Tiêm kích MiG-25 chính thức được biên chế trong Không quân Liên Xô vào tháng 10/1970 và đã được phát triển thành nhiều biến thể, bao gồm trinh sát, lấy mẫu phóng xạ hạt nhân, thực hiện các nhiệm vụ tấn công và chế áp hệ thống phòng không của đối phương.Mặc dù có nhiều phiên bản, nhưng các mẫu chiến đấu cơ MiG-25 chủ yếu vẫn dùng cho nhiệm vụ tiêm kích phòng không và MiG-25 là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất về khả năng không đối không, mà Liên Xô từng xuất khẩu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.Cho đến tận ngày hôm nay, chiến đấu cơ MiG-25 vẫn là loại máy bay đánh chặn thế hệ thứ 3 (sau được nâng cấp lên thế hệ 4) có khả năng nhất thế giới, được hiện đại hóa rất nhiều, chủ yếu là phần thiết bị điện tử hàng không và vẫn được phục vụ trong Không quân Algeria cho đến ngày nay.Không quân Nga cho loại biên MiG-25 vào năm 2013 do chiến đấu cơ này đã hết niên hạn sử dụng và do chi phí sử dụng cao. Nhưng đến tận ngày nay, MiG-25 vẫn là máy bay chiến đấu bay nhanh nhất và cao nhất, từng được đưa vào biên chế, mà chưa có loại chiến đấu cơ sản xuất loạt nào có thể vượt qua nó.Khi MiG-25 lần đầu tiên được đưa đến điểm nóng Trung Đông, để trinh sát các mục tiêu phòng thủ dày đặc của Israel, MiG-25 đã chứng tỏ tất cả năng lực của mình. Những công nghệ phòng không có năng lực nhất của phương Tây vào thời điểm đó, cũng chỉ “bất lực” đứng nhìn MiG-25 bay trên đầu mình.Khi đó bán đảo Sinai của Ai Cập, do Israel chiếm giữ, được bảo vệ vững chắc như tiền tuyến của NATO chống lại khối Hiệp ước Warsaw ở Trung Âu; khi Quân đội Israel triển khai các máy bay chiến đấu và tên lửa không đối không có khả năng nhất của phương Tây tại đây.Quân đội Israel đã triển khai tại bán đảo Sinai máy bay chiến đấu F-4E Phantom, được trang bị tên lửa không đối không tầm trung AIM-7E Sparrow, dẫn đường bằng radar; dưới mặt đất, Israel bố trí các bệ phóng tên lửa phòng không MIM-23 Hawk, đều thuộc loại hiện đại nhất của Mỹ khi đó.Nhưng với độ cao và tốc độ hoạt động tối đa của MiG-25, cao gấp đôi so với tầm bắn của các loại vũ khí mà Israel sở hữu khi đó; khiến các loại vũ khí phòng không của phương Tây mà Israel sở hữu, đành “bất lực” nhìn MiG-25 ra vào không phận của mình.Với tốc độ bay nhanh và trần bay cao, cho phép những chiếc MiG-25 thách thức nghiêm trọng các đối thủ của họ trên khắp thế giới, từ những chiếc F-14 Tomcat nổi danh của Iran, đến F-16 của Pakistan hay Maroc.Nhưng chính việc MiG-25 xuất hiện trên bầu trời Israel vào năm 1971, đã chứng minh sức mạnh và khả năng sống sót của loại chiến đấu cơ vượt trước tầm thời gian này. Đồng thời cảnh báo sự thất vọng cho các nhà sản xuất máy bay chiến đấu phương Tây.Những chiếc MiG-25 do phi công Liên Xô điều khiển, bay qua bán đảo Sinai vào tháng 11/1971, đã bay ở độ cao khoảng 24.000m; một trần bay quá cao đối với máy bay chiến đấu F-4 bay nhanh nhất và cao nhất của phương Tây khi đó có thể tiếp cận.Để chống lại các máy bay MiG-25 của Liên Xô, các máy bay F-4 của Israel đã tiếp cận trực diện và đạt tốc độ Mach 1,4 trước khi phóng tên lửa AIM-7E. Tuy nhiên, các tên lửa đã không thể truy đuổi chiếc Foxbats, buộc các máy bay F-4 Israel phải chấp nhận bỏ cuộc.Những chuyến bay của MiG-25 đã cung cấp nhiều thông tin tình báo có giá trị cho các đồng minh Ả Rập của Liên Xô khi đó và nó đóng vai trò quan trọng trong cả cuộc chiến tranh Yom Kippur giữa khối Arab và Israel vào tháng 10/1973; khi đóng vai trò là vũ khí “răn đe”. Tuy nhiên những chiếc MiG-25 của Liên Xô đưa sang Trung Đông khi đó, cũng chưa thực sự cũng chưa hoàn thiện về thiết kế; theo số liệu chỉ có 4 chiếc MiG-25 được đưa sang Ai Cập và được triển khai ở một sân bay quân sự nhỏ ở miền bắc nước này và Liên Xô giữ bí mật tuyệt đối.Không chỉ làm “bất lực” các chiến đấu cơ thế hệ 3 của phương Tây, MiG-25 đủ khả năng để thách thức các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, khi chúng bắt đầu được đưa vào trang bị để kế nhiệm chiến đấu cơ chủ lực F-4E.Những chiếc MiG-25 của Algeria đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của chiến đấu cơ F-15 của Israel; trong khi MiG-25 của Iraq tỏ ra không kém cạnh trước F-14 của Không quân Iran, trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq (1981-1988).Trong cuộc đụng độ cuối cùng giữa những chiếc MiG-25 của Iraq và F-15 của Không quân Mỹ, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh ngày 30/1/1991 trên không phận Iraq, Foxbats đã vô hiệu hóa một chiếc F-15 của Mỹ, mà không bị tổn thất.Những chiếc MiG-25 đã tỏ ra cực kỳ “khó trị” đối với máy bay Mỹ trong suốt Chiến tranh vùng Vịnh, và chỉ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ mới có vũ khí “đặc trị” MiG-25, khi đưa tên lửa không đối không AIM-120 thay thế AIM-7, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay nhanh và bay cao.
Tiêm kích MiG-25 chính thức được biên chế trong Không quân Liên Xô vào tháng 10/1970 và đã được phát triển thành nhiều biến thể, bao gồm trinh sát, lấy mẫu phóng xạ hạt nhân, thực hiện các nhiệm vụ tấn công và chế áp hệ thống phòng không của đối phương.
Mặc dù có nhiều phiên bản, nhưng các mẫu chiến đấu cơ MiG-25 chủ yếu vẫn dùng cho nhiệm vụ tiêm kích phòng không và MiG-25 là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất về khả năng không đối không, mà Liên Xô từng xuất khẩu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Cho đến tận ngày hôm nay, chiến đấu cơ MiG-25 vẫn là loại máy bay đánh chặn thế hệ thứ 3 (sau được nâng cấp lên thế hệ 4) có khả năng nhất thế giới, được hiện đại hóa rất nhiều, chủ yếu là phần thiết bị điện tử hàng không và vẫn được phục vụ trong Không quân Algeria cho đến ngày nay.
Không quân Nga cho loại biên MiG-25 vào năm 2013 do chiến đấu cơ này đã hết niên hạn sử dụng và do chi phí sử dụng cao. Nhưng đến tận ngày nay, MiG-25 vẫn là máy bay chiến đấu bay nhanh nhất và cao nhất, từng được đưa vào biên chế, mà chưa có loại chiến đấu cơ sản xuất loạt nào có thể vượt qua nó.
Khi MiG-25 lần đầu tiên được đưa đến điểm nóng Trung Đông, để trinh sát các mục tiêu phòng thủ dày đặc của Israel, MiG-25 đã chứng tỏ tất cả năng lực của mình. Những công nghệ phòng không có năng lực nhất của phương Tây vào thời điểm đó, cũng chỉ “bất lực” đứng nhìn MiG-25 bay trên đầu mình.
Khi đó bán đảo Sinai của Ai Cập, do Israel chiếm giữ, được bảo vệ vững chắc như tiền tuyến của NATO chống lại khối Hiệp ước Warsaw ở Trung Âu; khi Quân đội Israel triển khai các máy bay chiến đấu và tên lửa không đối không có khả năng nhất của phương Tây tại đây.
Quân đội Israel đã triển khai tại bán đảo Sinai máy bay chiến đấu F-4E Phantom, được trang bị tên lửa không đối không tầm trung AIM-7E Sparrow, dẫn đường bằng radar; dưới mặt đất, Israel bố trí các bệ phóng tên lửa phòng không MIM-23 Hawk, đều thuộc loại hiện đại nhất của Mỹ khi đó.
Nhưng với độ cao và tốc độ hoạt động tối đa của MiG-25, cao gấp đôi so với tầm bắn của các loại vũ khí mà Israel sở hữu khi đó; khiến các loại vũ khí phòng không của phương Tây mà Israel sở hữu, đành “bất lực” nhìn MiG-25 ra vào không phận của mình.
Với tốc độ bay nhanh và trần bay cao, cho phép những chiếc MiG-25 thách thức nghiêm trọng các đối thủ của họ trên khắp thế giới, từ những chiếc F-14 Tomcat nổi danh của Iran, đến F-16 của Pakistan hay Maroc.
Nhưng chính việc MiG-25 xuất hiện trên bầu trời Israel vào năm 1971, đã chứng minh sức mạnh và khả năng sống sót của loại chiến đấu cơ vượt trước tầm thời gian này. Đồng thời cảnh báo sự thất vọng cho các nhà sản xuất máy bay chiến đấu phương Tây.
Những chiếc MiG-25 do phi công Liên Xô điều khiển, bay qua bán đảo Sinai vào tháng 11/1971, đã bay ở độ cao khoảng 24.000m; một trần bay quá cao đối với máy bay chiến đấu F-4 bay nhanh nhất và cao nhất của phương Tây khi đó có thể tiếp cận.
Để chống lại các máy bay MiG-25 của Liên Xô, các máy bay F-4 của Israel đã tiếp cận trực diện và đạt tốc độ Mach 1,4 trước khi phóng tên lửa AIM-7E. Tuy nhiên, các tên lửa đã không thể truy đuổi chiếc Foxbats, buộc các máy bay F-4 Israel phải chấp nhận bỏ cuộc.
Những chuyến bay của MiG-25 đã cung cấp nhiều thông tin tình báo có giá trị cho các đồng minh Ả Rập của Liên Xô khi đó và nó đóng vai trò quan trọng trong cả cuộc chiến tranh Yom Kippur giữa khối Arab và Israel vào tháng 10/1973; khi đóng vai trò là vũ khí “răn đe”.
Tuy nhiên những chiếc MiG-25 của Liên Xô đưa sang Trung Đông khi đó, cũng chưa thực sự cũng chưa hoàn thiện về thiết kế; theo số liệu chỉ có 4 chiếc MiG-25 được đưa sang Ai Cập và được triển khai ở một sân bay quân sự nhỏ ở miền bắc nước này và Liên Xô giữ bí mật tuyệt đối.
Không chỉ làm “bất lực” các chiến đấu cơ thế hệ 3 của phương Tây, MiG-25 đủ khả năng để thách thức các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, khi chúng bắt đầu được đưa vào trang bị để kế nhiệm chiến đấu cơ chủ lực F-4E.
Những chiếc MiG-25 của Algeria đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của chiến đấu cơ F-15 của Israel; trong khi MiG-25 của Iraq tỏ ra không kém cạnh trước F-14 của Không quân Iran, trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq (1981-1988).
Trong cuộc đụng độ cuối cùng giữa những chiếc MiG-25 của Iraq và F-15 của Không quân Mỹ, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh ngày 30/1/1991 trên không phận Iraq, Foxbats đã vô hiệu hóa một chiếc F-15 của Mỹ, mà không bị tổn thất.
Những chiếc MiG-25 đã tỏ ra cực kỳ “khó trị” đối với máy bay Mỹ trong suốt Chiến tranh vùng Vịnh, và chỉ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ mới có vũ khí “đặc trị” MiG-25, khi đưa tên lửa không đối không AIM-120 thay thế AIM-7, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay nhanh và bay cao.