Cường kích MiG-27 được sản xuất và biên chế trong Không quân Liên Xô từ đầu những năm 1970, khi phía NATO xếp nó vào loại máy bay cường kích thì Liên Xô lại gọi MiG-27 là tiêm kích-bom. Nguồn ảnh: Wiki.Trước những năm 1990, MiG-27 hoạt động chủ yếu trong biên chế của Không quân Liên Xô, Ấn Độ và Iran. Sau khi Liên Xô tan rã, tất cả máy bay MiG-27 trong biên chế nước này đều được chia lại cho các quốc gia cộng hòa từng thuộc nhà nước liên bang. Nguồn ảnh: IDR.Tiêm kích-bom MiG-27 có thiết kế một chỗ ngồi, dài 17,8 mét và có thiết kế cánh cụp, cánh xòe khá đặc biệt. Sải cánh của MiG-27 có độ rộng tối đa 13,9 mét khi mở rộng và giảm xuống còn 7,7 mét khi cụp lại tối đa. Nguồn ảnh: Wiki.Khi xòe tối đa, diện tích mặt cánh của MiG-27 vào khoảng 37,35 mét vuông, còn khi cụp tối đa diện tích mặt cánh của chiếc cường kích này vẫn đạt khoảng 34,1 mét vuông. Nguồn ảnh: News.Trọng lượng rỗng của chiếc tiêm kích-bom này vào khoảng 12 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể lên đến 20 tấn. MiG-27 được trang bị 1 động cơ Khatchaturov R-29-B-300. Nguồn ảnh: Wiki.Tốc độ tối đa mà MiG-27 đạt được ở độ cao mặt biển vào khoảng Mach 1,09 tương đương với 1350 km/h. Trong khi đó tốc độ tối đa ở độ cao 8000 mét của chiếc tiêm kích-bom này vào khoảng Mach 1,5 tương đương với 1885 km/h. Nguồn ảnh: Awesome.Tầm hoạt động của chiếc tiêm kích-bom này vào khoảng 2500 km trong khi đó bán kính chiến đấu tối đa của nó vào khoảng 780 km. Nguồn ảnh: Picture.Máy bay MiG-27 được trang bị 1 pháo 30 mm với cơ số đạn 260 viên hoặc 1 pháo 23 mm với cơ số đạn 200 viên. Ngoài ra, chiếc tiêm kích-bom này còn có tổng cộng 7 giá treo vũ khí có thể mang được tối đa 4 tấn bom, tên lửa các loại. Nguồn ảnh: Military.Về cơ bản, MiG-27 có bộ khung cấu tạo giống với MiG-23, phần mũi của MiG-27 lại có thiết kế giống với mũi của MiG-23B. Giống với các loại tiêm kích-bom khác của Liên Xô, buồng lái của MiG-27 được gia cố chống đạn rất tốt, giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực từ mặt đất khi máy bay bổ nhào tấn công. Nguồn ảnh: Picture.Cận cảnh khoang lái của MiG-27. Nguồn ảnh: Live.Cơ cấu cất hạ cánh của máy bay cũng được cải tiến tốt hơn so với MiG-23, cho phép MiG-27 có thể cất-hạ cánh tốt ở những sân bay có chất lượng đường băng kém. Ngoài ra, chiếc máy bay này còn có hệ thống dẫn đường tấn công hoàn toàn mới, rất hiện đại vào thời điểm nó ra mắt. Nguồn ảnh: Alls.Tới nay, chỉ còn Không quân Ấn Độ sử dụng MiG-27 với số lượng lớn, Không quân Iran cũng còn khoảng 24 chiếc, còn lại, Không quân Sri-Lanka và Không quân Syria chỉ còn một vài chiếc có thể hoạt động được. Nguồn ảnh: Airforce.
Cường kích MiG-27 được sản xuất và biên chế trong Không quân Liên Xô từ đầu những năm 1970, khi phía NATO xếp nó vào loại máy bay cường kích thì Liên Xô lại gọi MiG-27 là tiêm kích-bom. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước những năm 1990, MiG-27 hoạt động chủ yếu trong biên chế của Không quân Liên Xô, Ấn Độ và Iran. Sau khi Liên Xô tan rã, tất cả máy bay MiG-27 trong biên chế nước này đều được chia lại cho các quốc gia cộng hòa từng thuộc nhà nước liên bang. Nguồn ảnh: IDR.
Tiêm kích-bom MiG-27 có thiết kế một chỗ ngồi, dài 17,8 mét và có thiết kế cánh cụp, cánh xòe khá đặc biệt. Sải cánh của MiG-27 có độ rộng tối đa 13,9 mét khi mở rộng và giảm xuống còn 7,7 mét khi cụp lại tối đa. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi xòe tối đa, diện tích mặt cánh của MiG-27 vào khoảng 37,35 mét vuông, còn khi cụp tối đa diện tích mặt cánh của chiếc cường kích này vẫn đạt khoảng 34,1 mét vuông. Nguồn ảnh: News.
Trọng lượng rỗng của chiếc tiêm kích-bom này vào khoảng 12 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể lên đến 20 tấn. MiG-27 được trang bị 1 động cơ Khatchaturov R-29-B-300. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốc độ tối đa mà MiG-27 đạt được ở độ cao mặt biển vào khoảng Mach 1,09 tương đương với 1350 km/h. Trong khi đó tốc độ tối đa ở độ cao 8000 mét của chiếc tiêm kích-bom này vào khoảng Mach 1,5 tương đương với 1885 km/h. Nguồn ảnh: Awesome.
Tầm hoạt động của chiếc tiêm kích-bom này vào khoảng 2500 km trong khi đó bán kính chiến đấu tối đa của nó vào khoảng 780 km. Nguồn ảnh: Picture.
Máy bay MiG-27 được trang bị 1 pháo 30 mm với cơ số đạn 260 viên hoặc 1 pháo 23 mm với cơ số đạn 200 viên. Ngoài ra, chiếc tiêm kích-bom này còn có tổng cộng 7 giá treo vũ khí có thể mang được tối đa 4 tấn bom, tên lửa các loại. Nguồn ảnh: Military.
Về cơ bản, MiG-27 có bộ khung cấu tạo giống với MiG-23, phần mũi của MiG-27 lại có thiết kế giống với mũi của MiG-23B. Giống với các loại tiêm kích-bom khác của Liên Xô, buồng lái của MiG-27 được gia cố chống đạn rất tốt, giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực từ mặt đất khi máy bay bổ nhào tấn công. Nguồn ảnh: Picture.
Cận cảnh khoang lái của MiG-27. Nguồn ảnh: Live.
Cơ cấu cất hạ cánh của máy bay cũng được cải tiến tốt hơn so với MiG-23, cho phép MiG-27 có thể cất-hạ cánh tốt ở những sân bay có chất lượng đường băng kém. Ngoài ra, chiếc máy bay này còn có hệ thống dẫn đường tấn công hoàn toàn mới, rất hiện đại vào thời điểm nó ra mắt. Nguồn ảnh: Alls.
Tới nay, chỉ còn Không quân Ấn Độ sử dụng MiG-27 với số lượng lớn, Không quân Iran cũng còn khoảng 24 chiếc, còn lại, Không quân Sri-Lanka và Không quân Syria chỉ còn một vài chiếc có thể hoạt động được. Nguồn ảnh: Airforce.