Theo trang web "Military Watch" của Mỹ, Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ, đã công bố mở thêm dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon mới, tại Greenville, Nam Carolina.Lockheed Martin đã giành được hợp đồng trị giá 14 tỷ USD. Đến năm 2026, dây chuyền sản xuất sẽ được sử dụng để sản xuất 128 tiêm kích F-16 mới cho các khách hàng nước ngoài, gồm Bahrain, Slovakia, Bulgaria và Đài Loan.Trong 128 chiếc sản xuất mới, một nửa số tiêm kích chiến đấu F-16 sẽ được chuyển đến vùng lãnh thổ Đài Loan, và Đài Loan đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, trong việc hỗ trợ Lockheed Martin tiếp tục sản xuất F-16.Tiêm kích F-16 bay lần đầu tiên vào năm 1974 và gia nhập Không quân Mỹ vào năm 1978. Ba năm trước khi tuyên bố mở dây chuyền sản xuất mới, dây chuyền sản xuất F-16 cũ hơn của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas đã bị đóng cửa.F-16 là loại máy bay lập kỷ lục thế giới là máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sản xuất với số lượng nhiều nhất, được nhiều quốc gia trang bị nhất. Hiện nay F-16 và F-15 là hai loại máy bay chiến đấu lâu đời nhất, vẫn còn được sản xuất trên thế giới và cả hai máy bay đều có lịch sử gần 50 năm.F-16 Fighting Falcon được xếp hạng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chi phí sử dụng và bảo dưỡng thấp. Hiện nay chỉ các quốc gia không đủ điều kiện mua máy bay chiến đấu cao cấp như F-35 hoặc không được phép mua F-35 vì lý do chính trị, mới tiếp tục đặt hàng loại chiến đấu cơ này.Lô máy bay chiến đấu F-16V dự kiến sẽ được lắp ráp trên dây chuyền sản xuất mới đầu tiên ở Greenville vào năm 2022, và có thể sẽ có nhiều đơn đặt hàng loại máy bay chiến đấu F-16V này hơn, để dây chuyền này có thể tiếp tục được sản xuất sau năm 2027.Khi nói về việc khai trương dây chuyền sản xuất mới, Brian Pearson, người phụ trách chương trình bán máy bay F-16 của Không quân Mỹ cho biết, dây chuyền sản xuất mới này có ý nghĩa rất lớn với Lockheed Martin. Hiện tại, 25 quốc gia và khu vực đang sử dụng máy bay chiến đấu F-16 và họ nắm chắc về loại máy bay chiến đấu này.Dây chuyền sản xuất mới này sẽ giúp Mỹ tiếp tục đáp ứng nhu cầu của nhiều quốc gia về máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ và khách hàng nước ngoài như Singapore thì cho rằng, F-16 ngày càng trở nên lạc hậu.Hiện tại, một số quốc gia đã bắt đầu cho loại biên số F-16 thuộc phiên bản A/B đời đầu, chẳng hạn như Ai Cập và Israel đã bắt đầu giảm quy mô phi đội F-16; trong khi các quốc gia như Thái Lan và Iraq có thể sẽ sớm trang bị F-16 phiên bản mới. Không quân Mỹ cũng chuyển đổi một số máy bay F-16 cũ, thành máy bay không người lái.Tính đến cuối năm 2020, đã có hơn 4.600 chiếc F-16 đã được sản xuất. Mặc dù thiết kế của chiếc máy bay này đã có từ lâu, nhưng giá của mẫu cải tiến mới nhất là F-16V, vẫn có giá thành cực cao.Thậm chí giá của F-16V cao hơn đáng kể so với tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga. Mặc dù Su-35 là máy bay chiến đấu hiện đại, được xếp loại thế hệ 4 ++, lực đẩy động cơ gần gấp 3 lần F-16V, nhưng giá của F-16V lại cao hơn Su-35 khoảng 50%.Và việc trả hàng chục triệu USD cho một chiếc tiêm kích F-16, gần như không có thay đổi gì trên thân, vẫn được trang bị động cơ F110 cũ và diện tích phản xạ radar cao; tuy nhiên vẫn hấp dẫn nhiều quốc gia mua và tiếp tục sử dụng.Điều đáng chú ý là các máy bay chiến đấu dòng Su-27 Flanker của Nga được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay, nhưng các mẫu Su-35 cải tiến mới nhất của dòng Flanker, đã sử dụng một loạt thiết bị kỹ thuật mới.Đáng chú ý nhất là Su-35 sử dụng động cơ có lực đẩy mạnh hơn và tuổi thọ cao hơn, giảm diện tích phản xạ radar hơn nhiều lần phiên bản gốc Su-27. Mặc dù các thiết bị điện tử hàng không đã được nâng cấp trên F-16V, nhưng không nhiều như Su-35, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của F-16 trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ cơ động né tránh 6 tên lửa phòng không của Iraq. Nguồn: USAF.
Theo trang web "Military Watch" của Mỹ, Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ, đã công bố mở thêm dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon mới, tại Greenville, Nam Carolina.
Lockheed Martin đã giành được hợp đồng trị giá 14 tỷ USD. Đến năm 2026, dây chuyền sản xuất sẽ được sử dụng để sản xuất 128 tiêm kích F-16 mới cho các khách hàng nước ngoài, gồm Bahrain, Slovakia, Bulgaria và Đài Loan.
Trong 128 chiếc sản xuất mới, một nửa số tiêm kích chiến đấu F-16 sẽ được chuyển đến vùng lãnh thổ Đài Loan, và Đài Loan đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, trong việc hỗ trợ Lockheed Martin tiếp tục sản xuất F-16.
Tiêm kích F-16 bay lần đầu tiên vào năm 1974 và gia nhập Không quân Mỹ vào năm 1978. Ba năm trước khi tuyên bố mở dây chuyền sản xuất mới, dây chuyền sản xuất F-16 cũ hơn của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas đã bị đóng cửa.
F-16 là loại máy bay lập kỷ lục thế giới là máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sản xuất với số lượng nhiều nhất, được nhiều quốc gia trang bị nhất. Hiện nay F-16 và F-15 là hai loại máy bay chiến đấu lâu đời nhất, vẫn còn được sản xuất trên thế giới và cả hai máy bay đều có lịch sử gần 50 năm.
F-16 Fighting Falcon được xếp hạng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chi phí sử dụng và bảo dưỡng thấp. Hiện nay chỉ các quốc gia không đủ điều kiện mua máy bay chiến đấu cao cấp như F-35 hoặc không được phép mua F-35 vì lý do chính trị, mới tiếp tục đặt hàng loại chiến đấu cơ này.
Lô máy bay chiến đấu F-16V dự kiến sẽ được lắp ráp trên dây chuyền sản xuất mới đầu tiên ở Greenville vào năm 2022, và có thể sẽ có nhiều đơn đặt hàng loại máy bay chiến đấu F-16V này hơn, để dây chuyền này có thể tiếp tục được sản xuất sau năm 2027.
Khi nói về việc khai trương dây chuyền sản xuất mới, Brian Pearson, người phụ trách chương trình bán máy bay F-16 của Không quân Mỹ cho biết, dây chuyền sản xuất mới này có ý nghĩa rất lớn với Lockheed Martin. Hiện tại, 25 quốc gia và khu vực đang sử dụng máy bay chiến đấu F-16 và họ nắm chắc về loại máy bay chiến đấu này.
Dây chuyền sản xuất mới này sẽ giúp Mỹ tiếp tục đáp ứng nhu cầu của nhiều quốc gia về máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ và khách hàng nước ngoài như Singapore thì cho rằng, F-16 ngày càng trở nên lạc hậu.
Hiện tại, một số quốc gia đã bắt đầu cho loại biên số F-16 thuộc phiên bản A/B đời đầu, chẳng hạn như Ai Cập và Israel đã bắt đầu giảm quy mô phi đội F-16; trong khi các quốc gia như Thái Lan và Iraq có thể sẽ sớm trang bị F-16 phiên bản mới. Không quân Mỹ cũng chuyển đổi một số máy bay F-16 cũ, thành máy bay không người lái.
Tính đến cuối năm 2020, đã có hơn 4.600 chiếc F-16 đã được sản xuất. Mặc dù thiết kế của chiếc máy bay này đã có từ lâu, nhưng giá của mẫu cải tiến mới nhất là F-16V, vẫn có giá thành cực cao.
Thậm chí giá của F-16V cao hơn đáng kể so với tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga. Mặc dù Su-35 là máy bay chiến đấu hiện đại, được xếp loại thế hệ 4 ++, lực đẩy động cơ gần gấp 3 lần F-16V, nhưng giá của F-16V lại cao hơn Su-35 khoảng 50%.
Và việc trả hàng chục triệu USD cho một chiếc tiêm kích F-16, gần như không có thay đổi gì trên thân, vẫn được trang bị động cơ F110 cũ và diện tích phản xạ radar cao; tuy nhiên vẫn hấp dẫn nhiều quốc gia mua và tiếp tục sử dụng.
Điều đáng chú ý là các máy bay chiến đấu dòng Su-27 Flanker của Nga được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay, nhưng các mẫu Su-35 cải tiến mới nhất của dòng Flanker, đã sử dụng một loạt thiết bị kỹ thuật mới.
Đáng chú ý nhất là Su-35 sử dụng động cơ có lực đẩy mạnh hơn và tuổi thọ cao hơn, giảm diện tích phản xạ radar hơn nhiều lần phiên bản gốc Su-27. Mặc dù các thiết bị điện tử hàng không đã được nâng cấp trên F-16V, nhưng không nhiều như Su-35, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của F-16 trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ cơ động né tránh 6 tên lửa phòng không của Iraq. Nguồn: USAF.