Trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi thế tiến công của các cánh quân giải phóng đang trên đà thần tốc không gì cản nổi, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã đồng ý cho phép sử dụng máy bay địch để đánh địch, và mục tiêu là sân bay lớn nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ - sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn ảnh: KQND.Ngày 22/4, một máy bay vận tải của ta chở các phi công ưu tú được tuyển chọn từ Trung đoàn Tiêm kích 923 vào sân bay Đà Nẵng để tiếp nhận chiến lợi phẩm thu giữ lại được. Khi này, các loại máy bay của quân đội ngụy Sài Gòn ta thu lại được gọi là "máy bay hạng 2". Nguồn ảnh: KQND.Các phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam vốn dĩ chỉ quen bay với các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô, chưa hề được tiếp xúc trực tiếp với máy bay Mỹ chỉ có vỏn vẹn vài ngày để thực hiện việc chuyển loại - một công việc mà nếu ở thời điểm hiện tại, phi công cần học tập bài bản tốn cả năm trời. Nguồn ảnh: QDND.Hướng dẫn cho các phi công của ta chuyển loại còn có cả các phi công từng phục vụ trong quân đội ngụy Sài Gòn. Ngay khi có mặt ở Đà Nẵng, các phi công của ta đã học ngay lý thuyết và các thức sử dụng cũng như nắm bắt được các điểm khác biệt căn bản nhất giữa máy bay Mỹ và máy bay Liên Xô. Nguồn ảnh: KQND.Một trong những khó khăn lớn nhất là ngoại ngữ. Mọi thông tin trên bảng điều khiển của máy bay A-37 đều dùng tiếng Anh và viết tắt rất nhiều, trong thời gian ngắn không thể học thuộc được nên các nhân viên mặt đất và phi công hàng binh phải phiên dịch ra, để phi công của ta dán giấy hoặc viết lại bằng tiếng Việt bên cạnh. Nguồn ảnh: KQND.Đáng ngạc nhiên là quá trình chuyển loại từ MiG-17 lên A-37 của các phi công chỉ mất vỏn vẹn... 6 ngày. Chưa đầy một tuần sau khi tiếp cận với loại cường kích hiện đại của Mỹ này, 5 chiếc A-37 do các phi công Việt Nam điều khiển đã cất cánh vào lúc 10:04 ngày 28/4 với mục tiêu là sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn ảnh: TL.Dẫn đầu đội hình là phi công Nguyễn Thành Trung, người trước đó đã lái F-5E tấn công Dinh Độc Lập trước sự ngỡ ngàng của cả chế độ Sài Gòn. Với hiểu biết về máy bay Mỹ và địa hình của miền Nam Việt Nam, phi công Nguyễn Thành Trung đã dẫn tốp bay tới mục tiêu sớm hơn dự kiến gần một tiếng. Nguồn ảnh: KQND.16:15 phút ngày 28/4, năm chiếc A-37 vượt sông Sài Gòn và đưa sân bay Tân Sơn Nhất vào tầm ngắm. Chỉ trong ít phút, năm chiếc A-37 nối đuôi nhau bổ nhào cắt bom chính xác, vô hiệu quá một loạt máy bay địch khi chúng còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra vì vẫn nghĩ rằng tốp A-37 này là "bạn" chứ không phải của quân giải phóng. Nguồn ảnh: KQND.Việc không quân ta sử dụng máy bay A-37 để không kích sân bay Tân Sơn Nhất đã khiến đối phương quá bàng hoàng, phòng không và không quân địch hoàn toàn không kịp trở tay vì ngỡ tưởng đây là máy bay "bạn". Có trong mơ các phi công của quân đội Sài Gòn cũng không ngờ rằng quân giải phóng có thể chuyển loại máy bay với thời gian thần tốc như vậy. Tổng kết cuộc không kích, phía ta không có thiệt hại, thậm chí không có lấy một lỗ đạn trên cả 5 chiếc A-37. Nguồn ảnh: KQND.Sau ngày 30/4 các máy bay cường kích A-37 "loại 2" tiếp tục được Không quân Việt Nam thu hồi và sửa chữa để có thể đưa vào sử dụng trong thời gian sau này, đặc biệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam. Nguồn ảnh: KQND.Các phi công của Không quân Việt Nam nhận định, dù đã ra đời từ năm 1960 nhưng A-37 là loại máy bay cực kỳ hiện đại, so với các loại máy bay cùng thời của Liên Xô thì A-37 hiện đại và dễ sử dụng hơn nhiều nên không tốn quá nhiều thời gian học tập, chuyển loại mà phi công của ta từng được Liên Xô đào tạo vẫn có thể sử dụng tốt A-37 cho nhiệm vụ tấn công ngay sau khi tiếp nhận máy bay. Nguồn ảnh: KQND.Nguyễn Thành Trung - tình báo của quân giải phóng cài vào hàng ngũ địch, được đưa đi Mỹ học lái máy bay ở Texas năm 1970. Sau giải phóng, ông được phong quân hàm Đại tá và trở thành người Việt đầu tiên lái máy bay Boeing 767, 777 với số giờ bay lên tới hơn 22.000 giờ. Nguồn ảnh: Danviet. Mời độc giả xem Video: Giờ phút cáo chung của quân đội và chính quyền chế độ Sài Gòn vào buổi sáng ngày 30/4/1975 - ít giờ trước khi quân giải phóng tràn vào Dinh Độc Lập.
Trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi thế tiến công của các cánh quân giải phóng đang trên đà thần tốc không gì cản nổi, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã đồng ý cho phép sử dụng máy bay địch để đánh địch, và mục tiêu là sân bay lớn nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ - sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn ảnh: KQND.
Ngày 22/4, một máy bay vận tải của ta chở các phi công ưu tú được tuyển chọn từ Trung đoàn Tiêm kích 923 vào sân bay Đà Nẵng để tiếp nhận chiến lợi phẩm thu giữ lại được. Khi này, các loại máy bay của quân đội ngụy Sài Gòn ta thu lại được gọi là "máy bay hạng 2". Nguồn ảnh: KQND.
Các phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam vốn dĩ chỉ quen bay với các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô, chưa hề được tiếp xúc trực tiếp với máy bay Mỹ chỉ có vỏn vẹn vài ngày để thực hiện việc chuyển loại - một công việc mà nếu ở thời điểm hiện tại, phi công cần học tập bài bản tốn cả năm trời. Nguồn ảnh: QDND.
Hướng dẫn cho các phi công của ta chuyển loại còn có cả các phi công từng phục vụ trong quân đội ngụy Sài Gòn. Ngay khi có mặt ở Đà Nẵng, các phi công của ta đã học ngay lý thuyết và các thức sử dụng cũng như nắm bắt được các điểm khác biệt căn bản nhất giữa máy bay Mỹ và máy bay Liên Xô. Nguồn ảnh: KQND.
Một trong những khó khăn lớn nhất là ngoại ngữ. Mọi thông tin trên bảng điều khiển của máy bay A-37 đều dùng tiếng Anh và viết tắt rất nhiều, trong thời gian ngắn không thể học thuộc được nên các nhân viên mặt đất và phi công hàng binh phải phiên dịch ra, để phi công của ta dán giấy hoặc viết lại bằng tiếng Việt bên cạnh. Nguồn ảnh: KQND.
Đáng ngạc nhiên là quá trình chuyển loại từ MiG-17 lên A-37 của các phi công chỉ mất vỏn vẹn... 6 ngày. Chưa đầy một tuần sau khi tiếp cận với loại cường kích hiện đại của Mỹ này, 5 chiếc A-37 do các phi công Việt Nam điều khiển đã cất cánh vào lúc 10:04 ngày 28/4 với mục tiêu là sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn ảnh: TL.
Dẫn đầu đội hình là phi công Nguyễn Thành Trung, người trước đó đã lái F-5E tấn công Dinh Độc Lập trước sự ngỡ ngàng của cả chế độ Sài Gòn. Với hiểu biết về máy bay Mỹ và địa hình của miền Nam Việt Nam, phi công Nguyễn Thành Trung đã dẫn tốp bay tới mục tiêu sớm hơn dự kiến gần một tiếng. Nguồn ảnh: KQND.
16:15 phút ngày 28/4, năm chiếc A-37 vượt sông Sài Gòn và đưa sân bay Tân Sơn Nhất vào tầm ngắm. Chỉ trong ít phút, năm chiếc A-37 nối đuôi nhau bổ nhào cắt bom chính xác, vô hiệu quá một loạt máy bay địch khi chúng còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra vì vẫn nghĩ rằng tốp A-37 này là "bạn" chứ không phải của quân giải phóng. Nguồn ảnh: KQND.
Việc không quân ta sử dụng máy bay A-37 để không kích sân bay Tân Sơn Nhất đã khiến đối phương quá bàng hoàng, phòng không và không quân địch hoàn toàn không kịp trở tay vì ngỡ tưởng đây là máy bay "bạn". Có trong mơ các phi công của quân đội Sài Gòn cũng không ngờ rằng quân giải phóng có thể chuyển loại máy bay với thời gian thần tốc như vậy. Tổng kết cuộc không kích, phía ta không có thiệt hại, thậm chí không có lấy một lỗ đạn trên cả 5 chiếc A-37. Nguồn ảnh: KQND.
Sau ngày 30/4 các máy bay cường kích A-37 "loại 2" tiếp tục được Không quân Việt Nam thu hồi và sửa chữa để có thể đưa vào sử dụng trong thời gian sau này, đặc biệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam. Nguồn ảnh: KQND.
Các phi công của Không quân Việt Nam nhận định, dù đã ra đời từ năm 1960 nhưng A-37 là loại máy bay cực kỳ hiện đại, so với các loại máy bay cùng thời của Liên Xô thì A-37 hiện đại và dễ sử dụng hơn nhiều nên không tốn quá nhiều thời gian học tập, chuyển loại mà phi công của ta từng được Liên Xô đào tạo vẫn có thể sử dụng tốt A-37 cho nhiệm vụ tấn công ngay sau khi tiếp nhận máy bay. Nguồn ảnh: KQND.
Nguyễn Thành Trung - tình báo của quân giải phóng cài vào hàng ngũ địch, được đưa đi Mỹ học lái máy bay ở Texas năm 1970. Sau giải phóng, ông được phong quân hàm Đại tá và trở thành người Việt đầu tiên lái máy bay Boeing 767, 777 với số giờ bay lên tới hơn 22.000 giờ. Nguồn ảnh: Danviet.
Mời độc giả xem Video: Giờ phút cáo chung của quân đội và chính quyền chế độ Sài Gòn vào buổi sáng ngày 30/4/1975 - ít giờ trước khi quân giải phóng tràn vào Dinh Độc Lập.