Trước thực tế trên, tạp chí Military Watch của Mỹ cho rằng việc đánh giá về tiềm lực quân sự của hai quốc gia hậu Xô Viết là rất phù hợp để giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn.Trong học thuyết của mình, Yerevan phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí mua từ Moscow. Armenia tập trung vào việc cải thiện khả năng tấn công và giành ưu thế trên không. Trong khi Baku chi nhiều tiền hơn cho quan hệ đối tác với Tel Aviv và Ankara.Theo phân tích, Azerbaijan nên cảnh giác với 5 hệ thống vũ khí mạnh mẽ mà Armenia sở hữu và việc sử dụng chúng sẽ rất quan trọng nếu xung đột leo thang thành một cuộc chiến toàn diện. Quân đội Armenia được trang bị 4 tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-E. Đây là những hệ thống di động rất mạnh, được mua để thực hiện vai trò tiêu diệt hệ thống phòng không, trung tâm chỉ huy và sân bay ở Azerbaijan.Tên lửa đạn đạo 9M723 của tổ hợp Iskander-E rất khó bị đánh chặn. Chúng rất cơ động, sử dụng tác chiến điện tử để né tránh và có khả năng tấn công với tốc độ Mach 7.Iskander-E đối với phiên bản xuất khẩu cho dù bị cắt giảm tính năng như tầm bắn giảm xuống còn 280 km và không có đầu dò quang học dẫn tới sai số vài chục mét so với chỉ 5 - 7 m ở bản nội địa Iskander-M nhưng vẫn rất nguy hiểm và có thể thay đổi cục diện cuộc chiến.Ngoài ra Armenia có 4 tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM thế hệ 4+. Tất cả những gì Azerbaijan có thể tự hào như một đối trọng là các máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 đã 30 năm tuổi với số lượng 15 chiếc.Số lượng Su-30SM của Armenia là khá đủ để tước đoạt ưu thế trên không của Azerbaijan. Lợi thế của Armenia trong lĩnh vực này là không thể phủ nhận.Tiêm kích hạng nặng Su-30SM với tầm hoạt động rộng của mình có thể tấn công chính xác vào mọi mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Azerbaijan.Chưa dừng lại đó, tiêm kích Su-30SM của Armenia còn được trang bị tên lửa không đối không R-77 có tầm bắn 110 km, khả năng kháng nhiễu cao và vận động cực tốt, cho xác suất diệt mục tiêu lý tưởng.So sánh với phía bên kia, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Azerbaijan vẫn sử dụng tên lửa R-27 từ thời Liên Xô với tầm bắn trong khoảng 90 km và độ cơ động rất kém.Ngoài ra Su-30SM còn có tên lửa chống radar Kh-31P với tầm bay 110 km. Chúng có mức độ linh hoạt cao và được thiết kế để tiêu diệt hệ thống phòng không và radar của đối phương.Lực lượng phòng không của Armenia được trang bị 5 sư đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PT sản xuất từ thời Liên Xô.Phiên bản này mặc dù đã rất cũ nhưng vẫn có thể tin tưởng vào nó. S-300PT được trang bị tên lửa đất đối không 5V55KD có tầm bắn 90 km được điều khiển trực tiếp thông qua sóng radio.Có thông tin cho rằng các hệ thống S-300PT của Armenia đã được hiện đại hóa trong thời gian gần đây, chủ yếu tập trung vào hệ thống điện tử cho phép bám bắt mục tiêu tốt hơn, từ đó tăng xác suất bắn trúng đích.
Trước thực tế trên, tạp chí Military Watch của Mỹ cho rằng việc đánh giá về tiềm lực quân sự của hai quốc gia hậu Xô Viết là rất phù hợp để giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn.
Trong học thuyết của mình, Yerevan phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí mua từ Moscow. Armenia tập trung vào việc cải thiện khả năng tấn công và giành ưu thế trên không. Trong khi Baku chi nhiều tiền hơn cho quan hệ đối tác với Tel Aviv và Ankara.
Theo phân tích, Azerbaijan nên cảnh giác với 5 hệ thống vũ khí mạnh mẽ mà Armenia sở hữu và việc sử dụng chúng sẽ rất quan trọng nếu xung đột leo thang thành một cuộc chiến toàn diện.
Quân đội Armenia được trang bị 4 tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-E. Đây là những hệ thống di động rất mạnh, được mua để thực hiện vai trò tiêu diệt hệ thống phòng không, trung tâm chỉ huy và sân bay ở Azerbaijan.
Tên lửa đạn đạo 9M723 của tổ hợp Iskander-E rất khó bị đánh chặn. Chúng rất cơ động, sử dụng tác chiến điện tử để né tránh và có khả năng tấn công với tốc độ Mach 7.
Iskander-E đối với phiên bản xuất khẩu cho dù bị cắt giảm tính năng như tầm bắn giảm xuống còn 280 km và không có đầu dò quang học dẫn tới sai số vài chục mét so với chỉ 5 - 7 m ở bản nội địa Iskander-M nhưng vẫn rất nguy hiểm và có thể thay đổi cục diện cuộc chiến.
Ngoài ra Armenia có 4 tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM thế hệ 4+. Tất cả những gì Azerbaijan có thể tự hào như một đối trọng là các máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 đã 30 năm tuổi với số lượng 15 chiếc.
Số lượng Su-30SM của Armenia là khá đủ để tước đoạt ưu thế trên không của Azerbaijan. Lợi thế của Armenia trong lĩnh vực này là không thể phủ nhận.
Tiêm kích hạng nặng Su-30SM với tầm hoạt động rộng của mình có thể tấn công chính xác vào mọi mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Azerbaijan.
Chưa dừng lại đó, tiêm kích Su-30SM của Armenia còn được trang bị tên lửa không đối không R-77 có tầm bắn 110 km, khả năng kháng nhiễu cao và vận động cực tốt, cho xác suất diệt mục tiêu lý tưởng.
So sánh với phía bên kia, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Azerbaijan vẫn sử dụng tên lửa R-27 từ thời Liên Xô với tầm bắn trong khoảng 90 km và độ cơ động rất kém.
Ngoài ra Su-30SM còn có tên lửa chống radar Kh-31P với tầm bay 110 km. Chúng có mức độ linh hoạt cao và được thiết kế để tiêu diệt hệ thống phòng không và radar của đối phương.
Lực lượng phòng không của Armenia được trang bị 5 sư đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PT sản xuất từ thời Liên Xô.
Phiên bản này mặc dù đã rất cũ nhưng vẫn có thể tin tưởng vào nó. S-300PT được trang bị tên lửa đất đối không 5V55KD có tầm bắn 90 km được điều khiển trực tiếp thông qua sóng radio.
Có thông tin cho rằng các hệ thống S-300PT của Armenia đã được hiện đại hóa trong thời gian gần đây, chủ yếu tập trung vào hệ thống điện tử cho phép bám bắt mục tiêu tốt hơn, từ đó tăng xác suất bắn trúng đích.