Thông tin trên được Rafael thông báo vào đầu tuần này, sau khi đại diện hai bên ký một thỏa thuận khung tại Hungary, và đây sẽ là lần đầu tiên hệ thống đánh chặn tên lửa Israel Iron Dome “Vòm sắt” được xuất khẩu ra bên ngoài Israel và tạo bước đi đầu tiên cho Rafael mở rộng thị trường vũ khí của công ty này ở Đông Âu. Nguồn ảnh: The Daily Beast.Theo thông tin có được, Rafael sẽ cung cấp cho Romania phiên bản hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn của Iron Dome cùng với đó hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa Samson, cùng tên lửa chống tăng dẫn đường Spike. Giá trị của hợp đồng này hiện vẫn chưa được công bố. Nguồn ảnh: The Jewish Link.Những năm gần đây, Israel thường tuyên bố, tên lửa Iron Dome đã thành công trong việc đánh chặn hầu hết các vụ tấn công bằng tên lửa vào Israel từ Dải Gaza. Với tỉ lệ đánh chặn thành công lên đến gần 90%, các nhà sản xuất vũ khí của Israel ca ngợi “Vòm sắt” là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn đáng tin cậy nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: The Jewish Link.Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn các mối đe dọa từ trên không từ tên lửa đạn đạo, đạn pháo cối cho đến cả rocket phóng loạt với tầm bắn hiệu tới 70km. Nguồn ảnh: bhol.co.il.Khẩu đội Iron Dome gồm 3 thành phần chính: hệ thống radar trinh sát; hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý chiến đấu; các bệ phóng tên lửa đánh chặn. Một bệ phóng của Iron Dome được kết cấu với 20 ống phóng chứa đạn tên lửa Tamir, lệnh kích hoạt tên lửa được điều khiển qua kết nối không dây, rất tiện lợi trong quá trình triển khai – thu hồi hệ thống. Nguồn ảnh: NBC News.Đạn tên lửa đánh chặn dùng cho hệ thống Iron Dome là loại Tamir thiết kế với tính linh hoạt cơ động cao, trang bị cảm biến quang – điện để tấn công mục tiêu với tầm tác chiến hiệu quả vào khoảng 70km. Theo Rafael, giá thành cho mỗi phát bắn của tên lửa Tamir là 50.000 USD. Nguồn ảnh: CBS News.Việc Romania mua hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome từ Israel có thể khiến mối quan hệ giữa NATO và Nga tại Đông Âu căng thẳng trở lại, nhất là khi Mỹ đang muốn bán hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot PAC 3+ cho Romania. Khiến giới quan sát nghi ngờ về động cơ Romania mua cùng lúc hai hệ thống vũ khí đánh chặn tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Getty Images.Nhiều ý kiến cho rằng, với năng lực quốc phòng của Romania hiện tại việc trang bị cả Iron Dome lẫn Patriot là điều quá sức đối với nước này và các hệ thống phòng không trên không phục vụ cho cho Quân đội Romania mà nghiêng nhiều hơn về phía NATO. Cũng rất có thể chính Mỹ đứng sau thương vụ mua Iron Dome của Romania. Nguồn ảnh: Getty Images.Theo đó Washington đang có ý định cung cấp biến thể hiện đại nhất của hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot cho Romania, bản thân biến thể này vẫn đang được Quân đội Mỹ sử dụng. Trong khi đó các hợp đồng xuất khẩu Patriot trước đây của Mỹ dành cho các nước đồng minh thường chỉ dừng lại ở Patriot PAC 2 hoặc nhiều nhất Patriot PAC 3. Nguồn ảnh: The National Interest.Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định, việc Mỹ cung cấp PAC 3+ cho Romania có thể là cách Washington âm thầm tăng cường lá chắn tên lửa ở Đông Âu thông qua việc trang bị các hệ thống phòng không hiện đại cho các quốc gia thành viên NATO trong khu vực. Mặt khác điều này còn làm giảm bớt gánh nặng về ngân sách mà Mỹ phải chịu cho các hệ thống đánh chặn tên lửa trên khắp châu Âu, ngoài ra họ còn bán được cả tên lửa. Nguồn ảnh: Military.com.Các nhận định trên có một phần nào đó hợp lý bởi chính sách của Mỹ đối với khối quân sự NATO đã khác trước đây, khi Washington yêu cầu các quốc gia thành viên của liên minh quân sự này có “trách nhiệm” hơn bằng việc tăng ngân sách quốc phòng cũng như mức đóng góp vào NATO mỗi năm. Và còn gì thiết thực hơn bằng việc các thành viên NATO mua thêm vũ khí từ Mỹ. Nguồn ảnh: International Business.Rất có thể sự thay đổi về định hướng hoạt động của NATO như những gì mà Mỹ mong muốn sẽ làm gia tăng thêm sự đối đầu giữa NATO và Nga kéo theo đó là nguy cơ về một chiến tranh mới ở châu Âu khi các bên không còn kiềm chế được hành động của mình. Nguồn ảnh: Military.com.Mời độc giả xem video: Quân đội Nga diễn tập bắn đạn thật với pháo phản lực phóng loạt. (nguồn RT)
Thông tin trên được Rafael thông báo vào đầu tuần này, sau khi đại diện hai bên ký một thỏa thuận khung tại Hungary, và đây sẽ là lần đầu tiên hệ thống đánh chặn tên lửa Israel Iron Dome “Vòm sắt” được xuất khẩu ra bên ngoài Israel và tạo bước đi đầu tiên cho Rafael mở rộng thị trường vũ khí của công ty này ở Đông Âu. Nguồn ảnh: The Daily Beast.
Theo thông tin có được, Rafael sẽ cung cấp cho Romania phiên bản hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn của Iron Dome cùng với đó hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa Samson, cùng tên lửa chống tăng dẫn đường Spike. Giá trị của hợp đồng này hiện vẫn chưa được công bố. Nguồn ảnh: The Jewish Link.
Những năm gần đây, Israel thường tuyên bố, tên lửa Iron Dome đã thành công trong việc đánh chặn hầu hết các vụ tấn công bằng tên lửa vào Israel từ Dải Gaza. Với tỉ lệ đánh chặn thành công lên đến gần 90%, các nhà sản xuất vũ khí của Israel ca ngợi “Vòm sắt” là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn đáng tin cậy nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: The Jewish Link.
Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn các mối đe dọa từ trên không từ tên lửa đạn đạo, đạn pháo cối cho đến cả rocket phóng loạt với tầm bắn hiệu tới 70km. Nguồn ảnh: bhol.co.il.
Khẩu đội Iron Dome gồm 3 thành phần chính: hệ thống radar trinh sát; hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý chiến đấu; các bệ phóng tên lửa đánh chặn. Một bệ phóng của Iron Dome được kết cấu với 20 ống phóng chứa đạn tên lửa Tamir, lệnh kích hoạt tên lửa được điều khiển qua kết nối không dây, rất tiện lợi trong quá trình triển khai – thu hồi hệ thống. Nguồn ảnh: NBC News.
Đạn tên lửa đánh chặn dùng cho hệ thống Iron Dome là loại Tamir thiết kế với tính linh hoạt cơ động cao, trang bị cảm biến quang – điện để tấn công mục tiêu với tầm tác chiến hiệu quả vào khoảng 70km. Theo Rafael, giá thành cho mỗi phát bắn của tên lửa Tamir là 50.000 USD. Nguồn ảnh: CBS News.
Việc Romania mua hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome từ Israel có thể khiến mối quan hệ giữa NATO và Nga tại Đông Âu căng thẳng trở lại, nhất là khi Mỹ đang muốn bán hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot PAC 3+ cho Romania. Khiến giới quan sát nghi ngờ về động cơ Romania mua cùng lúc hai hệ thống vũ khí đánh chặn tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Getty Images.
Nhiều ý kiến cho rằng, với năng lực quốc phòng của Romania hiện tại việc trang bị cả Iron Dome lẫn Patriot là điều quá sức đối với nước này và các hệ thống phòng không trên không phục vụ cho cho Quân đội Romania mà nghiêng nhiều hơn về phía NATO. Cũng rất có thể chính Mỹ đứng sau thương vụ mua Iron Dome của Romania. Nguồn ảnh: Getty Images.
Theo đó Washington đang có ý định cung cấp biến thể hiện đại nhất của hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot cho Romania, bản thân biến thể này vẫn đang được Quân đội Mỹ sử dụng. Trong khi đó các hợp đồng xuất khẩu Patriot trước đây của Mỹ dành cho các nước đồng minh thường chỉ dừng lại ở Patriot PAC 2 hoặc nhiều nhất Patriot PAC 3. Nguồn ảnh: The National Interest.
Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định, việc Mỹ cung cấp PAC 3+ cho Romania có thể là cách Washington âm thầm tăng cường lá chắn tên lửa ở Đông Âu thông qua việc trang bị các hệ thống phòng không hiện đại cho các quốc gia thành viên NATO trong khu vực. Mặt khác điều này còn làm giảm bớt gánh nặng về ngân sách mà Mỹ phải chịu cho các hệ thống đánh chặn tên lửa trên khắp châu Âu, ngoài ra họ còn bán được cả tên lửa. Nguồn ảnh: Military.com.
Các nhận định trên có một phần nào đó hợp lý bởi chính sách của Mỹ đối với khối quân sự NATO đã khác trước đây, khi Washington yêu cầu các quốc gia thành viên của liên minh quân sự này có “trách nhiệm” hơn bằng việc tăng ngân sách quốc phòng cũng như mức đóng góp vào NATO mỗi năm. Và còn gì thiết thực hơn bằng việc các thành viên NATO mua thêm vũ khí từ Mỹ. Nguồn ảnh: International Business.
Rất có thể sự thay đổi về định hướng hoạt động của NATO như những gì mà Mỹ mong muốn sẽ làm gia tăng thêm sự đối đầu giữa NATO và Nga kéo theo đó là nguy cơ về một chiến tranh mới ở châu Âu khi các bên không còn kiềm chế được hành động của mình. Nguồn ảnh: Military.com.
Mời độc giả xem video: Quân đội Nga diễn tập bắn đạn thật với pháo phản lực phóng loạt. (nguồn RT)