Thương vụ được Hải quân Mỹ ký kết hôm 23/8, phía nhà sản xuất sẽ phải hoàn thành hợp đồng với Hải quân Mỹ vào giữa năm 2020.Để chính thức được Hải quân Mỹ đặt mua, Knifefish đã phải vượt qua tất cả những cuộc thử nghiệm khắt khe nhất với nhiều môi trường tác chiến khác nhau."Việc trang bị Knifefish là bước tiến vượt bậc của Mỹ trong nỗ lực tìm và diệt mìn biển của đối phương bởi robot này có thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện và phân loại mục tiêu ở nhiều độ sâu khác nhau", Đô đốc Hải quân Duane Ashton, thuộc Văn phòng dự án các chương trình hàng hải của Mỹ cho biết.Robot Knifefish có thiết kế bên ngoài rất giống quả ngư lôi MK-48.Robot dài khoảng 6m, có thể hoạt động liên tục trong 16 giờ để truy tìm thủy lôi dưới biển bằng cách sử dụng một sonar dùng sóng băng tần rộng, tần số thấp, có khả năng xuyên qua được bề mặt đáy biển (tuỳ thuộc vào lớp trầm tích dưới đáy).Bằng việc so sánh hình dạng của vật dò tìm với những dữ liệu về các loại thủy lôi, robot Knifefish có thể phân biệt được đâu là thủy lôi, đâu là rác.Do đó, robot này được kỳ vọng là hoạt động hiệu quả ở vùng biển nhiều rác bị đối thủ lợi dụng để rải thủy lôi. Hải quân Mỹ tin rằng, Knifefish có thể giúp lực lượng này vô hiệu mọi loại thủy lôi của Nga và Iran hiện nay.Nhưng điều bất lợi duy nhất hiện giờ là Knifefish buộc phải quay trở lại tàu mẹ (thường là tàu tuần duyên - LCS) để nạp dữ liệu mà nó đã thu thập được khi thực hiện nhiệm vụ.
Thương vụ được Hải quân Mỹ ký kết hôm 23/8, phía nhà sản xuất sẽ phải hoàn thành hợp đồng với Hải quân Mỹ vào giữa năm 2020.
Để chính thức được Hải quân Mỹ đặt mua, Knifefish đã phải vượt qua tất cả những cuộc thử nghiệm khắt khe nhất với nhiều môi trường tác chiến khác nhau.
"Việc trang bị Knifefish là bước tiến vượt bậc của Mỹ trong nỗ lực tìm và diệt mìn biển của đối phương bởi robot này có thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện và phân loại mục tiêu ở nhiều độ sâu khác nhau", Đô đốc Hải quân Duane Ashton, thuộc Văn phòng dự án các chương trình hàng hải của Mỹ cho biết.
Robot Knifefish có thiết kế bên ngoài rất giống quả ngư lôi MK-48.
Robot dài khoảng 6m, có thể hoạt động liên tục trong 16 giờ để truy tìm thủy lôi dưới biển bằng cách sử dụng một sonar dùng sóng băng tần rộng, tần số thấp, có khả năng xuyên qua được bề mặt đáy biển (tuỳ thuộc vào lớp trầm tích dưới đáy).
Bằng việc so sánh hình dạng của vật dò tìm với những dữ liệu về các loại thủy lôi, robot Knifefish có thể phân biệt được đâu là thủy lôi, đâu là rác.
Do đó, robot này được kỳ vọng là hoạt động hiệu quả ở vùng biển nhiều rác bị đối thủ lợi dụng để rải thủy lôi. Hải quân Mỹ tin rằng, Knifefish có thể giúp lực lượng này vô hiệu mọi loại thủy lôi của Nga và Iran hiện nay.
Nhưng điều bất lợi duy nhất hiện giờ là Knifefish buộc phải quay trở lại tàu mẹ (thường là tàu tuần duyên - LCS) để nạp dữ liệu mà nó đã thu thập được khi thực hiện nhiệm vụ.