Đối mặt với một quân đội Trung Quốc ngày càng được tăng cường về sức mạnh, vùng lãnh thổ Đài Loan đã đặt ưu tiên cao việc mua tàu ngầm hiện đại cho lực lượng hải quân. Ảnh: Hai chiếc tàu ngầm duy nhất của Hải quân Đài Loan.Do bị Trung Quốc cản trở mua tàu ngầm của nước ngoài và thiếu kinh nghiệm để phát triển tàu ngầm trong nước, Đài Bắc đã buộc phải tìm kiếm chuyên môn từ bên ngoài, để hỗ trợ chương trình phát triển tàu ngầm của mình. Ảnh: Chiếc tàu ngầm số hiệu 794 thường xuyên dùng để huấn luyện cho lực lượng thủy thủ tàu ngầm của Đài Loan.Vào ngày 1/10/2018, chính quyền Đài Loan đã có những bước đầu tiên trong quá trình đó; họ đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD với Tập đoàn Gavrno Limited để tư vấn, giám sát, thiết kế tàu ngầm quốc phòng cho Hải quân Đài Loan (IDS), bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.Công ty Gavron được chọn trong số bảy đối thủ cạnh tranh, dựa trên năng lực chuyên môn kỹ thuật, sở hữu các giấy phép xuất khẩu theo yêu cầu. Các tùy chọn thiết kế dự kiến đã được trình bày trước Hội đồng chuyên môn Quốc phòng Đài Loan vào tháng 3/2019.Phương án tự phát triển tàu ngầm của Đài Loan có thể theo phương pháp tịnh tiến, bắt đầu bằng mẫu tàu ngầm nhỏ; sau đó họ sẽ nâng cấp lên một mẫu tàu ngầm lớn hơn và có tính năng toàn diện hơn.Do Đài Loan thực sự không có khả năng răn đe xa bờ, nên trước mắt, việc đóng tàu ngầm có lượng giãn nước lớn hơn 1.200 tấn là không cần thiết; phương án khả thi là đóng mới tàu ngầm có lượng giãn nước từ 600 đến 800 tấn và các phương tiện lặn không người lái (UUV) nhỏ hơn, có thể cung cấp các yêu cầu ngăn chặn tàu hải quân Trung Quốc và khi cần thiết dùng tấn công đổ bộ.Thách thức đối với Đài Loan cũng là thách thức của các quốc gia khác, khi tự lực phát triển tàu ngầm lần đầu tiên; ví dụ, tàu ngầm nội địa lớp Collins của Australia, đã phải chịu đựng các lỗi kỹ thuật trong suốt thời gian phục vụ, những lỗi kỹ thuật rất khó khăn và tốn kém để khắc phục.Kinh nghiệm tự phát triển tàu ngầm thành công hơn có lẽ là Iran, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như Đài Loan, Iran cũng bắt đầu với một mẫu thử nghiệm nhỏ, đích đến có thể lâu hơn, nhưng cũng chứa đựng ít rủi ro hơn trong quá trình phát triển; đầu tiên Iran phát triển các loại tàu ngầm 10 tấn, 600 tấn và năm 2019, Iran đã hạ thủy tàu ngầm 2.000 tấn, tương đương tàu ngầm lớp Kilo của Nga.Chương trình phát triển tàu ngầm của Iran có thể là bài học cho khát vọng tàu ngầm của Đài Loan; nhưng có lẽ Đài Loan không cần phải mất đến 25 năm để có thể chế tạo được chiếc tàu ngầm đầu tiên, vì Đài Loan có nền kinh tế lớn hơn và cơ sở đóng tàu, công nghiệp và công nghệ phát triển cao hơn Iran. Ảnh: Tàu ngầm cũ kỹ ẩn chứa nhiều rủi ro tai nạn của Hải quân Đài Loan.Bên cạnh đó, Hải quân Đài Loan có hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong việc vận hành, khai thác, bảo trì và sửa chữa tàu ngầm. Nhưng cũng giống như Iran, Đài Loan không có kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu ngầm; một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với việc chế tạo tàu nổi. Ảnh: Tàu tên lửa Tuo River do Đài Loan tự đóng.Trong chế tạo tàu ngầm, việc chế tạo các thành phần thân tàu và động cơ đẩy phức tạp hơn so với các tàu nổi; thép dùng chế tạo tàu ngầm cũng là những loại thép đặc biệt, liên quan đến công nghệ luyện kim; những yếu tố này là thử thách đối với bất kỳ tham vọng của chương trình tàu ngầm của quốc gia nào. Ảnh: Tàu ngầm của Hải quân Đài Loan.Đài Loan có một ngành đóng tàu và nền công nghệ phát triển tương đối cao, nhưng họ phải đối mặt với sức mạnh vượt trội và bị bao vây cấm vận về vũ khí cũng như những công nghệ liên quan đến chế tạo vũ khí; Đài Loan cần tàu ngầm nhưng không có ai dám bán (kể cả tàu ngầm thành phẩm hay công nghệ chế tạo) do sức ép của Trung Quốc. Ảnh: Tàu ngầm Hổ Biển (SS-794) của Hải quân Đài Loan.Cuối cùng, không chỉ lo đối phó những với mối đe dọa từ hướng biển, Đài Loan còn phải đối mặt với những mối đe dọa của không quân, tên lửa đạn đạo và thậm chí là cả cuộc chiến trên không gian mạng của Trung Quốc trong một cuộc chiến trong tương lai. Ảnh: Hải quân Trung Quốc tập trận.Nhưng việc cân đối ngân sách quốc phòng, để phù hợp với quy mô của nền kinh tế, cũng là vấn đề đau đầu với các nhà lãnh đạo Đài Loan; do vậy việc phát triển tàu ngầm đối với vùng lãnh thổ như Đài Loan, trong điều kiện bị theo dõi và cấm vận chặt chẽ của Trung Quốc, là vấn đề không hề đơn giản và dễ dàng. Ảnh: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đang xem mô hình tàu ngầm nội địa đầu tiên ở Cao Hùng, Đài Loan, ngày 9/5/2019. Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Đối mặt với một quân đội Trung Quốc ngày càng được tăng cường về sức mạnh, vùng lãnh thổ Đài Loan đã đặt ưu tiên cao việc mua tàu ngầm hiện đại cho lực lượng hải quân. Ảnh: Hai chiếc tàu ngầm duy nhất của Hải quân Đài Loan.
Do bị Trung Quốc cản trở mua tàu ngầm của nước ngoài và thiếu kinh nghiệm để phát triển tàu ngầm trong nước, Đài Bắc đã buộc phải tìm kiếm chuyên môn từ bên ngoài, để hỗ trợ chương trình phát triển tàu ngầm của mình. Ảnh: Chiếc tàu ngầm số hiệu 794 thường xuyên dùng để huấn luyện cho lực lượng thủy thủ tàu ngầm của Đài Loan.
Vào ngày 1/10/2018, chính quyền Đài Loan đã có những bước đầu tiên trong quá trình đó; họ đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD với Tập đoàn Gavrno Limited để tư vấn, giám sát, thiết kế tàu ngầm quốc phòng cho Hải quân Đài Loan (IDS), bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Công ty Gavron được chọn trong số bảy đối thủ cạnh tranh, dựa trên năng lực chuyên môn kỹ thuật, sở hữu các giấy phép xuất khẩu theo yêu cầu. Các tùy chọn thiết kế dự kiến đã được trình bày trước Hội đồng chuyên môn Quốc phòng Đài Loan vào tháng 3/2019.
Phương án tự phát triển tàu ngầm của Đài Loan có thể theo phương pháp tịnh tiến, bắt đầu bằng mẫu tàu ngầm nhỏ; sau đó họ sẽ nâng cấp lên một mẫu tàu ngầm lớn hơn và có tính năng toàn diện hơn.
Do Đài Loan thực sự không có khả năng răn đe xa bờ, nên trước mắt, việc đóng tàu ngầm có lượng giãn nước lớn hơn 1.200 tấn là không cần thiết; phương án khả thi là đóng mới tàu ngầm có lượng giãn nước từ 600 đến 800 tấn và các phương tiện lặn không người lái (UUV) nhỏ hơn, có thể cung cấp các yêu cầu ngăn chặn tàu hải quân Trung Quốc và khi cần thiết dùng tấn công đổ bộ.
Thách thức đối với Đài Loan cũng là thách thức của các quốc gia khác, khi tự lực phát triển tàu ngầm lần đầu tiên; ví dụ, tàu ngầm nội địa lớp Collins của Australia, đã phải chịu đựng các lỗi kỹ thuật trong suốt thời gian phục vụ, những lỗi kỹ thuật rất khó khăn và tốn kém để khắc phục.
Kinh nghiệm tự phát triển tàu ngầm thành công hơn có lẽ là Iran, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như Đài Loan, Iran cũng bắt đầu với một mẫu thử nghiệm nhỏ, đích đến có thể lâu hơn, nhưng cũng chứa đựng ít rủi ro hơn trong quá trình phát triển; đầu tiên Iran phát triển các loại tàu ngầm 10 tấn, 600 tấn và năm 2019, Iran đã hạ thủy tàu ngầm 2.000 tấn, tương đương tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Chương trình phát triển tàu ngầm của Iran có thể là bài học cho khát vọng tàu ngầm của Đài Loan; nhưng có lẽ Đài Loan không cần phải mất đến 25 năm để có thể chế tạo được chiếc tàu ngầm đầu tiên, vì Đài Loan có nền kinh tế lớn hơn và cơ sở đóng tàu, công nghiệp và công nghệ phát triển cao hơn Iran. Ảnh: Tàu ngầm cũ kỹ ẩn chứa nhiều rủi ro tai nạn của Hải quân Đài Loan.
Bên cạnh đó, Hải quân Đài Loan có hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong việc vận hành, khai thác, bảo trì và sửa chữa tàu ngầm. Nhưng cũng giống như Iran, Đài Loan không có kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu ngầm; một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với việc chế tạo tàu nổi. Ảnh: Tàu tên lửa Tuo River do Đài Loan tự đóng.
Trong chế tạo tàu ngầm, việc chế tạo các thành phần thân tàu và động cơ đẩy phức tạp hơn so với các tàu nổi; thép dùng chế tạo tàu ngầm cũng là những loại thép đặc biệt, liên quan đến công nghệ luyện kim; những yếu tố này là thử thách đối với bất kỳ tham vọng của chương trình tàu ngầm của quốc gia nào. Ảnh: Tàu ngầm của Hải quân Đài Loan.
Đài Loan có một ngành đóng tàu và nền công nghệ phát triển tương đối cao, nhưng họ phải đối mặt với sức mạnh vượt trội và bị bao vây cấm vận về vũ khí cũng như những công nghệ liên quan đến chế tạo vũ khí; Đài Loan cần tàu ngầm nhưng không có ai dám bán (kể cả tàu ngầm thành phẩm hay công nghệ chế tạo) do sức ép của Trung Quốc. Ảnh: Tàu ngầm Hổ Biển (SS-794) của Hải quân Đài Loan.
Cuối cùng, không chỉ lo đối phó những với mối đe dọa từ hướng biển, Đài Loan còn phải đối mặt với những mối đe dọa của không quân, tên lửa đạn đạo và thậm chí là cả cuộc chiến trên không gian mạng của Trung Quốc trong một cuộc chiến trong tương lai. Ảnh: Hải quân Trung Quốc tập trận.
Nhưng việc cân đối ngân sách quốc phòng, để phù hợp với quy mô của nền kinh tế, cũng là vấn đề đau đầu với các nhà lãnh đạo Đài Loan; do vậy việc phát triển tàu ngầm đối với vùng lãnh thổ như Đài Loan, trong điều kiện bị theo dõi và cấm vận chặt chẽ của Trung Quốc, là vấn đề không hề đơn giản và dễ dàng. Ảnh: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đang xem mô hình tàu ngầm nội địa đầu tiên ở Cao Hùng, Đài Loan, ngày 9/5/2019.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN