít nhất là có giá trị tương đương, nếu không có thể thực sự kiệt sức và phá sản. Video về UAV tự sát Lancet của Nga tấn công phá hủy trận địa pháo M777 của Ukraine.
Chiến thuật tấn công và đánh chặn UAV trên chiến trường Ukraine cho thấy, cả Ukraine và Nga đều chưa có những phương án hiệu quả để đối phó với UAV. Đánh giá hiệu suất của UAV trên các chiến trường và làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả UAV vẫn là một bài toán khó.
Mặc dù Nga công khai tuyên bố rằng, họ đã phát triển một số loại vũ khí và thiết bị chống lại UAV trước xung đột, hoặc thậm chí trong vài năm qua, nhưng xét trên tình hình chiến trường Ukraine, điều đó có chút sai lệch. Vì vậy, thực sự khó để xử lý một UAV cỡ nhỏ?
Trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Nga đã công bố một số vũ khí và thiết bị chống UAV. Năm 2021, hãng chế tạo thiết bị hàng không Zara Airlines của Nga đã công bố loại UAV kiểu “bãi mìn trên không”, có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu “bầy đàn” của UAV đối phương.
Theo công ty Zara Airlines, loại UAV chống UAV của họ là loại Lancet-3, loại UAV này sẽ tuần tra trên bầu trời và khi nó nhìn thấy mục tiêu, nó sẽ tự sát với máy bay không người lái của đối phương.
Trong những ngày gần đây, công ty Zara Airlines cho biết, họ đã sẵn sàng sản xuất máy bay không người lái cảm tử Lancet. Từ đó có thể thấy rằng, vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga, đã có truyền thống được công khai trước khi chúng sẵn sàng sử dụng.
Nga từng thông báo rằng, thiết bị chống UAV Harpoon-3 di động mới nhất đã được sử dụng và kết quả được cho là tốt. Ngoài ra họ cũng cho biết, việc sử dụng vũ khí laser chống UAV đã đạt được kết quả khả quan, nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận. Xe phóng vũ khí laser trên khung gầm SBA-60K2 của Nga, chủ yếu dùng để chống UAV và đạn cối.
Trong cuộc chiến chống UAV, trước tiên đòi hỏi khả năng hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống thông tin hóa chiến đấu và khả năng phát hiện được hoạt động của UAV bao trùm khu vực chiến trường. Đồng thời, cũng cần có khả năng phát hiện các mục tiêu như căn cứ máy bay không người lái và trạm kiểm soát mặt đất của đối phương.
Khi đã đạt được các khả năng trên, thì mới xác định loại vũ khí chống lại máy bay không người lái. Nếu không có khả năng trinh sát phát hiện UAV, thì không bao giờ có khả năng tiêu diệt được phương tiện nguy hiểm này.
Khi đã trinh sát phát hiện được mục tiêu, bước tiếp theo là chọn biện pháp nào hiệu quả để tiêu diệt UAV; đó là sử dụng các biện pháp mềm và cứng để chống lại máy bay không người lái. Các phương tiện mềm bao gồm các phương tiện gây nhiễu điện tử, v.v.
Ví dụ, thiết bị gây nhiễu chống UAV, dựa trên nguyên lý, tất cả UAV đều được điều khiển từ xa và cần nhận tín hiệu điều khiển; thiết bị gây nhiễu điện tử can thiệp vào tần số truyền- nhận tín hiệu của UAV, vũ khí vi sóng cũng thuộc loại này. Ngoài ra còn có phương pháp chế áp cứng bằng vũ khí như tên lửa, pháo, vũ khí laze, v.v.
Bản chất của UAV là một phương tiện không người lái, nhỏ, tốc độ chậm và có khả năng bay thấp, khiến nó khó bị đánh chặn; đặc biệt là UAV tầm thấp và loại UAV tự sát nhỏ, thường là vũ khí dùng một lần, vì vậy thường có chi phí thấp để đổi lấy số lượng. Nhưng chỉ cần có 20% tỷ lệ xâm nhập thành công là rất tốt.
Để hạ giá thành, vật liệu chế tạo thân máy bay không người lái tự sát thường sử dụng các vật liệu rẻ tiền như nhựa hay vật liệu tổng hợp, nên dẫn đến UAV có tín hiệu phản xạ radar rất thấp; ngoài ra chúng thường bay ở độ cao thấp nên khó bị phát hiện.
Để đạt được khả năng đánh chặn những chiếc UAV tự sát giá rẻ này, còn một vấn đề quan trọng khác, đó là phải đầu tư tiền cũng như công nghệ. Ưu điểm của UAV tự sát không nằm ở mức độ tiên tiến của chúng, mà ở giá rẻ và dựa vào số lượng để giành chiến thắng. Việc đánh chặn bằng tên lửa và các loại vũ khí đắt tiền khác, chắc chắn là không hiệu quả về mặt chi phí; từ đó dẫn đến kiệt sức.
Nói tóm lại, việc ngăn chặn máy bay không người lái tự sát cần dựa vào hệ thống năng lực tác chiến được thông tin hóa mạnh mẽ, đồng thời phải đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực, ít nhất là có giá trị tương đương, nếu không có thể thực sự kiệt sức và phá sản.
Video về UAV tự sát Lancet của Nga tấn công phá hủy trận địa pháo M777 của Ukraine.