Bắt đầu từ ngày 3 và kết thúc vào ngày 22/11/1967, chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh được coi là một trận đánh thắng ngoạn mục của quân và dân ta trước Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.Trong trận đánh này, phía Quân giải phóng đã dụ được một lực lượng chủ lực cơ động của Mỹ lên Tây Nguyên hay còn gọi là Cao Nguyên Trung Phần vào thời đó để tiêu diệt. Ảnh: Sân bay Đắk Tô nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: Wiki.Tham gia trận đánh này, phía Mỹ có 16.000 quân cùng với pháo binh yểm trợ đã bắn tổng cộng 151.900 quả đạn pháo. Ngoài ra còn có 2101 phi vụ trực thăng vận, 2096 phi vụ ném bom, 257 phi vụ ném bom bằng B-52, ném tổng cộng 10.000 tấn bom. Nguồn ảnh: Wiki.Phía ta hoàn toàn ngược lại, chỉ có 6000 quân với một đại đội súng cối hỗ trợ. Nguồn ảnh: Wiki.Với lối đánh nghi binh, luồn lách, cơ động, ào lên tấn công trực diện ở cự ly gần rồi lại rút lui nhanh, quân ta đã khiến phía Mỹ phải vất vả chống đỡ. Nguồn ảnh: Wiki.Nếu như địa hình rừng núi quá quen thuộc với ta thì đối với binh lính Mỹ, địa hình này là cơn ác mộng khi trực thăng không thể tiếp cận còn binh lính Mỹ rất khó xác định khoảng cách để gọi pháo dội chính xác do bị cây cối che chắn tầm nhìn. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài ra, phía ta cũng tiến hành nghi binh chiến thuật ở nhiều hướng, đặc biệt là ở những khu vực phía sau lưng địch và sau phòng tuyến của địch, khiến chúng bị hỗn loạn, không thể phán đoán được vị trí của các đơn vị chủ lực của ta để tiến hành đánh lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Trong chiến dịch này, các cuộc đụng độ lớn giữa ta và địch chủ yếu chỉ diễn ra trên một vài cao điểm trọng yếu bao gồm cao điểm 882, cao điểm 875, cao điểm 724, cao điểm 823 và cao điểm 1262. Nguồn ảnh: Wiki.Những cao điểm này đã phải hứng chịu hàng vạn quả đạn pháo của đối phương, cháy trụi hết cây cối và oằn mình dưới những màn dội bom từ B-52. Mặc dù vậy, phía Quân giải phóng vẫn ngoan cường bám trụ, tiến hành cơ động đánh địch trên địa hình trống trải, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Nguồn ảnh: Tom.Thậm chí, tại cao điểm 875 phía ta còn tổ chức tấn công bao vây, áp đảo lực lượng Quân đội Mỹ đang bị kìm chặt dưới chân đồi, bắn rơi tới 12 máy bay trực thăng khi chúng cố giải vây cho lính Mỹ. Nguồn ảnh: Tom.Cuộc đụng độ ở cao điểm 875 được Mỹ coi là cuộc đụng độ đẫm máu nhất đối với quân đội nước này trong chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh. Thậm chí ở Mỹ, trận đụng độ ở cao điểm 875 mà Mỹ gọi là Đồi 875 thậm chí còn nổi tiếng hơn cả chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh. Ảnh: Mỗi đôi giày tượng trưng cho một binh lính Mỹ đã ngã xuống. Nguồn ảnh: Life.Tổng cộng, trong số 570 lính Mỹ tham chiến ở đồi 875, có 123 lính thiệt mạng tại chỗ và 252 lính bị thương, kèm theo 12 máy bay bị bắn rơi. Nguồn ảnh: Tumblr.Tổng kết toàn chiến dịch, phía Quân giải phóng giành được cả hai chiến thắng về mặt chiến thuật và chiến lược. Phía Mỹ có 4570 lính thiệt mạng, mất 70 máy bay, 3 sân bay bị phá hỏng, 52 xe quân sự trong đó có 16 xe tăng-thiết giáp bị bắn cháy, 2 kho đạn và 3 kho xăng bị phá hủy hoàn toàn. Nguồn ảnh: Flickr.Trận Đăk Tô - 1967, được coi là chiến thắng lớn đối với quân ta khi đã tiêu hao nặng những đơn vị thiện chiến nhất của Mỹ, đây cũng được xếp vào là 1 trong 3 chiến dịch thắng lớn nhất trên địa bàn Tây Nguyên cùng với chiến dịch Plây Me năm 1965 và chiến dịch Đăk Siêng năm 1970. Nguồn ảnh: Press.
Bắt đầu từ ngày 3 và kết thúc vào ngày 22/11/1967, chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh được coi là một trận đánh thắng ngoạn mục của quân và dân ta trước Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong trận đánh này, phía Quân giải phóng đã dụ được một lực lượng chủ lực cơ động của Mỹ lên Tây Nguyên hay còn gọi là Cao Nguyên Trung Phần vào thời đó để tiêu diệt. Ảnh: Sân bay Đắk Tô nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: Wiki.
Tham gia trận đánh này, phía Mỹ có 16.000 quân cùng với pháo binh yểm trợ đã bắn tổng cộng 151.900 quả đạn pháo. Ngoài ra còn có 2101 phi vụ trực thăng vận, 2096 phi vụ ném bom, 257 phi vụ ném bom bằng B-52, ném tổng cộng 10.000 tấn bom. Nguồn ảnh: Wiki.
Phía ta hoàn toàn ngược lại, chỉ có 6000 quân với một đại đội súng cối hỗ trợ. Nguồn ảnh: Wiki.
Với lối đánh nghi binh, luồn lách, cơ động, ào lên tấn công trực diện ở cự ly gần rồi lại rút lui nhanh, quân ta đã khiến phía Mỹ phải vất vả chống đỡ. Nguồn ảnh: Wiki.
Nếu như địa hình rừng núi quá quen thuộc với ta thì đối với binh lính Mỹ, địa hình này là cơn ác mộng khi trực thăng không thể tiếp cận còn binh lính Mỹ rất khó xác định khoảng cách để gọi pháo dội chính xác do bị cây cối che chắn tầm nhìn. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài ra, phía ta cũng tiến hành nghi binh chiến thuật ở nhiều hướng, đặc biệt là ở những khu vực phía sau lưng địch và sau phòng tuyến của địch, khiến chúng bị hỗn loạn, không thể phán đoán được vị trí của các đơn vị chủ lực của ta để tiến hành đánh lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong chiến dịch này, các cuộc đụng độ lớn giữa ta và địch chủ yếu chỉ diễn ra trên một vài cao điểm trọng yếu bao gồm cao điểm 882, cao điểm 875, cao điểm 724, cao điểm 823 và cao điểm 1262. Nguồn ảnh: Wiki.
Những cao điểm này đã phải hứng chịu hàng vạn quả đạn pháo của đối phương, cháy trụi hết cây cối và oằn mình dưới những màn dội bom từ B-52. Mặc dù vậy, phía Quân giải phóng vẫn ngoan cường bám trụ, tiến hành cơ động đánh địch trên địa hình trống trải, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Nguồn ảnh: Tom.
Thậm chí, tại cao điểm 875 phía ta còn tổ chức tấn công bao vây, áp đảo lực lượng Quân đội Mỹ đang bị kìm chặt dưới chân đồi, bắn rơi tới 12 máy bay trực thăng khi chúng cố giải vây cho lính Mỹ. Nguồn ảnh: Tom.
Cuộc đụng độ ở cao điểm 875 được Mỹ coi là cuộc đụng độ đẫm máu nhất đối với quân đội nước này trong chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh. Thậm chí ở Mỹ, trận đụng độ ở cao điểm 875 mà Mỹ gọi là Đồi 875 thậm chí còn nổi tiếng hơn cả chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh. Ảnh: Mỗi đôi giày tượng trưng cho một binh lính Mỹ đã ngã xuống. Nguồn ảnh: Life.
Tổng cộng, trong số 570 lính Mỹ tham chiến ở đồi 875, có 123 lính thiệt mạng tại chỗ và 252 lính bị thương, kèm theo 12 máy bay bị bắn rơi. Nguồn ảnh: Tumblr.
Tổng kết toàn chiến dịch, phía Quân giải phóng giành được cả hai chiến thắng về mặt chiến thuật và chiến lược. Phía Mỹ có 4570 lính thiệt mạng, mất 70 máy bay, 3 sân bay bị phá hỏng, 52 xe quân sự trong đó có 16 xe tăng-thiết giáp bị bắn cháy, 2 kho đạn và 3 kho xăng bị phá hủy hoàn toàn. Nguồn ảnh: Flickr.
Trận Đăk Tô - 1967, được coi là chiến thắng lớn đối với quân ta khi đã tiêu hao nặng những đơn vị thiện chiến nhất của Mỹ, đây cũng được xếp vào là 1 trong 3 chiến dịch thắng lớn nhất trên địa bàn Tây Nguyên cùng với chiến dịch Plây Me năm 1965 và chiến dịch Đăk Siêng năm 1970. Nguồn ảnh: Press.