Theo đó năm nay lễ duyệt binh hải quân quốc tế 2018 (International Fleet Review) được tổ chức tại đảo Jeju của Hàn Quốc với sự tham gia của 19 tàu chiến đến từ 12 nước và đoàn đại biểu từ 46 nước. Nếu bao gồm cả tàu của hải quân Hàn Quốc thì tổng cộng có 40 tàu và 24 máy bay tham dự sự kiện này, trong đó tàu độ bổ Il Chul Bong của Hàn Quốc được chọn làm tàu chỉ huy lễ duyệt binh. Nguồn ảnh: Arirang.Đích thân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đến chủ trì buổi lễ duyệt binh hạm đội quốc tế năm nay trên tàu Il Chul Bong. Phát biểu tại buổi lễ Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh đảo Jeju thông qua IFR-2018 đã trở thành biểu tượng thể hiện sự hòa hợp, tình hữu nghị và hợp tác của hải quân thế giới. Nguồn ảnh: Arirang.Được biết Hàn Quốc lần đầu tổ chức Lễ duyệt binh hạm đội quốc tế là vào năm 1998, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quân đội. Đây là một sự kiện tiêu biểu của Hải quân Hàn Quốc, được tổ chức 10 năm một lần, và năm nay là lần tổ chức thứ ba. Nguồn ảnh: Arirang.Cũng trong lễ duyệt binh IFR-2018, Việt Nam cũng cử đại diện tham gia là tàu hộ vệ tên lửa 015 – Trần Hưng Đạo một trong bốn tàu hộ vệ lớp Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Arirang.Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam - Tư lệnh Quân chủng Hải quân chào khi 2 tàu Việt Nam duyệt binh qua tàu chở Đoàn chủ tịch. Nguồn ảnh: Arirang.Trước khi tham gia lễ duyệt binh hải quân tại đảo Jeju, tàu hộ vệ 015 – Trần Hưng Đạo đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài từ ngày 27/9 đến 6/10 mới lên đường đến Hàn Quốc tham IFR-2018. Trong ảnh chúng ta có thể thấy trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị trên tàu 015 – Trần Hưng Đạo. Nguồn ảnh: Arirang.Hình ảnh tàu hộ vệ 015 – Trần Hưng Đạo đi qua tàu chỉ huy Il Chul Bong của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Arirang.Cũng trong lễ duyệt binh IFR-2018, Hải quân Việt Nam cũng lần đầu tiên ra mắt tàu hộ vệ chống ngầm 20 – Nhiều khả năng đây là chiếc tàu lớp Pohang trước đây mang tên Yeosu (PCC-765) được Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam. Việc con tàu treo cờ Việt Nam khi đang ở trong lãnh hải của Hàn Quốc chứng tỏ dường như nó đã được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Arirang.Ngoài ra, tàu hộ vệ lớp Pohang thứ 2 của Việt Nam đã có khác biệt về cấu hình vũ khí so với tàu đầu tiên (tàu 18). Theo đó, toàn bộ vũ khí nguyên bản của lớp Pohang Flight III đã được giữ nguyên ở tàu 20. Nguồn ảnh: Arirang.Tàu có 2 pháo OTO Melara 76mm, 2 pháo OTOBreda 40mm nòng đôi và điều đặc biệt nhất, quan trọng nhất là 2 cụm ống phóng ngư lôi cỡ 324mm ở trên tàu vẫn được giữ nguyên. Như vậy, có thể hoàn toàn khẳng định, tàu 20 sẽ là tàu hộ vệ săn ngầm của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Arirang.Việc Hải quân Việt Nam tham gia các sự kiện lần này tại Hàn Quốc có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hải quân các nước nói chung và với Hải quân Hàn Quốc nói riêng, thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam với các hoạt động của Hải quân Hàn Quốc, đáp lại thiện chí và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn trong thời gian vừa qua. Đây cũng là dịp để Hải quân nhân dân Việt Nam học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để tổ chức các sự kiện đối ngoại trong năm 2020. Nguồn ảnh: Arirang.Trong ảnh là tàu tuần dương Varyag của Hải quân Nga tham dự IFR-2018, Hải quân Nga chỉ cử duy nhất một đại diện tới đảo Jeju lần này. Nguồn ảnh: Arirang.Trong khi đó Hải quân Mỹ lại có sự xuất hiện của bộ ba tàu chiến mạnh nhất gồm tàu khu trục mang tên lửa USS Benfold (DDG-65) thuộc lớp Arleigh Burke. Nguồn ảnh: Arirang.Kế đến là tàu tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) thuộc lớp Ticonderoga Nguồn ảnh: Arirang.Và cuối cùng là tàu = USS Ronald Reagan (CVN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp tàu sân bay lớp Nimitz. Nguồn ảnh: Arirang.Hải quân Ấn Độ cử đại diện tới Jeju là tàu khu trục hạm INS Rana (D52). Nguồn ảnh: Arirang.Hải quân các nước Đông Nam Á cũng cử đại diện tới IFR-2018 với tàu hộ vệ HTMS Taskin (FFG 422) của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Nguồn ảnh: Arirang.Tàu hộ vệ tàng hình RSS Stalwart (72) của Hải quân Singapore. Nguồn ảnh: Arirang.Và tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa (09) của Hải quân Hoàng gia Brunei. Nguồn ảnh: Arirang.Mời độc giả xem video: Lễ duyệt binh hạm đội quốc tế 2018 diễn ra tại đảo Jeju, Hàn Quốc. (nguồn Arirang)
Theo đó năm nay lễ duyệt binh hải quân quốc tế 2018 (International Fleet Review) được tổ chức tại đảo Jeju của Hàn Quốc với sự tham gia của 19 tàu chiến đến từ 12 nước và đoàn đại biểu từ 46 nước. Nếu bao gồm cả tàu của hải quân Hàn Quốc thì tổng cộng có 40 tàu và 24 máy bay tham dự sự kiện này, trong đó tàu độ bổ Il Chul Bong của Hàn Quốc được chọn làm tàu chỉ huy lễ duyệt binh. Nguồn ảnh: Arirang.
Đích thân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đến chủ trì buổi lễ duyệt binh hạm đội quốc tế năm nay trên tàu Il Chul Bong. Phát biểu tại buổi lễ Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh đảo Jeju thông qua IFR-2018 đã trở thành biểu tượng thể hiện sự hòa hợp, tình hữu nghị và hợp tác của hải quân thế giới. Nguồn ảnh: Arirang.
Được biết Hàn Quốc lần đầu tổ chức Lễ duyệt binh hạm đội quốc tế là vào năm 1998, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quân đội. Đây là một sự kiện tiêu biểu của Hải quân Hàn Quốc, được tổ chức 10 năm một lần, và năm nay là lần tổ chức thứ ba. Nguồn ảnh: Arirang.
Cũng trong lễ duyệt binh IFR-2018, Việt Nam cũng cử đại diện tham gia là tàu hộ vệ tên lửa 015 – Trần Hưng Đạo một trong bốn tàu hộ vệ lớp Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Arirang.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam - Tư lệnh Quân chủng Hải quân chào khi 2 tàu Việt Nam duyệt binh qua tàu chở Đoàn chủ tịch. Nguồn ảnh: Arirang.
Trước khi tham gia lễ duyệt binh hải quân tại đảo Jeju, tàu hộ vệ 015 – Trần Hưng Đạo đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài từ ngày 27/9 đến 6/10 mới lên đường đến Hàn Quốc tham IFR-2018. Trong ảnh chúng ta có thể thấy trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị trên tàu 015 – Trần Hưng Đạo. Nguồn ảnh: Arirang.
Hình ảnh tàu hộ vệ 015 – Trần Hưng Đạo đi qua tàu chỉ huy Il Chul Bong của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Arirang.
Cũng trong lễ duyệt binh IFR-2018, Hải quân Việt Nam cũng lần đầu tiên ra mắt tàu hộ vệ chống ngầm 20 – Nhiều khả năng đây là chiếc tàu lớp Pohang trước đây mang tên Yeosu (PCC-765) được Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam. Việc con tàu treo cờ Việt Nam khi đang ở trong lãnh hải của Hàn Quốc chứng tỏ dường như nó đã được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Arirang.
Ngoài ra, tàu hộ vệ lớp Pohang thứ 2 của Việt Nam đã có khác biệt về cấu hình vũ khí so với tàu đầu tiên (tàu 18). Theo đó, toàn bộ vũ khí nguyên bản của lớp Pohang Flight III đã được giữ nguyên ở tàu 20. Nguồn ảnh: Arirang.
Tàu có 2 pháo OTO Melara 76mm, 2 pháo OTOBreda 40mm nòng đôi và điều đặc biệt nhất, quan trọng nhất là 2 cụm ống phóng ngư lôi cỡ 324mm ở trên tàu vẫn được giữ nguyên. Như vậy, có thể hoàn toàn khẳng định, tàu 20 sẽ là tàu hộ vệ săn ngầm của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Arirang.
Việc Hải quân Việt Nam tham gia các sự kiện lần này tại Hàn Quốc có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hải quân các nước nói chung và với Hải quân Hàn Quốc nói riêng, thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam với các hoạt động của Hải quân Hàn Quốc, đáp lại thiện chí và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn trong thời gian vừa qua. Đây cũng là dịp để Hải quân nhân dân Việt Nam học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để tổ chức các sự kiện đối ngoại trong năm 2020. Nguồn ảnh: Arirang.
Trong ảnh là tàu tuần dương Varyag của Hải quân Nga tham dự IFR-2018, Hải quân Nga chỉ cử duy nhất một đại diện tới đảo Jeju lần này. Nguồn ảnh: Arirang.
Trong khi đó Hải quân Mỹ lại có sự xuất hiện của bộ ba tàu chiến mạnh nhất gồm tàu khu trục mang tên lửa USS Benfold (DDG-65) thuộc lớp Arleigh Burke. Nguồn ảnh: Arirang.
Kế đến là tàu tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) thuộc lớp Ticonderoga Nguồn ảnh: Arirang.
Và cuối cùng là tàu = USS Ronald Reagan (CVN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp tàu sân bay lớp Nimitz. Nguồn ảnh: Arirang.
Hải quân Ấn Độ cử đại diện tới Jeju là tàu khu trục hạm INS Rana (D52). Nguồn ảnh: Arirang.
Hải quân các nước Đông Nam Á cũng cử đại diện tới IFR-2018 với tàu hộ vệ HTMS Taskin (FFG 422) của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Nguồn ảnh: Arirang.
Tàu hộ vệ tàng hình RSS Stalwart (72) của Hải quân Singapore. Nguồn ảnh: Arirang.
Và tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa (09) của Hải quân Hoàng gia Brunei. Nguồn ảnh: Arirang.
Mời độc giả xem video: Lễ duyệt binh hạm đội quốc tế 2018 diễn ra tại đảo Jeju, Hàn Quốc. (nguồn Arirang)