UNIMOG, Đức. Xe được tập đoàn Mercedes-Benz chế tạo vào năm 1946, đưa vào sử dụng từ năm 1948. Xe có thể chở theo từ 1,2-7,5 tấn hàng hóa, tốc độ tối đa 90 km/h. UNIMOG đang được sử dụng trong quân đội hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Military-today.M1078 và M1083, Mỹ. Dòng xe tải quân sự này do công ty Stewart & Stevenson chế tạo vào năm 1991. Xe gồm 2 phiên bản, M1078 cấu hình 4x4 bánh, tải trọng 2,2 tấn và M1083, 6x6 bánh, tải trọng 4,5 tấn. Cabin được bọc giáp giúp bảo vệ ê-kíp lái trước vũ khí cá nhân. Ảnh: Military-today.MAN SX, Đức. Dòng xe tải quân sự hạng nặng cấu hình 8x8 bánh do tập đoàn MAN chế tạo vào năm 1960. Xe có thể chở theo 14-16 tấn hàng hóa. Nóc cabin có thể lắp súng máy để tự vệ. MAN SX chuyên dùng làm khung gầm cho trạm chỉ huy lưu động, radar, bệ phóng tên lửa. Ảnh: Military-today.Ural-4320, Nga. Đây là phiên bản nâng cấp từ dòng xe tải huyền thoại Ural-375D. Xe được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Xe có thể chở theo từ 4,5-6 tấn hàng hóa, hoặc kéo pháo nặng 12 tấn. Ngoài vận tải, xe có thể sử dụng làm khung gầm cho các loại vũ khí khác. Ảnh: Military-today.KrAZ-6322, Ukraine. Dòng xe tải quân sự hạng nặng do Ukraine chế tạo từ năm 1999. Xe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng 10 tấn, có thể kéo theo container nặng 30 tấn, hoặc máy bay nặng 75 tấn. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 80 km/h, dự trữ hành trình 1.200 km. Ảnh: Military-today.Oshkosh MTRV, Mỹ. Dòng xe tải hạng nặng chủ lực của Thủy quân lục chiến Mỹ, phương tiện kéo pháo M777 chính trong các nhiệm vụ viễn chinh. Xe có thể chở theo 7-15 tấn hàng hóa, hoặc kéo theo rơ moóc nặng 11 tấn. Ảnh: Military-today.KamAZ-5350, Nga. Đây là phiên bản nâng cấp từ KamAZ-4310. Xe được sản xuất từ năm 2003. KamAZ-5350 có thể chở theo 6 tấn hàng hóa khi đi đường rừng, hoặc kéo pháo nặng 7 tấn. Xe sử dụng động cơ công suất 210 mã lực, tốc độ tối đa 85 km/h. Ảnh: Vitaly V.KuzminOshkosh HEMTT, Mỹ. Dòng xe tải quân sự hạng nặng đa dụng được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1982. HEMTT cấu hình 8x8 bánh có thể chở theo 10 tấn hàng hóa, hoặc làm khung gầm cho các loại vũ khí khác như hệ thống THAAD, vũ khí laser, trung tâm chỉ huy lưu động. Ảnh: Oshkosh DefenceOshkosh LVSR, Mỹ. Dòng xe tải quân sự nặng nhất trong danh sách được chế tạo và đưa vào sử dụng trong Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 2006. Xe có cấu hình 10x10 bánh, có thể chở theo từ 12-20 tấn hàng hóa, kéo pháo, rơ moóc và nhiều ứng dụng khác. Ảnh: Military-today.IVECO M250, Italy. Dòng xe tải quân sự chủ lực của quân đội Italy và một số nước khối NATO. Xe được chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 2003. M250 có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 8 tấn, có thể kéo theo pháo, rơ moóc chở hàng và thiết bị khác. Ảnh: Military-today.
UNIMOG, Đức. Xe được tập đoàn Mercedes-Benz chế tạo vào năm 1946, đưa vào sử dụng từ năm 1948. Xe có thể chở theo từ 1,2-7,5 tấn hàng hóa, tốc độ tối đa 90 km/h. UNIMOG đang được sử dụng trong quân đội hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Military-today.
M1078 và M1083, Mỹ. Dòng xe tải quân sự này do công ty Stewart & Stevenson chế tạo vào năm 1991. Xe gồm 2 phiên bản, M1078 cấu hình 4x4 bánh, tải trọng 2,2 tấn và M1083, 6x6 bánh, tải trọng 4,5 tấn. Cabin được bọc giáp giúp bảo vệ ê-kíp lái trước vũ khí cá nhân. Ảnh: Military-today.
MAN SX, Đức. Dòng xe tải quân sự hạng nặng cấu hình 8x8 bánh do tập đoàn MAN chế tạo vào năm 1960. Xe có thể chở theo 14-16 tấn hàng hóa. Nóc cabin có thể lắp súng máy để tự vệ. MAN SX chuyên dùng làm khung gầm cho trạm chỉ huy lưu động, radar, bệ phóng tên lửa. Ảnh: Military-today.
Ural-4320, Nga. Đây là phiên bản nâng cấp từ dòng xe tải huyền thoại Ural-375D. Xe được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Xe có thể chở theo từ 4,5-6 tấn hàng hóa, hoặc kéo pháo nặng 12 tấn. Ngoài vận tải, xe có thể sử dụng làm khung gầm cho các loại vũ khí khác. Ảnh: Military-today.
KrAZ-6322, Ukraine. Dòng xe tải quân sự hạng nặng do Ukraine chế tạo từ năm 1999. Xe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng 10 tấn, có thể kéo theo container nặng 30 tấn, hoặc máy bay nặng 75 tấn. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 80 km/h, dự trữ hành trình 1.200 km. Ảnh: Military-today.
Oshkosh MTRV, Mỹ. Dòng xe tải hạng nặng chủ lực của Thủy quân lục chiến Mỹ, phương tiện kéo pháo M777 chính trong các nhiệm vụ viễn chinh. Xe có thể chở theo 7-15 tấn hàng hóa, hoặc kéo theo rơ moóc nặng 11 tấn. Ảnh: Military-today.
KamAZ-5350, Nga. Đây là phiên bản nâng cấp từ KamAZ-4310. Xe được sản xuất từ năm 2003. KamAZ-5350 có thể chở theo 6 tấn hàng hóa khi đi đường rừng, hoặc kéo pháo nặng 7 tấn. Xe sử dụng động cơ công suất 210 mã lực, tốc độ tối đa 85 km/h. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin
Oshkosh HEMTT, Mỹ. Dòng xe tải quân sự hạng nặng đa dụng được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1982. HEMTT cấu hình 8x8 bánh có thể chở theo 10 tấn hàng hóa, hoặc làm khung gầm cho các loại vũ khí khác như hệ thống THAAD, vũ khí laser, trung tâm chỉ huy lưu động. Ảnh: Oshkosh Defence
Oshkosh LVSR, Mỹ. Dòng xe tải quân sự nặng nhất trong danh sách được chế tạo và đưa vào sử dụng trong Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 2006. Xe có cấu hình 10x10 bánh, có thể chở theo từ 12-20 tấn hàng hóa, kéo pháo, rơ moóc và nhiều ứng dụng khác. Ảnh: Military-today.
IVECO M250, Italy. Dòng xe tải quân sự chủ lực của quân đội Italy và một số nước khối NATO. Xe được chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 2003. M250 có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 8 tấn, có thể kéo theo pháo, rơ moóc chở hàng và thiết bị khác. Ảnh: Military-today.