Chính thức đi vào phục vụ ngày 30/8/1972, AGM-65 Maverick là một trong những loại tên lửa không đối đất được sử dụng lâu nhất trong lịch sử vũ khí Mỹ lên tới gần nửa thế kỷ (47 năm). Và đó cũng là loại tên lửa không đối đất "thiện chiến" nhất của Mỹ khi tham gia phần lớn các cuộc chiến tranh kể từ năm 1972 đến nay, mở đầu là cuộc chiến Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaTạm ngưng một chút về lịch sử đầy ắp thành tích của Maverick, về mặt kỹ thuật AGM-65 được xem như là loại tên lửa tấn công cực kỳ đa năng của Không quân Mỹ khi nó không "nề hà" bất kỳ mục tiêu nào từ mục tiêu cố định như lô cốt, công sự, cầu cống, cơ sở quân - dân sự quan trọng, trận địa phòng không, kho nhiên liệu... và thậm chí là cả xe tăng, tàu chiến. Nguồn ảnh: WikipediaThật vậy, với đầu nổ nặng từ 57kg (phiên bản A/B/C/D/H) và lên tới 136kg (phiên bản E/F/G/J/K) cùng quỹ đạo bay kiểu "đục nóc", AGM-65 Maverick không cho chiếc xe tăng nào thoát thân. Trong ảnh, một quả Maverick đánh thẳng vào nóc chiếc tăng M48 Patton tại thao trường. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, hiện nay công nghệ xe tăng đã phát triển mạnh mẽ hơn về năng lực phòng vệ. Ví dụ như các tăng Nga thì nổi bật với giáp composite kết hợp giáp ERA và cả hệ thống phòng ngự chủ động Shtora hay ARENA thì liệu Maverick có còn hữu hiệu? Nguồn ảnh: WikipediaCâu trả lời là có, bởi dù cho được bọc giáp thế nào thì nóc xe tăng T-80, T-90 vẫn là điểm mỏng manh nhất, thêm một vài viên ERA không chắc là sẽ giải quyết được mọi thứ. Một phát đạn với sức nổ của cả trăm kg TNT hay C4 đủ khiến kíp lái choáng váng, phá hỏng hết khí tài ngắm bắn gắn trên nóc xe tăng. Nguồn ảnh: WikipediaCó thể các xe tăng hiện đại như T-80 hay T-90 không thể phát nổ, bay cả tháp pháo như chiếc M48 Patton xấu số trong ảnh, nhưng vụ tấn công cũng là đủ vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của xe tăng. Đó có lẽ là lý do mà Không quân hay Hải quân Mỹ vẫn tin dùng Maverick thay vì tìm kiếm loại tên lửa chống tăng chuyên nhiệm hơn như Hellfire (hiện chỉ có phiên bản gắn trên trực thăng). Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa AGM-65 Maverick có trọng lượng khoảng 210-304kg tùy phiên bản, dài 249cm, đường kính thân 300mm, sải cánh 710mm kéo dài đến 3/4 thân quả đạn, ở đuôi có thêm 4 cánh lái nhỏ. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa Maverick trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn khoảng 22km, tốc độ bay 1.150km/h ở hầu hết các phiên bản. Nguồn ảnh: WikipediaPhần lớn các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ ngoại trừ F-22 hay F-35 thì đều trang bị được AGM-65 Maverick. Ngoài Mỹ, khoảng 30 quốc gia trên thế giới đã nhập khẩu Maverick và sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: WikipediaVề hệ thống dẫn đường, tên lửa trang bị đầu dò quang - học (phiên bản A/B/H/J/K); đầu dò ảnh nhiệt (D/F/G) và đầu tự dẫn laser (E). Nhìn chung hệ thống dẫn đường của AGM-65 tương đối chính xác, đôi khi phụ thuộc vào sĩ quan điều khiển trên máy bay. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là hình vẽ minh họa cách phóng, dẫn đường tên lửa, khí tài trên máy bay sẽ làm nhiệm vụ chỉ thị - đánh dấu mục tiêu, tên lửa sau khi được phóng thì đầu dò sẽ thu lại tín hiệu chỉ thị và cứ thế “lặng lẽ” tiếp cận xe tăng địch. Nguồn ảnh: WikipediaTrong số các phiên bản của Maverick hiện nay thì bản E2/L được coi là hiện đại nhất với đầu tự dẫn laser cho phép nhận tín hiệu chỉ thị từ máy bay mang phóng hoặc máy bay bạn hoặc khí tài mặt đất và có thể tiêu diệt các loại mục tiêu nhỏ, cơ động cao và đang di chuyển cả trên bộ, trên biển. Nguồn ảnh: WikipediaHãi hùng cảnh máy bay phóng tên lửa Maverick bắn nổ tan tành xe tăng. Nguồn: Youtube
Chính thức đi vào phục vụ ngày 30/8/1972, AGM-65 Maverick là một trong những loại tên lửa không đối đất được sử dụng lâu nhất trong lịch sử vũ khí Mỹ lên tới gần nửa thế kỷ (47 năm). Và đó cũng là loại tên lửa không đối đất "thiện chiến" nhất của Mỹ khi tham gia phần lớn các cuộc chiến tranh kể từ năm 1972 đến nay, mở đầu là cuộc chiến Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tạm ngưng một chút về lịch sử đầy ắp thành tích của Maverick, về mặt kỹ thuật AGM-65 được xem như là loại tên lửa tấn công cực kỳ đa năng của Không quân Mỹ khi nó không "nề hà" bất kỳ mục tiêu nào từ mục tiêu cố định như lô cốt, công sự, cầu cống, cơ sở quân - dân sự quan trọng, trận địa phòng không, kho nhiên liệu... và thậm chí là cả xe tăng, tàu chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, với đầu nổ nặng từ 57kg (phiên bản A/B/C/D/H) và lên tới 136kg (phiên bản E/F/G/J/K) cùng quỹ đạo bay kiểu "đục nóc", AGM-65 Maverick không cho chiếc xe tăng nào thoát thân. Trong ảnh, một quả Maverick đánh thẳng vào nóc chiếc tăng M48 Patton tại thao trường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, hiện nay công nghệ xe tăng đã phát triển mạnh mẽ hơn về năng lực phòng vệ. Ví dụ như các tăng Nga thì nổi bật với giáp composite kết hợp giáp ERA và cả hệ thống phòng ngự chủ động Shtora hay ARENA thì liệu Maverick có còn hữu hiệu? Nguồn ảnh: Wikipedia
Câu trả lời là có, bởi dù cho được bọc giáp thế nào thì nóc xe tăng T-80, T-90 vẫn là điểm mỏng manh nhất, thêm một vài viên ERA không chắc là sẽ giải quyết được mọi thứ. Một phát đạn với sức nổ của cả trăm kg TNT hay C4 đủ khiến kíp lái choáng váng, phá hỏng hết khí tài ngắm bắn gắn trên nóc xe tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có thể các xe tăng hiện đại như T-80 hay T-90 không thể phát nổ, bay cả tháp pháo như chiếc M48 Patton xấu số trong ảnh, nhưng vụ tấn công cũng là đủ vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của xe tăng. Đó có lẽ là lý do mà Không quân hay Hải quân Mỹ vẫn tin dùng Maverick thay vì tìm kiếm loại tên lửa chống tăng chuyên nhiệm hơn như Hellfire (hiện chỉ có phiên bản gắn trên trực thăng). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa AGM-65 Maverick có trọng lượng khoảng 210-304kg tùy phiên bản, dài 249cm, đường kính thân 300mm, sải cánh 710mm kéo dài đến 3/4 thân quả đạn, ở đuôi có thêm 4 cánh lái nhỏ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa Maverick trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn khoảng 22km, tốc độ bay 1.150km/h ở hầu hết các phiên bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phần lớn các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ ngoại trừ F-22 hay F-35 thì đều trang bị được AGM-65 Maverick. Ngoài Mỹ, khoảng 30 quốc gia trên thế giới đã nhập khẩu Maverick và sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về hệ thống dẫn đường, tên lửa trang bị đầu dò quang - học (phiên bản A/B/H/J/K); đầu dò ảnh nhiệt (D/F/G) và đầu tự dẫn laser (E). Nhìn chung hệ thống dẫn đường của AGM-65 tương đối chính xác, đôi khi phụ thuộc vào sĩ quan điều khiển trên máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là hình vẽ minh họa cách phóng, dẫn đường tên lửa, khí tài trên máy bay sẽ làm nhiệm vụ chỉ thị - đánh dấu mục tiêu, tên lửa sau khi được phóng thì đầu dò sẽ thu lại tín hiệu chỉ thị và cứ thế “lặng lẽ” tiếp cận xe tăng địch. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong số các phiên bản của Maverick hiện nay thì bản E2/L được coi là hiện đại nhất với đầu tự dẫn laser cho phép nhận tín hiệu chỉ thị từ máy bay mang phóng hoặc máy bay bạn hoặc khí tài mặt đất và có thể tiêu diệt các loại mục tiêu nhỏ, cơ động cao và đang di chuyển cả trên bộ, trên biển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hãi hùng cảnh máy bay phóng tên lửa Maverick bắn nổ tan tành xe tăng. Nguồn: Youtube