Trong Chiến tranh Lạnh, Pakistan và Ấn Độ liên tục mua các máy bay chiến đấu từ phương Tây và Liên Xô để so tài với nhau. Ví dụ như sự thất bại gần như hoàn toàn của những chiếc F-104 Pakistan mua từ Mỹ, khi đối đầu với MiG-21 của Liên Xô do Không quân Ấn Độ trang bị.Điều đáng chú ý nhất trong cuộc đua giữa Ấn Độ và Pakistan là sự xuất hiện của một trong những máy bay quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ đến từ Liên Xô, được các phi công Ấn Độ trình diễn trên không phận Pakistan, đó là những chiếc máy bay chiến đấu MiG-25 Foxbats.Máy bay chiến đấu MiG-25 chính thức được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô vào năm 1970 và các phiên bản hiện đại hóa của dòng máy bay này tiếp tục phục vụ trong Không quân Nga cho đến năm 2013, khi những hạn chế về ngân sách dẫn đến việc máy bay này phải dừng hoạt động.Máy bay MiG-25 lần đầu tiên thể hiện khả năng của mình vào năm 1971, khi được triển khai đến một cơ sở nhỏ của Liên Xô ở miền bắc Ai Cập. Những chiếc MiG-25 thường bay qua bán đảo Sinai do Israel kiểm soát và vượt mặt hệ thống phòng không của nước này để tiến hành thu thập thông tin tình báo có giá trị.MiG-25 được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như một máy bay chiến đấu đa năng, khung máy bay được chế tạo cho các cuộc không chiến tầm xa và có khả năng ném bom, đồng thời có thể chế áp hệ thống phòng không của đối phương.Máy bay có thể hoạt động ở độ cao hơn 20km, ngoài ra với một số biến thể được nâng cấp có khả năng bay cao vượt quá 30km và tốc độ của MiG-25 cũng hơn hẳn tất cả máy bay chiến đấu của phương Tây khi đạt tới Mach 3,2. Độ bền của máy bay cũng được đánh giá tương đối cao vào thời đó.MiG-25 được Không quân Ấn Độ sử dụng để xâm nhập sâu vào không phận Pakistan nhằm trinh sát chiến lược trên lãnh thổ quốc gia đối thủ, nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên mà hoàn toàn không bị phát hiện trong suốt những năm 1980.Một phần do chi phí rất cao, cả để mua và vận hành nên Ấn Độ chỉ mua được 8 chiếc MiG-25 bao gồm 6 chiếc ghế đơn và 2 chiếc 2 chỗ ngồi. Các máy bay tiêm kích MiG-25 thường tiến vào Pakistan với tốc độ cận âm và dựa vào lợi thế tầm bay cao để không bị phát hiện.Nhiệm vụ trinh sát bằng MiG-25 diễn ra suôn sẻ trong một thời gian dài cho đến khi xảy ra một sự cố vào năm 1997, phi công điều khiển chiếc MiG-25 được sử dụng để thu thập thông tin tình báo về các hoạt động hạt nhân của Pakistan, đã tăng tốc máy bay và phá vỡ rào cản âm thanh trên bầu trời thủ đô Pakistan.Kết quả là quân đội Pakistan đã bắt được tín hiệu âm thanh từ máy bay và phát hiện ra hành động xâm phạm của máy bay Ấn Độ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng MiG-25 Ấn Độ đã cố tình để lộ hành động của mình để phô diễn sức mạnh vào thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia Nam Á tăng cao.Một điều đáng chú ý khác là Ấn Độ chưa bao giờ mua các biến thể của MiG-25, mặc dù hiệu suất tác chiến của các biến thể MiG-25 được đánh giá cao. Bởi vì Pakistan chỉ trang bị những chiếc F-16 hạng nhẹ và kém hiện đại hơn so với Ấn Độ.Bên cạnh đó, Ấn Độ đã lựa chọn mua những chiếc MiG-29 vào đầu những năm 1980 và đã tiếp tục đặt hàng những chiếc tiếp theo cho đến năm 2020. Ngoài F-16, phi đội của Pakistan bao gồm các máy bay chiến đấu Mirage III lạc hậu và J-7 Trung Quốc.Một điều thú vị là tất cả khách hàng mua các biến thể chiến đấu của MiG-25 đều là các quốc gia giàu dầu mỏ, điều này có thể giúp trang trải mức tiêu thụ nhiên liệu rất cao bằng nguồn tài nguyên của họ với chi phí thấp.Ấn Độ cũng chuyển sang mua máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga chỉ vào giữa những năm 2000 với việc mua tiêm kích Su-30MKI, hiện là máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ấn Độ với hơn 250 chiếc.Những chiếc MiG-25 của nước này đã được cho nghỉ hưu vào năm 2006, và trong suốt 25 năm thực hiện nhiệm vụ xâm nhập vào lãnh thổ Pakistan, không một chiếc MiG-25 nào bị bắn hạ. Với sự ra đời của các vệ tinh do thám tiên tiến, Ấn Độ không còn nhu cầu về các đơn vị trinh sát như MiG-25 nữa.Đơn vị MiG-25 duy nhất còn lại còn hoạt động trên thế giới hiện nay là của Không quân Algeria, lực lượng đã nâng cấp mạnh mẽ máy bay của mình lên tiêu chuẩn thế hệ thứ tư vào những năm 1990 và sử dụng máy bay để không chiến cũng như trinh sát.Algeria cũng dự kiến thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga, loại máy bay mà Ấn Độ cũng dự kiến sẽ mua, trong khi để đáp ứng nhiệm vụ trinh sát có thể nước này sẽ bổ sung bằng một số dạng máy bay không người lái.Về phần mình, Pakistan đã cải thiện rõ rệt khả năng phòng không của mình kể từ những năm 1990 với việc trang bị máy bay chiến đấu JF-17 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường bằng radar chủ động PL-12, cũng như nâng cấp các máy bay F-16 của mình bằng tên lửa AIM-120C có khả năng tương tự như PL-12.Pakistan cũng đã mua hệ thống phòng không HQ-16 của Trung Quốc và cũng đang xem xét mua lại hệ thống HQ-9B tầm xa hơn và cao hơn, sẽ cung cấp khả năng phòng thủ đáng gờm hơn nhiều so với thời kỳ những năm 1990. Nguồn ảnh: Foxtrot. Cận cảnh máy bay chiến đấu MiG-25 huyền thoại của Liên Xô kèm theo dàn vũ khí hàng không cực khủng. Nguồn: TheArchive.
Trong Chiến tranh Lạnh, Pakistan và Ấn Độ liên tục mua các máy bay chiến đấu từ phương Tây và Liên Xô để so tài với nhau. Ví dụ như sự thất bại gần như hoàn toàn của những chiếc F-104 Pakistan mua từ Mỹ, khi đối đầu với MiG-21 của Liên Xô do Không quân Ấn Độ trang bị.
Điều đáng chú ý nhất trong cuộc đua giữa Ấn Độ và Pakistan là sự xuất hiện của một trong những máy bay quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ đến từ Liên Xô, được các phi công Ấn Độ trình diễn trên không phận Pakistan, đó là những chiếc máy bay chiến đấu MiG-25 Foxbats.
Máy bay chiến đấu MiG-25 chính thức được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô vào năm 1970 và các phiên bản hiện đại hóa của dòng máy bay này tiếp tục phục vụ trong Không quân Nga cho đến năm 2013, khi những hạn chế về ngân sách dẫn đến việc máy bay này phải dừng hoạt động.
Máy bay MiG-25 lần đầu tiên thể hiện khả năng của mình vào năm 1971, khi được triển khai đến một cơ sở nhỏ của Liên Xô ở miền bắc Ai Cập. Những chiếc MiG-25 thường bay qua bán đảo Sinai do Israel kiểm soát và vượt mặt hệ thống phòng không của nước này để tiến hành thu thập thông tin tình báo có giá trị.
MiG-25 được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như một máy bay chiến đấu đa năng, khung máy bay được chế tạo cho các cuộc không chiến tầm xa và có khả năng ném bom, đồng thời có thể chế áp hệ thống phòng không của đối phương.
Máy bay có thể hoạt động ở độ cao hơn 20km, ngoài ra với một số biến thể được nâng cấp có khả năng bay cao vượt quá 30km và tốc độ của MiG-25 cũng hơn hẳn tất cả máy bay chiến đấu của phương Tây khi đạt tới Mach 3,2. Độ bền của máy bay cũng được đánh giá tương đối cao vào thời đó.
MiG-25 được Không quân Ấn Độ sử dụng để xâm nhập sâu vào không phận Pakistan nhằm trinh sát chiến lược trên lãnh thổ quốc gia đối thủ, nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên mà hoàn toàn không bị phát hiện trong suốt những năm 1980.
Một phần do chi phí rất cao, cả để mua và vận hành nên Ấn Độ chỉ mua được 8 chiếc MiG-25 bao gồm 6 chiếc ghế đơn và 2 chiếc 2 chỗ ngồi. Các máy bay tiêm kích MiG-25 thường tiến vào Pakistan với tốc độ cận âm và dựa vào lợi thế tầm bay cao để không bị phát hiện.
Nhiệm vụ trinh sát bằng MiG-25 diễn ra suôn sẻ trong một thời gian dài cho đến khi xảy ra một sự cố vào năm 1997, phi công điều khiển chiếc MiG-25 được sử dụng để thu thập thông tin tình báo về các hoạt động hạt nhân của Pakistan, đã tăng tốc máy bay và phá vỡ rào cản âm thanh trên bầu trời thủ đô Pakistan.
Kết quả là quân đội Pakistan đã bắt được tín hiệu âm thanh từ máy bay và phát hiện ra hành động xâm phạm của máy bay Ấn Độ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng MiG-25 Ấn Độ đã cố tình để lộ hành động của mình để phô diễn sức mạnh vào thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia Nam Á tăng cao.
Một điều đáng chú ý khác là Ấn Độ chưa bao giờ mua các biến thể của MiG-25, mặc dù hiệu suất tác chiến của các biến thể MiG-25 được đánh giá cao. Bởi vì Pakistan chỉ trang bị những chiếc F-16 hạng nhẹ và kém hiện đại hơn so với Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ đã lựa chọn mua những chiếc MiG-29 vào đầu những năm 1980 và đã tiếp tục đặt hàng những chiếc tiếp theo cho đến năm 2020. Ngoài F-16, phi đội của Pakistan bao gồm các máy bay chiến đấu Mirage III lạc hậu và J-7 Trung Quốc.
Một điều thú vị là tất cả khách hàng mua các biến thể chiến đấu của MiG-25 đều là các quốc gia giàu dầu mỏ, điều này có thể giúp trang trải mức tiêu thụ nhiên liệu rất cao bằng nguồn tài nguyên của họ với chi phí thấp.
Ấn Độ cũng chuyển sang mua máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga chỉ vào giữa những năm 2000 với việc mua tiêm kích Su-30MKI, hiện là máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ấn Độ với hơn 250 chiếc.
Những chiếc MiG-25 của nước này đã được cho nghỉ hưu vào năm 2006, và trong suốt 25 năm thực hiện nhiệm vụ xâm nhập vào lãnh thổ Pakistan, không một chiếc MiG-25 nào bị bắn hạ. Với sự ra đời của các vệ tinh do thám tiên tiến, Ấn Độ không còn nhu cầu về các đơn vị trinh sát như MiG-25 nữa.
Đơn vị MiG-25 duy nhất còn lại còn hoạt động trên thế giới hiện nay là của Không quân Algeria, lực lượng đã nâng cấp mạnh mẽ máy bay của mình lên tiêu chuẩn thế hệ thứ tư vào những năm 1990 và sử dụng máy bay để không chiến cũng như trinh sát.
Algeria cũng dự kiến thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga, loại máy bay mà Ấn Độ cũng dự kiến sẽ mua, trong khi để đáp ứng nhiệm vụ trinh sát có thể nước này sẽ bổ sung bằng một số dạng máy bay không người lái.
Về phần mình, Pakistan đã cải thiện rõ rệt khả năng phòng không của mình kể từ những năm 1990 với việc trang bị máy bay chiến đấu JF-17 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường bằng radar chủ động PL-12, cũng như nâng cấp các máy bay F-16 của mình bằng tên lửa AIM-120C có khả năng tương tự như PL-12.
Pakistan cũng đã mua hệ thống phòng không HQ-16 của Trung Quốc và cũng đang xem xét mua lại hệ thống HQ-9B tầm xa hơn và cao hơn, sẽ cung cấp khả năng phòng thủ đáng gờm hơn nhiều so với thời kỳ những năm 1990. Nguồn ảnh: Foxtrot.
Cận cảnh máy bay chiến đấu MiG-25 huyền thoại của Liên Xô kèm theo dàn vũ khí hàng không cực khủng. Nguồn: TheArchive.