Với tư cách là hàng viện trợ cho Ukraine, người Đức đã thông báo, trong sáu tháng tới sẽ cung cấp phiên bản nâng cấp mới nhất của xe tăng Leopard 2A7 cho Ukraine với số lượng lên tới 20 chiếc.Như vậy những chiếc xe tăng Leopard-2 của Đức sẽ có khả năng đối đầu những chiếc T-90M của Nga trên chiến trường Ukraine. Liệu có một trận đấu tăng lịch sử có lặp lại?Nếu trận đấu tăng giữa T-90M của Nga với Leopard xảy ra trên chiến trường Ukraine, loại xe tăng nào có thể giành chiến thắng? Phân tích trên 3 khía cạnh về sức mạnh hỏa lực, khả năng bảo vệ và khả năng cơ động có thể thấy ưu và nhược điểm của từng loại xe.Về vũ khí, xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo 125 mm với khả năng tiêu diệt mục tiêu tối đa 5.000 mét đối tên lửa phóng qua nòng; ngoài ra còn có thể tiêu diệt cả trực thăng bay thấp. Với đạn nổ phá, T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5.000 mét khi bắn ngắm trực tiếp và 10.000 mét khi bắn theo tọa độ. Xe tăng Leopard 2 của Đức có tính năng gần như giống T-90 của Nga về vũ khí. Pháo chính 120mm của Leopard có tầm bắn gần hơn so với T-90, cự ly tối đa tiêu diệt mục tiêu tĩnh là 3,5 km, nếu mục tiêu động chỉ 2,5 km. Đây là điều bất ngờ, vì pháo T-90 có tầm bắn xa hơn nhiều. Tên lửa dẫn đường chống tăng Leopard 2 của Đức có tầm bắn 6 km, còn T-90 chỉ có 5 km;Ngoài ra mức độ chính xác của pháo tăng Leopard 2 chính xác hơn nhờ các hệ thống quan sát, đo đạc và tính toán hiện đại. Trưởng xe Leopard 2 có kính ngắm toàn cảnh riêng và anh ta có thể tự mình điều khiển pháo chính.Leopard cũng được trang bị hệ thống ổn định kính ngắm và pháo đồng nhất 2 mặt phẳng rất tiên tiến; xe cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, giúp pháo thủ và trưởng xe có thể bắn trong khi hành tiến.Với những trang bị công nghệ vượt trội, mặc dù Leopard 2 của Đức có tầm bắn ngắn hơn T-90 của Nga, nhưng với độ chính xác rất cao. Nói cách khác, T-90 phải cách xa Leopard 2 và nhanh chóng kết liễu nó bằng một đòn tấn công từ xa; nếu trong cự ly gần, T-90 mất lợi thế. Từ góc độ khả năng bảo vệ, T-90 có mức độ bảo vệ cao. Ở mặt trước của tháp pháo có một lớp giáp composite nhiều lớp, tương đương với tấm thép dày 80 cm. Ngoài áo giáp và bảo vệ động, xe tăng còn có hệ thống bảo vệ tích cực.Leopard 2 không có phòng thủ chủ động, tất cả bảo vệ là bị động. Áo giáp phía trước cũng là giáp composite. Mặt ngoài của tháp pháo thấp và thiết kế các góc vát, nhằm nâng cao khả năng chống đạn nổ lõm và đạn xuyên giáp; đồng thời tháp pháo và thân xe được gia cố thêm các tấm giáp gốm.Người Đức đã liên tục nâng cấp Leopard 2 thành xe tăng hạng nặng; phiên bản Leopard 2A7 mới nhất nặng 67,5 tấn, trong khi T-90 là khoảng 50 tấn. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cơ động của Leopard 2.Nếu hai loại xe tăng trên đối đầu trực diện trên chiến trường, đó sẽ là cuộc đọ sức giữa "hạng trung" và "hạng nặng", giống như môn thi đấu quyền anh. Tất nhiên, "xe tăng hạng nặng" mạnh hơn, nguy hiểm hơn và có tên lửa chính xác hơn. Nhưng T-90 linh hoạt hơn và pháo của nó có tầm bắn xa hơn. Về khả năng cơ động, T-90 sử dụng động cơ diesel công suất 1.130 mã lực, Leopard 2 của Đức sử dụng động cơ 1.500 mã lực, mạnh hơn nhiều, nhưng Leopard 2 cũng nặng hơn nhiều. Ngoài ra, do trọng lượng quá nặng, Leopard 2 rất có thể bị mắc kẹt ở đâu đó trong bùn hoặc đầm lầy trên thảo nguyên Ukraine.Do đó, về sức mạnh về khả năng cơ động của T-90 và Leopard 2 là như nhau; tốc độ tối đa là như nhau, 70 km một giờ trên địa hình bằng phẳng. Trong đầm lầy và bùn sẽ khác, xe tăng T-90 nhẹ hơn và cơ động hơn; vì vậy về khả năng cơ động, gần như hòa. Nhưng với lượng dự trữ nhiên liệu đầy, T-90 có thể chạy 550 km; nhưng Leopard 2 chỉ có 450 km và xe tăng Nga có tầm hoạt động lớn hơn một trăm km. Nếu T-90 mang đủ trọng lượng chiến đấu, tầm hoạt động là 520 km, còn Leopard 2 chỉ được 350 km, tức là ít hơn gần 1,5 lần.Ngoài ra, động cơ của Leopard 2 là động cơ diesel, còn động cơ của T-90 là đa nhiên liệu, không chỉ chạy bằng dầu diesel mà còn bằng dầu hỏa và xăng. Ở trong vùng chiến sự, đây cũng là một lợi thế rất quan trọng, nơi mà hậu cần có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào. Nhưng có điều thú vị là việc thay thế động cơ T-90 mất 6 giờ, Leopard 2 chỉ mất 1 tiếng, vì thiết kế theo kiểu mô-đun. Hơn nữa, T-90 thay động cơ, không phải ở trên chiến trường mà cần tới xưởng bảo dưỡng phía sau; còn Leopard 2 sẵn sàng thay động cơ bất cứ lúc nào trên chiến trường.Chưa kể tới việc, binh lính Ukraine có rất ít kinh nghiệm vận hành xe tăng Đức - nếu không muốn nói là không hề có. Trong một chiến trường xung đột cao như tại Ukraine, người lính có thể phải trả giá rất đắt nếu không quen với thứ vũ khí do chính họ đang vận hành.
Với tư cách là hàng viện trợ cho Ukraine, người Đức đã thông báo, trong sáu tháng tới sẽ cung cấp phiên bản nâng cấp mới nhất của xe tăng Leopard 2A7 cho Ukraine với số lượng lên tới 20 chiếc.
Như vậy những chiếc xe tăng Leopard-2 của Đức sẽ có khả năng đối đầu những chiếc T-90M của Nga trên chiến trường Ukraine. Liệu có một trận đấu tăng lịch sử có lặp lại?
Nếu trận đấu tăng giữa T-90M của Nga với Leopard xảy ra trên chiến trường Ukraine, loại xe tăng nào có thể giành chiến thắng? Phân tích trên 3 khía cạnh về sức mạnh hỏa lực, khả năng bảo vệ và khả năng cơ động có thể thấy ưu và nhược điểm của từng loại xe.
Về vũ khí, xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo 125 mm với khả năng tiêu diệt mục tiêu tối đa 5.000 mét đối tên lửa phóng qua nòng; ngoài ra còn có thể tiêu diệt cả trực thăng bay thấp. Với đạn nổ phá, T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5.000 mét khi bắn ngắm trực tiếp và 10.000 mét khi bắn theo tọa độ.
Xe tăng Leopard 2 của Đức có tính năng gần như giống T-90 của Nga về vũ khí. Pháo chính 120mm của Leopard có tầm bắn gần hơn so với T-90, cự ly tối đa tiêu diệt mục tiêu tĩnh là 3,5 km, nếu mục tiêu động chỉ 2,5 km. Đây là điều bất ngờ, vì pháo T-90 có tầm bắn xa hơn nhiều.
Tên lửa dẫn đường chống tăng Leopard 2 của Đức có tầm bắn 6 km, còn T-90 chỉ có 5 km;
Ngoài ra mức độ chính xác của pháo tăng Leopard 2 chính xác hơn nhờ các hệ thống quan sát, đo đạc và tính toán hiện đại. Trưởng xe Leopard 2 có kính ngắm toàn cảnh riêng và anh ta có thể tự mình điều khiển pháo chính.
Leopard cũng được trang bị hệ thống ổn định kính ngắm và pháo đồng nhất 2 mặt phẳng rất tiên tiến; xe cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, giúp pháo thủ và trưởng xe có thể bắn trong khi hành tiến.
Với những trang bị công nghệ vượt trội, mặc dù Leopard 2 của Đức có tầm bắn ngắn hơn T-90 của Nga, nhưng với độ chính xác rất cao. Nói cách khác, T-90 phải cách xa Leopard 2 và nhanh chóng kết liễu nó bằng một đòn tấn công từ xa; nếu trong cự ly gần, T-90 mất lợi thế.
Từ góc độ khả năng bảo vệ, T-90 có mức độ bảo vệ cao. Ở mặt trước của tháp pháo có một lớp giáp composite nhiều lớp, tương đương với tấm thép dày 80 cm. Ngoài áo giáp và bảo vệ động, xe tăng còn có hệ thống bảo vệ tích cực.
Leopard 2 không có phòng thủ chủ động, tất cả bảo vệ là bị động. Áo giáp phía trước cũng là giáp composite. Mặt ngoài của tháp pháo thấp và thiết kế các góc vát, nhằm nâng cao khả năng chống đạn nổ lõm và đạn xuyên giáp; đồng thời tháp pháo và thân xe được gia cố thêm các tấm giáp gốm.
Người Đức đã liên tục nâng cấp Leopard 2 thành xe tăng hạng nặng; phiên bản Leopard 2A7 mới nhất nặng 67,5 tấn, trong khi T-90 là khoảng 50 tấn. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cơ động của Leopard 2.
Nếu hai loại xe tăng trên đối đầu trực diện trên chiến trường, đó sẽ là cuộc đọ sức giữa "hạng trung" và "hạng nặng", giống như môn thi đấu quyền anh. Tất nhiên, "xe tăng hạng nặng" mạnh hơn, nguy hiểm hơn và có tên lửa chính xác hơn. Nhưng T-90 linh hoạt hơn và pháo của nó có tầm bắn xa hơn.
Về khả năng cơ động, T-90 sử dụng động cơ diesel công suất 1.130 mã lực, Leopard 2 của Đức sử dụng động cơ 1.500 mã lực, mạnh hơn nhiều, nhưng Leopard 2 cũng nặng hơn nhiều. Ngoài ra, do trọng lượng quá nặng, Leopard 2 rất có thể bị mắc kẹt ở đâu đó trong bùn hoặc đầm lầy trên thảo nguyên Ukraine.
Do đó, về sức mạnh về khả năng cơ động của T-90 và Leopard 2 là như nhau; tốc độ tối đa là như nhau, 70 km một giờ trên địa hình bằng phẳng. Trong đầm lầy và bùn sẽ khác, xe tăng T-90 nhẹ hơn và cơ động hơn; vì vậy về khả năng cơ động, gần như hòa.
Nhưng với lượng dự trữ nhiên liệu đầy, T-90 có thể chạy 550 km; nhưng Leopard 2 chỉ có 450 km và xe tăng Nga có tầm hoạt động lớn hơn một trăm km. Nếu T-90 mang đủ trọng lượng chiến đấu, tầm hoạt động là 520 km, còn Leopard 2 chỉ được 350 km, tức là ít hơn gần 1,5 lần.
Ngoài ra, động cơ của Leopard 2 là động cơ diesel, còn động cơ của T-90 là đa nhiên liệu, không chỉ chạy bằng dầu diesel mà còn bằng dầu hỏa và xăng. Ở trong vùng chiến sự, đây cũng là một lợi thế rất quan trọng, nơi mà hậu cần có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào.
Nhưng có điều thú vị là việc thay thế động cơ T-90 mất 6 giờ, Leopard 2 chỉ mất 1 tiếng, vì thiết kế theo kiểu mô-đun. Hơn nữa, T-90 thay động cơ, không phải ở trên chiến trường mà cần tới xưởng bảo dưỡng phía sau; còn Leopard 2 sẵn sàng thay động cơ bất cứ lúc nào trên chiến trường.
Chưa kể tới việc, binh lính Ukraine có rất ít kinh nghiệm vận hành xe tăng Đức - nếu không muốn nói là không hề có. Trong một chiến trường xung đột cao như tại Ukraine, người lính có thể phải trả giá rất đắt nếu không quen với thứ vũ khí do chính họ đang vận hành.