Nhắc tới Mikoyan hay đơn giản là MiG, người ta thường nhớ ngay tới MiG-21 và các thiết kế tiêm kích MiG đáng sợ, mạnh mẽ với mọi kẻ thù trên không. Những chiếc MiG luôn được coi là cực kỳ nhanh nhẹn, tốc độ cao, phù hợp cho vai trò phòng không, chiếm ưu thế trên không, bảo vệ không phận.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển dòng chiến đấu cơ MiG, các nhà thiết kế công ty này lại tạo ra mẫu máy bay kỳ lạ, đi ngược hoàn toàn mục đích, nhiệm vụ của hầu hết các thế hệ trước đó và cả sau này. Đó chính là máy bay cường kích MiG-27, mang danh họ MiG nhưng chuyên “đánh đất”, không giỏi đánh trên không.MiG-27 thực ra là sự "tiến hóa" vượt bậc trên cơ sở biến thể máy bay cường kích MiG-23BN của dòng tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23. Nó cùng sử dụng khung gầm cơ sở MiG-23 nhưng được tối ưu hóa tốt hơn phục vụ vai trò đánh đất. Nguyên mẫu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1970, chính thức phục vụ năm 1975.Cường kích MiG-27 vẫn sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe như MiG-23, thiết kế cánh này dường như phù hợp với máy bay cường kích hơn là tiêm kích đánh chặn.So với MiG-23, MiG-27 có nhiều cải tiến khung thân, ví dụ như bộ càng đáp chắc chắn hơn, thuận lợi cho việc hoạt động ở sân bay có chất lượng kém.Máy bay được trang bị động cơ tuốc bin phản lực R-29B-300 cho tốc độ tối đa 1.885km/h ở trần bay 8.000m, tốc độ 1.350km/h ở độ cao thấp. Ảnh: MiG-27 đốt tăng lực phụt lửa cất cánh ngắn.Vì là máy bay cường kích nên MiG-27 không được đầu tư radar mà thay vào đó hệ thống ngắm bắn/chỉ thị mục tiêu Kyra-23 gồm kênh TV, laser đo xa dùng cho tên lửa.Buồng lái của một chiếc MiG-27.Máy bay cường kích MiG-27 nằm trong số ít máy bay phản lực chiến đấu Liên Xô trang bị cỗ pháo 6 nòng cỡ 30mm GSh-6-30 kiểu Gatling. Khẩu pháo này có tốc độ bắn lý thuyết 4.000-6.000 phát/phút, phù hợp với chống mục tiêu bọc thép, công sự kiên cố. Cơ số đạn khoảng 200-300 viên. Ảnh: Pháo GSh-6-30 đặt dưới thân máy bay.Trên thân máy bay trang bị 7 giá treo cho phép mang 4 tấn vũ khí gồm bom, tên lửa đối đất. Vũ khí dẫn đường đối đất của MiG-27 gồm tên lửa chiến thuật Kh-25L và Kh-23. Chúng đều có tầm bắn ngắn khoảng 10-15km.Biến thể nâng cấp sau này cho phép MiG-27 mang được tên lửa không đối đất hiện đại hơn như tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 và tên lửa chống radar Kh-28.Ngoài ra, MiG-27 còn mang được các loại rocket không đối đất và bom hàng không không điều khiển FAB, OFAB.Máy bay cường kích MiG-27 có bán kính chiến đấu 780km hoặc 540km với vũ khí gồm 2 quả tên lửa Kh-29 cùng ba thùng nhiên liệu phụ hoặc chỉ 225km với hai tên lửa Kh-29 và không kèm nhiên liệu treo ngoài, trần bay 14.000m.Hiện nay, chỉ còn Không quân Ấn Độ (165 chiếc), Không quân Kazakhstan (12 chiếc) và Không quân Sri Lanka (10 chiếc) còn sử dụng máy bay cường kích MiG-27. Trong khi đó Không quân Nga đã cho ra khỏi trang bị từ lâu.
Nhắc tới Mikoyan hay đơn giản là MiG, người ta thường nhớ ngay tới MiG-21 và các thiết kế tiêm kích MiG đáng sợ, mạnh mẽ với mọi kẻ thù trên không. Những chiếc MiG luôn được coi là cực kỳ nhanh nhẹn, tốc độ cao, phù hợp cho vai trò phòng không, chiếm ưu thế trên không, bảo vệ không phận.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển dòng chiến đấu cơ MiG, các nhà thiết kế công ty này lại tạo ra mẫu máy bay kỳ lạ, đi ngược hoàn toàn mục đích, nhiệm vụ của hầu hết các thế hệ trước đó và cả sau này. Đó chính là máy bay cường kích MiG-27, mang danh họ MiG nhưng chuyên “đánh đất”, không giỏi đánh trên không.
MiG-27 thực ra là sự "tiến hóa" vượt bậc trên cơ sở biến thể máy bay cường kích MiG-23BN của dòng tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23. Nó cùng sử dụng khung gầm cơ sở MiG-23 nhưng được tối ưu hóa tốt hơn phục vụ vai trò đánh đất. Nguyên mẫu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1970, chính thức phục vụ năm 1975.
Cường kích MiG-27 vẫn sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe như MiG-23, thiết kế cánh này dường như phù hợp với máy bay cường kích hơn là tiêm kích đánh chặn.
So với MiG-23, MiG-27 có nhiều cải tiến khung thân, ví dụ như bộ càng đáp chắc chắn hơn, thuận lợi cho việc hoạt động ở sân bay có chất lượng kém.
Máy bay được trang bị động cơ tuốc bin phản lực R-29B-300 cho tốc độ tối đa 1.885km/h ở trần bay 8.000m, tốc độ 1.350km/h ở độ cao thấp. Ảnh: MiG-27 đốt tăng lực phụt lửa cất cánh ngắn.
Vì là máy bay cường kích nên MiG-27 không được đầu tư radar mà thay vào đó hệ thống ngắm bắn/chỉ thị mục tiêu Kyra-23 gồm kênh TV, laser đo xa dùng cho tên lửa.
Buồng lái của một chiếc MiG-27.
Máy bay cường kích MiG-27 nằm trong số ít máy bay phản lực chiến đấu Liên Xô trang bị cỗ pháo 6 nòng cỡ 30mm GSh-6-30 kiểu Gatling. Khẩu pháo này có tốc độ bắn lý thuyết 4.000-6.000 phát/phút, phù hợp với chống mục tiêu bọc thép, công sự kiên cố. Cơ số đạn khoảng 200-300 viên. Ảnh: Pháo GSh-6-30 đặt dưới thân máy bay.
Trên thân máy bay trang bị 7 giá treo cho phép mang 4 tấn vũ khí gồm bom, tên lửa đối đất. Vũ khí dẫn đường đối đất của MiG-27 gồm tên lửa chiến thuật Kh-25L và Kh-23. Chúng đều có tầm bắn ngắn khoảng 10-15km.
Biến thể nâng cấp sau này cho phép MiG-27 mang được tên lửa không đối đất hiện đại hơn như tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 và tên lửa chống radar Kh-28.
Ngoài ra, MiG-27 còn mang được các loại rocket không đối đất và bom hàng không không điều khiển FAB, OFAB.
Máy bay cường kích MiG-27 có bán kính chiến đấu 780km hoặc 540km với vũ khí gồm 2 quả tên lửa Kh-29 cùng ba thùng nhiên liệu phụ hoặc chỉ 225km với hai tên lửa Kh-29 và không kèm nhiên liệu treo ngoài, trần bay 14.000m.
Hiện nay, chỉ còn Không quân Ấn Độ (165 chiếc), Không quân Kazakhstan (12 chiếc) và Không quân Sri Lanka (10 chiếc) còn sử dụng máy bay cường kích MiG-27. Trong khi đó Không quân Nga đã cho ra khỏi trang bị từ lâu.