Xe tăng M1 Abrams của Mỹ hiện tại là dòng xe tăng chủ lực duy nhất mà quốc gia này đang sử dụng. Tuy đã có nhiều bản nâng cấp kể từ khi ra đời, tuy nhiên M1 vẫn có rất nhiều khuyết điểm và trong đó, có những điểm yếu không thể khắc phục được.Đầu tiên phải nhắc tới trọng lượng của xe, xe tăng chủ lực M1 Abrams có trọng lượng cực kỳ lớn, từ 60 cho tới 73 tấn tùy phiên bản.Với "hạng cân" này, M1 Abrams là dòng xe tăng chủ lực có trọng lượng lớn bậc nhất thế giới hiện nay - đây cũng là yếu điểm nghiêm trọng nhất của nó.Trọng lượng lớn kéo theo việc xe tăng M1 Abrams đòi hỏi phải có một điều kiện hoạt động nhất định - ví dụ như cầu, đường, phà hay thậm chí nó không thể hoạt động tốt được trên nền đất quá nhão.Ví dụ như trong chiến dịch tấn công Iraq, do cơ sở vật chất của quốc gia này không quá phát triển, các lực lượng xe tăng của Mỹ đã phải vất vả để tiến quân, dù cho không gặp quá nhiều cản trở từ đối phương.Tại những khu vực không có cầu hoặc đường xá đáp ứng đủ yêu cầu, chiếc xe tăng này sẽ phải chờ công binh làm đường - rất mất thời gian và dễ bị tấn công.Ngoài ra, trọng lượng lớn kéo theo kích cỡ rất "khổng lồ" khiến chiếc xe tăng này dễ bị tấn công hơn. Nói một cách đơn giản, khi ở cùng một khoảng cách, xe tăng M1 Abrams sẽ là mục tiêu "ngon ăn" hơn so với các loại xe tăng Nga, đơn giản là do chúng to hơn, dễ bắn trúng hơn.Một điểm yếu chí tử nữa mà Mỹ khó có thể khắc phục được với xe tăng M1 Abrams đó là nó ngốn xăng khủng khiếp, điều này sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho lực lượng hậu cần.Dù Mỹ là bậc thầy về hậu cần quân sự, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc các loại phương tiện thiết giáp, đặc biệt là xe tăng chủ lực ngốn quá nhiều nhiên liệu, sẽ khiến hiệu quả chiến đấu bị giảm sút đáng kể, ảnh hưởng tới chiến lược.Cụ thể, xe tăng M1 Abrams của Mỹ có thùng nhiên liệu với sức chứa lên tới hơn 500 Gallon - tương đương với khoảng 1900 lít.Tuy nhiên, sẽ là không hề nói quá khi ví M1 Abrams ngốn xăng như "trâu uống nước" với việc đốt hết gần 2 Gallon nhiên liệu cho mỗi 1 dặm di chuyển - tương đương với 7,5 lít nhiên liệu cho 1,6 km.Chưa hết, theo các báo cáo thử nghiệm của quân đội Mỹ, xe tăng M1 Abrams sẽ tốn tới 10 Gallon để khởi động động cơ, tốn 1 Gallon cho mỗi 6 phút chạy không tải (nổ máy và đứng im tại chỗ).Ngoài ra, khi di chuyển vượt địa hình, xe tăng M1 Abrams sẽ tốn tới 1 Gallon cho mỗi một phút hoạt động - bất kể quãng đường nó đi được là bao xa.Việc tiêu tốn nhiên liệu một cách "quá đáng" như vậy khiến cho tầm hoạt động của M1 Abrams khá kém, chỉ khoảng 400 km khi di chuyển trên đường bằng phẳng, tối đa chỉ khoảng 300 km khi di chuyển trên đường việt dã.Khả năng tiêu tốn nhiên liệu khủng khiếp của M1 Abrams là do nó sử dụng động cơ tua-bin - cho phép động cơ của loại xe tăng này nhẹ hơn, nhỏ hơn dù công suất lớn hơn động cơ diesel cùng loại.Với người Nga - quê hương ra đời của động cơ tua-bin, do có chi phí sản xuất quá lớn và ngốn nhiên liệu khủng khiếp, cho tới nay các loại xe tăng đời mới của Nga cũng vẫn dùng động cơ diesel thông thường. Nguồn ảnh: USAM. Những phiên bản xe tăng M1 Abrams mới nhất của quân đội Mỹ vừa được nhập biên.
Xe tăng M1 Abrams của Mỹ hiện tại là dòng xe tăng chủ lực duy nhất mà quốc gia này đang sử dụng. Tuy đã có nhiều bản nâng cấp kể từ khi ra đời, tuy nhiên M1 vẫn có rất nhiều khuyết điểm và trong đó, có những điểm yếu không thể khắc phục được.
Đầu tiên phải nhắc tới trọng lượng của xe, xe tăng chủ lực M1 Abrams có trọng lượng cực kỳ lớn, từ 60 cho tới 73 tấn tùy phiên bản.
Với "hạng cân" này, M1 Abrams là dòng xe tăng chủ lực có trọng lượng lớn bậc nhất thế giới hiện nay - đây cũng là yếu điểm nghiêm trọng nhất của nó.
Trọng lượng lớn kéo theo việc xe tăng M1 Abrams đòi hỏi phải có một điều kiện hoạt động nhất định - ví dụ như cầu, đường, phà hay thậm chí nó không thể hoạt động tốt được trên nền đất quá nhão.
Ví dụ như trong chiến dịch tấn công Iraq, do cơ sở vật chất của quốc gia này không quá phát triển, các lực lượng xe tăng của Mỹ đã phải vất vả để tiến quân, dù cho không gặp quá nhiều cản trở từ đối phương.
Tại những khu vực không có cầu hoặc đường xá đáp ứng đủ yêu cầu, chiếc xe tăng này sẽ phải chờ công binh làm đường - rất mất thời gian và dễ bị tấn công.
Ngoài ra, trọng lượng lớn kéo theo kích cỡ rất "khổng lồ" khiến chiếc xe tăng này dễ bị tấn công hơn. Nói một cách đơn giản, khi ở cùng một khoảng cách, xe tăng M1 Abrams sẽ là mục tiêu "ngon ăn" hơn so với các loại xe tăng Nga, đơn giản là do chúng to hơn, dễ bắn trúng hơn.
Một điểm yếu chí tử nữa mà Mỹ khó có thể khắc phục được với xe tăng M1 Abrams đó là nó ngốn xăng khủng khiếp, điều này sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho lực lượng hậu cần.
Dù Mỹ là bậc thầy về hậu cần quân sự, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc các loại phương tiện thiết giáp, đặc biệt là xe tăng chủ lực ngốn quá nhiều nhiên liệu, sẽ khiến hiệu quả chiến đấu bị giảm sút đáng kể, ảnh hưởng tới chiến lược.
Cụ thể, xe tăng M1 Abrams của Mỹ có thùng nhiên liệu với sức chứa lên tới hơn 500 Gallon - tương đương với khoảng 1900 lít.
Tuy nhiên, sẽ là không hề nói quá khi ví M1 Abrams ngốn xăng như "trâu uống nước" với việc đốt hết gần 2 Gallon nhiên liệu cho mỗi 1 dặm di chuyển - tương đương với 7,5 lít nhiên liệu cho 1,6 km.
Chưa hết, theo các báo cáo thử nghiệm của quân đội Mỹ, xe tăng M1 Abrams sẽ tốn tới 10 Gallon để khởi động động cơ, tốn 1 Gallon cho mỗi 6 phút chạy không tải (nổ máy và đứng im tại chỗ).
Ngoài ra, khi di chuyển vượt địa hình, xe tăng M1 Abrams sẽ tốn tới 1 Gallon cho mỗi một phút hoạt động - bất kể quãng đường nó đi được là bao xa.
Việc tiêu tốn nhiên liệu một cách "quá đáng" như vậy khiến cho tầm hoạt động của M1 Abrams khá kém, chỉ khoảng 400 km khi di chuyển trên đường bằng phẳng, tối đa chỉ khoảng 300 km khi di chuyển trên đường việt dã.
Khả năng tiêu tốn nhiên liệu khủng khiếp của M1 Abrams là do nó sử dụng động cơ tua-bin - cho phép động cơ của loại xe tăng này nhẹ hơn, nhỏ hơn dù công suất lớn hơn động cơ diesel cùng loại.
Với người Nga - quê hương ra đời của động cơ tua-bin, do có chi phí sản xuất quá lớn và ngốn nhiên liệu khủng khiếp, cho tới nay các loại xe tăng đời mới của Nga cũng vẫn dùng động cơ diesel thông thường. Nguồn ảnh: USAM.
Những phiên bản xe tăng M1 Abrams mới nhất của quân đội Mỹ vừa được nhập biên.