Vào ngày 10/10 vừa qua, Triều Tiên đã trịnh trọng tổ chức lễ duyệt binh lớn chưa từng có trong lịch sử để chào mừng 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên với người đứng đầu là lãnh đạo Kim Jong Un. Sự kiện thu hút sự xuất hiện của hàng loạt khí tài quân sự vô cùng hiện đại của cả 3 quân binh chủng Hải - Lục - Không quân, tạo một cú shock cực kỳ lớn đối với giới quan sát nước ngoài về mức độ hoành tráng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục đại mang đầu đạn hạt nhân Hỏa Tinh-15 của Triều Tiên duyệt binh.Dẫu vậy, dù cho không thu hút được sự chú ý như các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, rocket phản lực cỡ lớn hay xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu mới nhưng lại có một vai trò vô cùng quan trọng, đánh dấu sự lột xác cực kỳ lớn của quân đội Triều Tiên đó chính là màn ra mắt của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa kiểu mới có dáng vẻ hiện đại. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa mới do Triều Tiên chế tạo.Trong cuộc duyệt binh thường niên vào năm 2010, lần đầu tiên Triều Tiên đã cho ra mắt hệ thống tên lửa phòng không tầm xa do mình tự chế tạo mang tên KN-06 có nhiều nét tương tự với S-300 của Nga nhưng có tính năng thua kém hơn. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải việt dã cải tiến nhưng chỉ có thể mang theo 2 ống phóng thẳng đứng. Ảnh: Cận cảnh xe phóng của tổ hợp KN-06.Tổ hợp sử dụng một radar mảng pha 3D có thiết kế giống với radar 30N6E của tổ hợp S-300 dùng cho nhiệm vụ dẫn bắn, kiểm soát hỏa lực và chỉ thị mục tiêu, một xe carbin chỉ huy và các xe phóng mang ống tên lửa, mỗi xe mang theo được 2 quả. Ảnh: Các thành phần chiến đấu của một tổ hợp KN-06 gồm radar chỉ thị mục tiêu, xe chỉ huy và các xe phóng.Các báo cáo cho biết rằng trong giai đoạn 1990 - 2000, Triều Tiên đã mua thành công một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa S-300, đây chính là tổ hợp có sức mạnh phòng không hiệu quả nhất trong kho vũ khí của nước này thời điểm bấy giờ và cũng chính là tiền đề cho Triều Tiên nghiên cứu nguyên lý hoạt động, cấu tạo của nó để từ đó cho ra đời phiên bản S-300 của riêng mình. Theo đánh giá, tổ hợp KN-06 của Triều Tiên đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017 và có tầm bắn tới 160 - 180km. Ảnh: Xe radar mảng pha cho nhiệm vụ phát hiện và chỉ thị mục tiêu của tổ hợp KN-06.Tổ hợp KN-06 được đặt trên khung gầm xe tải việt dã Taepaeksan-96, là sự phối hợp sản xuất theo giấy phép giữa Triều Tiên và công ty Kamaz của Nga, chế tạo do nhà máy đặt tại thành phố Pyeongseong của nước này. Ngoài ra, cơ chế bắn theo kiểu “Phóng nguội” là minh chứng rõ ràng nhất cho việc chắc chắn Triều Tiên đã có sự giúp đỡ của nước ngoài trong việc phát triển hệ thống này. Ảnh: Chủ tịch Kim quan sát tổ hợp KN-06 bắn đạn thật.Vào năm 2018, Triều Tiên đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp đáng kể hơn của KN-06, thay vì chỉ có thể mang theo 2 ống phóng tên lửa, bây giờ khung gầm đã có thể mang tới 3 ống phóng, nâng cao đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu. Đồng thời, trong một tổ hợp KN-06 sẽ có từ 3 - 4 xe phóng đồng nghĩa với việc một hệ thống sẽ tăng thêm 3 - 4 đạn trong một lần bắn Ảnh: Xe phóng kiểu mới của KN-06 với 3 ống phóng.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin rằng Triều Tiên ít nhất đã thử nghiệm 3 vụ phóng tên lửa KN-06, có tầm bắn lên tới hơn 150km và thực hiện tại khu vực ngoài khơi phía tây Triều Tiên. Tên lửa sử dụng cơ chế phóng nguội, một vụ nổ khí nén sẽ đẩy quả tên lửa ra khỏi ống phóng sau đó mới kích hoạt động cơ chính giúp tên lửa bay đi mà không hề làm hư hại đến ống phóng. Ảnh: Tổ hợp KN-06 khai hỏa.Việc Triều Tiên công bố tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa mới vừa qua cho thấy họ đã có một bước tiến cực kỳ dài chỉ sau 10 năm, những công nghệ từ KN-06 đến nay đã phát triển một cách vượt bậc và đạt trình độ đỉnh cao, có thể sánh với các cường quốc quân sự hàng đầu. Khung gầm xe phóng được thiết kế hoàn toàn mới, chắc chắn và hầm hố, cùng với đó là 4 ống phóng tên lửa làm người ta liên tưởng ngay tới tổ hợp S-400 hiện đại của Nga.Chưa rõ rằng liệu thông số kỹ thuật của loại tên lửa mới này của Triều Tiên ra sao nhưng so với tầm bắn tối đa lên tới 400km của S-400 là một thông số không dễ dàng có thể đạt được hay như tổ hợp HQ-9B của Trung Quốc với thiết kế tương tự cũng có tầm bắn hơn 300km. Ảnh: Tổ hợp S-400 của Nga trong một lễ duyệt binh.Tuy nhiên qua đây ta cũng thấy được rằng Công nghiệp quốc phòng Triều Tiên thực sự là vô cùng đáng gờm, họ có thể tự sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực, tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay tiêm kích, pháo phản lực hay hệ thống phòng không tầm xa, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vũ khí của quân đội, điều này không có nhiều quốc gia trên thế giới có khả năng làm được. Ảnh: Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không kiểu mới của Triều Tiên. Video Duyệt binh Triều Tiên 2020 - Nguồn: KCNA
Vào ngày 10/10 vừa qua, Triều Tiên đã trịnh trọng tổ chức lễ duyệt binh lớn chưa từng có trong lịch sử để chào mừng 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên với người đứng đầu là lãnh đạo Kim Jong Un. Sự kiện thu hút sự xuất hiện của hàng loạt khí tài quân sự vô cùng hiện đại của cả 3 quân binh chủng Hải - Lục - Không quân, tạo một cú shock cực kỳ lớn đối với giới quan sát nước ngoài về mức độ hoành tráng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục đại mang đầu đạn hạt nhân Hỏa Tinh-15 của Triều Tiên duyệt binh.
Dẫu vậy, dù cho không thu hút được sự chú ý như các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, rocket phản lực cỡ lớn hay xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu mới nhưng lại có một vai trò vô cùng quan trọng, đánh dấu sự lột xác cực kỳ lớn của quân đội Triều Tiên đó chính là màn ra mắt của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa kiểu mới có dáng vẻ hiện đại. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa mới do Triều Tiên chế tạo.
Trong cuộc duyệt binh thường niên vào năm 2010, lần đầu tiên Triều Tiên đã cho ra mắt hệ thống tên lửa phòng không tầm xa do mình tự chế tạo mang tên KN-06 có nhiều nét tương tự với S-300 của Nga nhưng có tính năng thua kém hơn. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải việt dã cải tiến nhưng chỉ có thể mang theo 2 ống phóng thẳng đứng. Ảnh: Cận cảnh xe phóng của tổ hợp KN-06.
Tổ hợp sử dụng một radar mảng pha 3D có thiết kế giống với radar 30N6E của tổ hợp S-300 dùng cho nhiệm vụ dẫn bắn, kiểm soát hỏa lực và chỉ thị mục tiêu, một xe carbin chỉ huy và các xe phóng mang ống tên lửa, mỗi xe mang theo được 2 quả. Ảnh: Các thành phần chiến đấu của một tổ hợp KN-06 gồm radar chỉ thị mục tiêu, xe chỉ huy và các xe phóng.
Các báo cáo cho biết rằng trong giai đoạn 1990 - 2000, Triều Tiên đã mua thành công một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa S-300, đây chính là tổ hợp có sức mạnh phòng không hiệu quả nhất trong kho vũ khí của nước này thời điểm bấy giờ và cũng chính là tiền đề cho Triều Tiên nghiên cứu nguyên lý hoạt động, cấu tạo của nó để từ đó cho ra đời phiên bản S-300 của riêng mình. Theo đánh giá, tổ hợp KN-06 của Triều Tiên đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017 và có tầm bắn tới 160 - 180km. Ảnh: Xe radar mảng pha cho nhiệm vụ phát hiện và chỉ thị mục tiêu của tổ hợp KN-06.
Tổ hợp KN-06 được đặt trên khung gầm xe tải việt dã Taepaeksan-96, là sự phối hợp sản xuất theo giấy phép giữa Triều Tiên và công ty Kamaz của Nga, chế tạo do nhà máy đặt tại thành phố Pyeongseong của nước này. Ngoài ra, cơ chế bắn theo kiểu “Phóng nguội” là minh chứng rõ ràng nhất cho việc chắc chắn Triều Tiên đã có sự giúp đỡ của nước ngoài trong việc phát triển hệ thống này. Ảnh: Chủ tịch Kim quan sát tổ hợp KN-06 bắn đạn thật.
Vào năm 2018, Triều Tiên đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp đáng kể hơn của KN-06, thay vì chỉ có thể mang theo 2 ống phóng tên lửa, bây giờ khung gầm đã có thể mang tới 3 ống phóng, nâng cao đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu. Đồng thời, trong một tổ hợp KN-06 sẽ có từ 3 - 4 xe phóng đồng nghĩa với việc một hệ thống sẽ tăng thêm 3 - 4 đạn trong một lần bắn Ảnh: Xe phóng kiểu mới của KN-06 với 3 ống phóng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin rằng Triều Tiên ít nhất đã thử nghiệm 3 vụ phóng tên lửa KN-06, có tầm bắn lên tới hơn 150km và thực hiện tại khu vực ngoài khơi phía tây Triều Tiên. Tên lửa sử dụng cơ chế phóng nguội, một vụ nổ khí nén sẽ đẩy quả tên lửa ra khỏi ống phóng sau đó mới kích hoạt động cơ chính giúp tên lửa bay đi mà không hề làm hư hại đến ống phóng. Ảnh: Tổ hợp KN-06 khai hỏa.
Việc Triều Tiên công bố tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa mới vừa qua cho thấy họ đã có một bước tiến cực kỳ dài chỉ sau 10 năm, những công nghệ từ KN-06 đến nay đã phát triển một cách vượt bậc và đạt trình độ đỉnh cao, có thể sánh với các cường quốc quân sự hàng đầu. Khung gầm xe phóng được thiết kế hoàn toàn mới, chắc chắn và hầm hố, cùng với đó là 4 ống phóng tên lửa làm người ta liên tưởng ngay tới tổ hợp S-400 hiện đại của Nga.
Chưa rõ rằng liệu thông số kỹ thuật của loại tên lửa mới này của Triều Tiên ra sao nhưng so với tầm bắn tối đa lên tới 400km của S-400 là một thông số không dễ dàng có thể đạt được hay như tổ hợp HQ-9B của Trung Quốc với thiết kế tương tự cũng có tầm bắn hơn 300km. Ảnh: Tổ hợp S-400 của Nga trong một lễ duyệt binh.
Tuy nhiên qua đây ta cũng thấy được rằng Công nghiệp quốc phòng Triều Tiên thực sự là vô cùng đáng gờm, họ có thể tự sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực, tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay tiêm kích, pháo phản lực hay hệ thống phòng không tầm xa, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vũ khí của quân đội, điều này không có nhiều quốc gia trên thế giới có khả năng làm được. Ảnh: Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không kiểu mới của Triều Tiên.
Video Duyệt binh Triều Tiên 2020 - Nguồn: KCNA