Messerchmitt Me-323 là máy bay quân sự của Đức trong Thế chiến II. Nó cũng là phi cơ vận tải trên bộ lớn nhất trong cuộc chiến này. Me-323 được trang bị 6 động cơ, có thể chở 130 binh sĩ, các vũ khí hạng nhẹ hoặc 10 tấn hàng hóa. Do kích thước lớn, tốc độ của Me-323 rất chậm. Nhược điểm này khiến nó dễ dàng trở thành mục tiêu của đối phương. Dù được trang bị nhiều loại súng máy để bảo vệ, Me-323 vẫn là loại máy bay bị bắn hạ nhiều nhất trong Thế chiến II. Ảnh: Palmflying.com.Ra mắt lần đầu vào năm 1944, B-29 Superfortress của Không quân Mỹ là phi cơ ném bom lớn và hiện đại nhất trên thế giới vào thời điểm đó. B-29 có khối lượng 37 tấn, chiều dài khoảng 30 m và sải cánh 43 m. “Siêu pháo đài bay” từng được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch ném bom 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Nó có một hệ thống đánh chặn và tháp pháo điều khiển từ xa liên kết hệ thống kiểm soát hỏa lực. Tất cả đặc điểm này cho thấy Mỹ đã sở hữu một phi cơ ném bom vượt trội so với nhiều đối thủ khác trên thế giới. Ảnh: Thisdayinaviation.com.Blohm and Voss BV 238 của Đức là máy bay quân sự nặng nhất từng bay vào năm 1944. Ba chiếc BV 238 ra đời trong giai đoạn này. Với khối lượng gần 60 tấn, sải cảnh dài hơn 60 m, nó được trang bị 22 súng máy và súng hạng nhẹ cùng đội bay gồm 12 người. BV 238 có thể mang 20 quả bom hoặc 4 tên lửa chống hạm. Ảnh: Wikipedia.Trong Thế chiến II, Hải quân Mỹ tiếp nhận phi cơ khổng lồ Martin JRM Mars để dùng cho hoạt động tuần tra và thực hiện nhiệm vụ vận chuyển tại mặt trận Thái Bình Dương. Mars được trang bị 4 động cơ, với chiều dài hơn 35 m, rộng hơn 11 m, sải cánh dài 60 m. Nó có thể chở hơn 16 tấn hàng và các loại vũ khí hạng nhẹ. Trong hoạt động tuần tra, Mars có thể bay gần 8.000 km, tương đương với Boeing 747. Ngày nay, phi cơ khổng lồ này của Mỹ được dùng trong hoạt động chữa cháy tại khu vực Bắc Mỹ. Ảnh: Wikipedia.Ra đời trong giai đoạn Thế chiến II, Không quân Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-36 Peacemaker trong các đợt không kích Đức, Nhật Bản. Vào những năm cuối chiến tranh, B-36 là phi cơ duy nhất có thể mang các loại vũ khí hạt nhân nhằm chống lại Liên bang Xô Viết. Máy bay được trang bị 6 động cơ piston, phi hành đoàn gồm 13 người. Nó có thể mang 40 tấn bom và di chuyển hơn 6.400 km. Tới cuối những năm 50 và 60, cùng với sự xuất hiện của B-52 và tên lửa đạn đạo liên lục địa, B-36 trở thành cỗ máy ném bom chiến lược đầu tiên trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.Trước khi máy bay 2 tầng A-380 xuất hiện, XC-99 là phi cơ vận tải quân sự tốt nhất trên thế giới. XC-99 được phát triển dựa trên máy bay ném bom B-36 Peacemaker và hiện chỉ có một chiếc trên thế giới. Ngoài sở hữu cánh và động cơ như mẫu phi cơ trước đó, XC-99 được trang bị thêm 4 động cơ và khoang chở hàng kép. Chiều dài của XC-99 là 55 m, hơn 6 m so với B-36. Đặc điểm này khiến nó trở thành mẫu máy bay lớn nhất chạy bằng piston. Phi cơ được thiết kế để chở 50 tấn hàng hoặc 400 binh sĩ. Ảnh: Wikipedia.Vào những năm 80, Liên Xô thiếu máy bay chiến lược tầm xa hạng nặng. Tuy nhiên, điều này thay đổi với sự xuất hiện của An-124. Với chiều cao 21 m, độ dài cánh 69 m và chiều dài thân 73 m, loại phi cơ này có thể chở 150 tấn hàng và di chuyển quãng đường 3.000 km. Ảnh: Wikipedia.Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 từ năm 1955. Với chiều dài 48 m, độ sải cánh 56 m và nhẹ hơn B-1 Lancer, B-52 trở thành máy bay ném bom lớn nhất của Không quân Mỹ. “Pháo đài bay” B-52 được thiết kế nhằm chuyên chở nhiều loại, từ các tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm tới các loại bom thông thường. Ảnh: Wikipedia.Nhằm đối chọi với máy bay ném bom siêu âm B-1 của Mỹ, Liên Xô đẩy mạnh phát triển các loại phi cơ ném bom chiến lược hiện đại, tốc độ cao trong những năm 60 và 70. Không quân Liên Xô ra mắt Tu-160 từ cuối những năm 80. Đây là loại máy bay ném bom phản lực cận âm, sở hữu nhiều đặc điểm tương tự B-1, nhưng kích thước lớn hơn. Nó có thể chở 400 tấn bom và tên lửa hành trình. Hiện tại, 16 chiếc Tu-160 đang hoạt động trong Không quân Nga. Ảnh: Wikipedia.Với trọng lượng tối đa khi cất cánh là 640 tấn, Antonov An-225 của Nga là máy bay vận tải quân sự chiến lược dài và nặng nhất thế giới. Hiện nay trên thế giời, chỉ một chiếc An-225 được sản xuất. Nó cũng là máy bay có độ sải cánh dài nhất trong các dòng phi cơ hiện nay, với 88 m. Hiện tại, An-225 là phi cơ vận tải quân sự chiến lược của Nga, có thể chở khoảng 275 tấn. Khả năng của nó được minh chứng rõ vào năm 2001 khi một chiếc An-225 chở 4 xe tăng với tổng khối lượng là 280 tấn. Ảnh: Wikipedia.
Messerchmitt Me-323 là máy bay quân sự của Đức trong Thế chiến II. Nó cũng là phi cơ vận tải trên bộ lớn nhất trong cuộc chiến này. Me-323 được trang bị 6 động cơ, có thể chở 130 binh sĩ, các vũ khí hạng nhẹ hoặc 10 tấn hàng hóa. Do kích thước lớn, tốc độ của Me-323 rất chậm. Nhược điểm này khiến nó dễ dàng trở thành mục tiêu của đối phương. Dù được trang bị nhiều loại súng máy để bảo vệ, Me-323 vẫn là loại máy bay bị bắn hạ nhiều nhất trong Thế chiến II. Ảnh: Palmflying.com.
Ra mắt lần đầu vào năm 1944, B-29 Superfortress của Không quân Mỹ là phi cơ ném bom lớn và hiện đại nhất trên thế giới vào thời điểm đó. B-29 có khối lượng 37 tấn, chiều dài khoảng 30 m và sải cánh 43 m. “Siêu pháo đài bay” từng được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch ném bom 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Nó có một hệ thống đánh chặn và tháp pháo điều khiển từ xa liên kết hệ thống kiểm soát hỏa lực. Tất cả đặc điểm này cho thấy Mỹ đã sở hữu một phi cơ ném bom vượt trội so với nhiều đối thủ khác trên thế giới. Ảnh: Thisdayinaviation.com.
Blohm and Voss BV 238 của Đức là máy bay quân sự nặng nhất từng bay vào năm 1944. Ba chiếc BV 238 ra đời trong giai đoạn này. Với khối lượng gần 60 tấn, sải cảnh dài hơn 60 m, nó được trang bị 22 súng máy và súng hạng nhẹ cùng đội bay gồm 12 người. BV 238 có thể mang 20 quả bom hoặc 4 tên lửa chống hạm. Ảnh: Wikipedia.
Trong Thế chiến II, Hải quân Mỹ tiếp nhận phi cơ khổng lồ Martin JRM Mars để dùng cho hoạt động tuần tra và thực hiện nhiệm vụ vận chuyển tại mặt trận Thái Bình Dương. Mars được trang bị 4 động cơ, với chiều dài hơn 35 m, rộng hơn 11 m, sải cánh dài 60 m. Nó có thể chở hơn 16 tấn hàng và các loại vũ khí hạng nhẹ. Trong hoạt động tuần tra, Mars có thể bay gần 8.000 km, tương đương với Boeing 747. Ngày nay, phi cơ khổng lồ này của Mỹ được dùng trong hoạt động chữa cháy tại khu vực Bắc Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Ra đời trong giai đoạn Thế chiến II, Không quân Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-36 Peacemaker trong các đợt không kích Đức, Nhật Bản. Vào những năm cuối chiến tranh, B-36 là phi cơ duy nhất có thể mang các loại vũ khí hạt nhân nhằm chống lại Liên bang Xô Viết. Máy bay được trang bị 6 động cơ piston, phi hành đoàn gồm 13 người. Nó có thể mang 40 tấn bom và di chuyển hơn 6.400 km. Tới cuối những năm 50 và 60, cùng với sự xuất hiện của B-52 và tên lửa đạn đạo liên lục địa, B-36 trở thành cỗ máy ném bom chiến lược đầu tiên trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Trước khi máy bay 2 tầng A-380 xuất hiện, XC-99 là phi cơ vận tải quân sự tốt nhất trên thế giới. XC-99 được phát triển dựa trên máy bay ném bom B-36 Peacemaker và hiện chỉ có một chiếc trên thế giới. Ngoài sở hữu cánh và động cơ như mẫu phi cơ trước đó, XC-99 được trang bị thêm 4 động cơ và khoang chở hàng kép. Chiều dài của XC-99 là 55 m, hơn 6 m so với B-36. Đặc điểm này khiến nó trở thành mẫu máy bay lớn nhất chạy bằng piston. Phi cơ được thiết kế để chở 50 tấn hàng hoặc 400 binh sĩ. Ảnh: Wikipedia.
Vào những năm 80, Liên Xô thiếu máy bay chiến lược tầm xa hạng nặng. Tuy nhiên, điều này thay đổi với sự xuất hiện của An-124. Với chiều cao 21 m, độ dài cánh 69 m và chiều dài thân 73 m, loại phi cơ này có thể chở 150 tấn hàng và di chuyển quãng đường 3.000 km. Ảnh: Wikipedia.
Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 từ năm 1955. Với chiều dài 48 m, độ sải cánh 56 m và nhẹ hơn B-1 Lancer, B-52 trở thành máy bay ném bom lớn nhất của Không quân Mỹ. “Pháo đài bay” B-52 được thiết kế nhằm chuyên chở nhiều loại, từ các tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm tới các loại bom thông thường. Ảnh: Wikipedia.
Nhằm đối chọi với máy bay ném bom siêu âm B-1 của Mỹ, Liên Xô đẩy mạnh phát triển các loại phi cơ ném bom chiến lược hiện đại, tốc độ cao trong những năm 60 và 70. Không quân Liên Xô ra mắt Tu-160 từ cuối những năm 80. Đây là loại máy bay ném bom phản lực cận âm, sở hữu nhiều đặc điểm tương tự B-1, nhưng kích thước lớn hơn. Nó có thể chở 400 tấn bom và tên lửa hành trình. Hiện tại, 16 chiếc Tu-160 đang hoạt động trong Không quân Nga. Ảnh: Wikipedia.
Với trọng lượng tối đa khi cất cánh là 640 tấn, Antonov An-225 của Nga là máy bay vận tải quân sự chiến lược dài và nặng nhất thế giới. Hiện nay trên thế giời, chỉ một chiếc An-225 được sản xuất. Nó cũng là máy bay có độ sải cánh dài nhất trong các dòng phi cơ hiện nay, với 88 m. Hiện tại, An-225 là phi cơ vận tải quân sự chiến lược của Nga, có thể chở khoảng 275 tấn. Khả năng của nó được minh chứng rõ vào năm 2001 khi một chiếc An-225 chở 4 xe tăng với tổng khối lượng là 280 tấn. Ảnh: Wikipedia.