Nhắc tới Sukhoi, người ta thường nhớ ngay tới những chiếc máy bay tiêm kích oai hùng, mạnh mẽ và cực kỳ hiện đại. Dẫu vậy, trước khi Sukhoi Su-27 rồi series Su-30 ra đời, tiếng tăm của Sukhoi không được tốt tới như vậy. Mọi thứ đặc biệt tồi tệ khi dòng máy bay Sukhoi Su-15 đi vào phục vụ và gây ra hàng loạt “chiến tích” tai tiếng. Nguồn ảnh: SputnikSu-15 là mẫu tiêm kích đánh chặn do Cục thiết kế Sukhoi phát triển cho Không quân Liên Xô sử dụng từ 1963-1996. Ra đời với nhiệm vụ đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược, Su-15 giành được nhiều kỳ vọng của quan chức BQP Liên Xô. Thậm chí, nó còn được xem là "thứ vũ khí đặc biệt cấm xuất khẩu" cho các nước đồng minh XHCN. Nguồn ảnh: WikipediaTrong khi còn chưa kịp có chiến công "vang danh thế giới nào", ngày 20/4/1978, Sukhoi Su-15 bắt đầu chuỗi thành tích xấu hổ của mình. Ngày 20/4/1978, máy bay tiêm kích Sukhoi Su-15 của Quân chủng Không quân Liên Xô (PVO) bắn vào chiếc máy bay chở khách KAL 902 của Korean Airlines khi chiếc phi cơ này xâm phạm vùng trời Liên Xô. Vụ tấn công đã khiến 2 trong tổng số 109 hành khách, phi hành đoàn thiệt mạng. Nguồn ảnh: Airliners.netNhưng nghiêm trọng nhất và để lại vết nhơ lớn trong lịch sử phát triển máy bay Sukhoi là vụ bắn nhầm máy bay chở khách KAL 007 của Korean Airlines vào năm 1983. Trong ảnh là chiếc KAL 007 trước khi bị bắn rơi. Nguồn ảnh: WikipediaThứ 5, ngày 1/9/1983, cả thế giới chấn động trước thông tin chuyến bay KAL 007 chở 269 hành khách bị tiêm kích Su-15 của Không quân Liên Xô bắn rơi xuống khu vực biển Nhật Bản. Thảm kịch khiến toàn hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi cho tới ngày nay xoay quanh thảm kịch chuyến bay 007, ví dụ như việc Liên Xô cho rằng chiếc máy bay của Hàn Quốc đang thực hiện phi vụ gián điệp. Hay là những dấu hiệu bất thường của chuyến bay, ví dụ như việc chiếc KAL 007 không thiết lập kênh vô tuyến với tiêm kích Liên Xô khi nó đi vào không phận Kamchatka. Tuy nhiên, có một sự thật là 269 con người đã chết cùng vết nhơ không thể gột rửa với Su-15 và Không quân Liên Xô. Trong ảnh, chiến hạm Liên Xô đang tham gia hoạt động cứu hộ cứu nạn vụ KAL 007. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài những vết nhơ liên quan tới máy bay chở khách, trong lịch sử hoạt động Sukhoi Su-15 chỉ lập được "chiến tích" bắn rơi 5 khí cầu do thám năm 1975. Sau khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết Su-15 bị loại biên chế ở Nga, còn tại Ukraine nó hoạt động tới năm 1996 thì ngừng hẳn.Nguồn ảnh: WikipediaSu-15 có chiều dài 19,56m, cao 4,84m, sải cánh 9,34m, trọng lượng rỗng 10,87 tấn, trọng lượng cất cánh 17,2 tấn. Không như thiết kế MiG-21 của Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich xuất hiện cùng thời, Su-15 không dùng thiết kế cửa hút không khí ở đầu mũi mà chuyển sang 2 khe ở bên thân để lấy không khí nhiều hơn cho 2 động cơ phản lực Tumansky R-11F. Nguồn ảnh: WikipediaSu-15 ban đầu được thiết kế với kiểu cánh tam giác nhưng lại khiến cho việc cất/hạ cánh không được tốt, vì vậy Sukhoi đã thiết kế một loại cánh mới với đầu mút mở rộng (diện tích cánh được tăng dần) và điều khiển lớp ranh giới, cánh không hẳn là một hình tam giác mà một cạnh của nó hơi cong. Nguồn ảnh: Airliners.netVề mặt hỏa lực, Su-15 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn trên không nên lẽ dĩ nhiên kho vũ khí của nó chủ yếu là vũ khí đối không. Nó có khả năng mang kết hợp 2 tên lửa đối không tầm trung R-98M (trong ảnh, tầm bắn tới 23km) và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-60 hoặc tối đa 4 tên lửa R-60. Ngoài ra, có thể mang gunpod UBK-23-250 lắp pháo 23mm để không chiến tầm cực gần. Nguồn ảnh: PinterestSu-15 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-13F2-300 cho tốc độ cực đại 2.230km/h, tầm bay chiến đấu 590km, trần bay 18.100m. Nguồn ảnh: War Is BoringMời độc giả xem video tiêm kích Sukhoi Su-15 của Liên Xô. Nguồn: youtube
Nhắc tới Sukhoi, người ta thường nhớ ngay tới những chiếc máy bay tiêm kích oai hùng, mạnh mẽ và cực kỳ hiện đại. Dẫu vậy, trước khi Sukhoi Su-27 rồi series Su-30 ra đời, tiếng tăm của Sukhoi không được tốt tới như vậy. Mọi thứ đặc biệt tồi tệ khi dòng máy bay Sukhoi Su-15 đi vào phục vụ và gây ra hàng loạt “chiến tích” tai tiếng. Nguồn ảnh: Sputnik
Su-15 là mẫu tiêm kích đánh chặn do Cục thiết kế Sukhoi phát triển cho Không quân Liên Xô sử dụng từ 1963-1996. Ra đời với nhiệm vụ đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược, Su-15 giành được nhiều kỳ vọng của quan chức BQP Liên Xô. Thậm chí, nó còn được xem là "thứ vũ khí đặc biệt cấm xuất khẩu" cho các nước đồng minh XHCN. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong khi còn chưa kịp có chiến công "vang danh thế giới nào", ngày 20/4/1978, Sukhoi Su-15 bắt đầu chuỗi thành tích xấu hổ của mình. Ngày 20/4/1978, máy bay tiêm kích Sukhoi Su-15 của Quân chủng Không quân Liên Xô (PVO) bắn vào chiếc máy bay chở khách KAL 902 của Korean Airlines khi chiếc phi cơ này xâm phạm vùng trời Liên Xô. Vụ tấn công đã khiến 2 trong tổng số 109 hành khách, phi hành đoàn thiệt mạng. Nguồn ảnh: Airliners.net
Nhưng nghiêm trọng nhất và để lại vết nhơ lớn trong lịch sử phát triển máy bay Sukhoi là vụ bắn nhầm máy bay chở khách KAL 007 của Korean Airlines vào năm 1983. Trong ảnh là chiếc KAL 007 trước khi bị bắn rơi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thứ 5, ngày 1/9/1983, cả thế giới chấn động trước thông tin chuyến bay KAL 007 chở 269 hành khách bị tiêm kích Su-15 của Không quân Liên Xô bắn rơi xuống khu vực biển Nhật Bản. Thảm kịch khiến toàn hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi cho tới ngày nay xoay quanh thảm kịch chuyến bay 007, ví dụ như việc Liên Xô cho rằng chiếc máy bay của Hàn Quốc đang thực hiện phi vụ gián điệp. Hay là những dấu hiệu bất thường của chuyến bay, ví dụ như việc chiếc KAL 007 không thiết lập kênh vô tuyến với tiêm kích Liên Xô khi nó đi vào không phận Kamchatka. Tuy nhiên, có một sự thật là 269 con người đã chết cùng vết nhơ không thể gột rửa với Su-15 và Không quân Liên Xô. Trong ảnh, chiến hạm Liên Xô đang tham gia hoạt động cứu hộ cứu nạn vụ KAL 007. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài những vết nhơ liên quan tới máy bay chở khách, trong lịch sử hoạt động Sukhoi Su-15 chỉ lập được "chiến tích" bắn rơi 5 khí cầu do thám năm 1975. Sau khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết Su-15 bị loại biên chế ở Nga, còn tại Ukraine nó hoạt động tới năm 1996 thì ngừng hẳn.Nguồn ảnh: Wikipedia
Su-15 có chiều dài 19,56m, cao 4,84m, sải cánh 9,34m, trọng lượng rỗng 10,87 tấn, trọng lượng cất cánh 17,2 tấn. Không như thiết kế MiG-21 của Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich xuất hiện cùng thời, Su-15 không dùng thiết kế cửa hút không khí ở đầu mũi mà chuyển sang 2 khe ở bên thân để lấy không khí nhiều hơn cho 2 động cơ phản lực Tumansky R-11F. Nguồn ảnh: Wikipedia
Su-15 ban đầu được thiết kế với kiểu cánh tam giác nhưng lại khiến cho việc cất/hạ cánh không được tốt, vì vậy Sukhoi đã thiết kế một loại cánh mới với đầu mút mở rộng (diện tích cánh được tăng dần) và điều khiển lớp ranh giới, cánh không hẳn là một hình tam giác mà một cạnh của nó hơi cong. Nguồn ảnh: Airliners.net
Về mặt hỏa lực, Su-15 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn trên không nên lẽ dĩ nhiên kho vũ khí của nó chủ yếu là vũ khí đối không. Nó có khả năng mang kết hợp 2 tên lửa đối không tầm trung R-98M (trong ảnh, tầm bắn tới 23km) và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-60 hoặc tối đa 4 tên lửa R-60. Ngoài ra, có thể mang gunpod UBK-23-250 lắp pháo 23mm để không chiến tầm cực gần. Nguồn ảnh: Pinterest
Su-15 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-13F2-300 cho tốc độ cực đại 2.230km/h, tầm bay chiến đấu 590km, trần bay 18.100m. Nguồn ảnh: War Is Boring
Mời độc giả xem video tiêm kích Sukhoi Su-15 của Liên Xô. Nguồn: youtube