Theo thông tin từ trang ORYX của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, dựa trên các bức ảnh và video chiến trường, quân đội Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng, thiết giáp và pháo. Số lượng vũ khí này của Nga, bị phá hủy ở chiến trường Ukraine đã vượt quá 6.000 chiếc.Trước khi xung đột nổ ra, quân đội Nga có tổng cộng 2.480 xe tăng trong biên chế chiến đấu; trang ORYX cho rằng, quân đội Nga đã mất hơn một nửa số xe tăng đang hoạt động, trong cuộc xung đột với Ukraine.Chính vì vậy, tờ Express dẫn phân tích của chuyên gia quân sự người Anh Marcus Cuyp cho rằng, với tỷ lệ “tiêu thụ” xe tăng như hiện nay, nếu Quân đội Nga chiến đấu thêm một năm nữa, lực lượng tăng thiết giáp của họ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.Vậy tin tức trên có phải là điều mừng cho Ukraine? Liệu quân đội Ukraine có thể đặt hy vọng vào sự thiếu hụt xe tăng của Nga, để lật ngược tình thế, khi sức mạnh của lục quân Nga, phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh của “binh chủng thép” này? Câu trả lời nhanh là “không hề”.Mặc dù quân đội Nga đã bị hao hụt một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép trong cuộc xung đột, nhưng Nga vẫn có một kho vũ khí và đạn dược lớn của Liên Xô để lại và các nhà máy quốc phòng khổng lồ của họ, vẫn đang tiếp tục sản xuất vũ khí mới. Những yếu tố trên sẽ đủ để đảm bảo rằng, quân đội Nga có thể tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian dài mà không lo hết xe tăng như phương Tây tính toán.Quân đội Nga có khoảng 6.000-10.000 xe tăng dự trữ; đồng thời nhằm tăng tốc độ thay thế xe tăng bị hao hụt, Nga mới khôi phục Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 71 và 72 có từ thời Liên Xô. Thậm chí còn cử một số binh sĩ đến Nhà máy sửa chữa thiết giáp làm công nhân quốc phòng, duy trì làm việc 24/24 giờ trong ba ca. Đồng thời, Nga cũng đã đặt hàng 400 xe tăng T-90M mới, số xe tăng này đã được đưa vào sản xuất toàn bộ tại Nhà máy xe tăng Ural. Vào tháng 5, 8 và 10, Nhà máy Ural đã cung cấp cho quân đội Nga những xe tăng mới.Còn phía Ukraine thì sao? Giờ đây, quân đội Ukraine có thể thực sự đã hết xe tăng; bởi vì số lượng xe tăng của Ukraine chỉ có 1.200 chiếc. Còn loại xe tăng có nguồn gốc Liên Xô ở các nước Đông Âu, đều đã được bàn giao cho Ukraine. Hiện nay không nước nào ở Đông Âu có hơn 100 xe tăng T-72. Nên nhớ vào năm 1992, khi Liên Xô vừa tan rã, Ukraine có hơn 4.000 xe tăng, trong đó có 2.000 xe tăng còn trong biên chế chiến đấu, bao gồm 660 xe tăng T-64BV, hơn 100 xe tăng T-64BM và xe tăng T-72, T-80BV và T-84. Quân đội Ukraine hiện được trang bị hơn 800 xe tăng và dự trữ 1.200 xe tăng.Quân đội Nga tuyên bố phá hủy hơn 6.000 xe tăng, xe thiết giáp và pháo của Ukraine. Theo tính toán 1/6 trong số đó là xe tăng, như vậy Quân đội Ukraine đã mất 50% lực lượng xe tăng. Khác với Nga, Ukraine chỉ có thể trông chờ vào viện trợ từ phương Tây.Lúc này Quân đội Ukraine sẽ trở thành một lực lượng thiết giáp hạng nhẹ chỉ gồm xe Humvee, xe bán tải và xe bọc thép; hoàn toàn mất khả năng tác chiến trong các cuộc tấn công quy mô lớn và tấn công địch phòng ngự trong công sự kiên cố. Vấn đề mấu chốt ở đây là liệu Mỹ và Đức có dám cung cấp cho Ukraine các loại xe tăng chiến đấu chủ lực như M1A1 và Leopard 2 đã được niêm cất (thực tế là đã loại khỏi biên chế chiến đấu), hay thậm chí là các xe tăng Leopard 1 và M60 đã lạc hậu hay không?Nếu Mỹ và NATO muốn Ukraine có khả năng phản công cường độ cao, họ sẽ viện trợ xe tăng M1, thậm chí cả xe tăng M1A2. Nếu Mỹ muốn Ukraine và Nga duy trì thế giằng co như hiện tại, thì sẽ giúp Ukraine duy trì cuộc chiến tiêu hao trên chiến trường. Tùy vào ý đồ của phương Tây, "hàng" viện trợ cũng sẽ thay đổi về chất và lượng.Bây giờ, Mỹ và NATO đã bắt đầu đào tạo nhân viên khai thác vũ khí kỹ thuật cho Ukraine. Tướng Peter Tritek, chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 11 của Ba Lan, người từng tham gia các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu nhóm cố vấn quân sự của EU, về huấn luyện quân đội Ukraine. Theo thông tin, EU sẽ đào tạo 15.000 lính kỹ thuật cho Quân đội Ukraine trong vòng hai năm. Hiện Anh cũng đang đào tạo đợt thứ hai gồm 5.000 binh sĩ Ukraine bao gồm lính cứu thương, lính đặc nhiệm và các binh sĩ khác. Đồng thời, Ukraine, với tư cách là một quốc gia công nghiệp trung bình với dân số 44 triệu người, không quá khó để huy động đầy đủ quân đội từ 100.000 đến 200.000 người. Tuy nhiên, việc có thể khai thác, làm chủ hoàn toàn các vũ khí hệ phương Tây, vẫn là rào cản lớn với Ukraine ở thời điểm hiện tại.Chưa kể tới việc, số lượng xe tăng được các nước phương Tây chuyển tới Ukraine nhiều khả năng sẽ rất nhỏ giọt. Một phần, phương Tây không muốn góp phần vào việc leo thang xung đột ở Ukraine, một phần khác, bản thân các nước NATO, cũng cần thời gian để bổ sung vũ khí vào kho của mình, trước khi có thể viện trợ số vũ khí dư thừa cho nước ngoài.
Theo thông tin từ trang ORYX của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, dựa trên các bức ảnh và video chiến trường, quân đội Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng, thiết giáp và pháo. Số lượng vũ khí này của Nga, bị phá hủy ở chiến trường Ukraine đã vượt quá 6.000 chiếc.
Trước khi xung đột nổ ra, quân đội Nga có tổng cộng 2.480 xe tăng trong biên chế chiến đấu; trang ORYX cho rằng, quân đội Nga đã mất hơn một nửa số xe tăng đang hoạt động, trong cuộc xung đột với Ukraine.
Chính vì vậy, tờ Express dẫn phân tích của chuyên gia quân sự người Anh Marcus Cuyp cho rằng, với tỷ lệ “tiêu thụ” xe tăng như hiện nay, nếu Quân đội Nga chiến đấu thêm một năm nữa, lực lượng tăng thiết giáp của họ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Vậy tin tức trên có phải là điều mừng cho Ukraine? Liệu quân đội Ukraine có thể đặt hy vọng vào sự thiếu hụt xe tăng của Nga, để lật ngược tình thế, khi sức mạnh của lục quân Nga, phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh của “binh chủng thép” này? Câu trả lời nhanh là “không hề”.
Mặc dù quân đội Nga đã bị hao hụt một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép trong cuộc xung đột, nhưng Nga vẫn có một kho vũ khí và đạn dược lớn của Liên Xô để lại và các nhà máy quốc phòng khổng lồ của họ, vẫn đang tiếp tục sản xuất vũ khí mới.
Những yếu tố trên sẽ đủ để đảm bảo rằng, quân đội Nga có thể tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian dài mà không lo hết xe tăng như phương Tây tính toán.
Quân đội Nga có khoảng 6.000-10.000 xe tăng dự trữ; đồng thời nhằm tăng tốc độ thay thế xe tăng bị hao hụt, Nga mới khôi phục Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 71 và 72 có từ thời Liên Xô. Thậm chí còn cử một số binh sĩ đến Nhà máy sửa chữa thiết giáp làm công nhân quốc phòng, duy trì làm việc 24/24 giờ trong ba ca.
Đồng thời, Nga cũng đã đặt hàng 400 xe tăng T-90M mới, số xe tăng này đã được đưa vào sản xuất toàn bộ tại Nhà máy xe tăng Ural. Vào tháng 5, 8 và 10, Nhà máy Ural đã cung cấp cho quân đội Nga những xe tăng mới.
Còn phía Ukraine thì sao? Giờ đây, quân đội Ukraine có thể thực sự đã hết xe tăng; bởi vì số lượng xe tăng của Ukraine chỉ có 1.200 chiếc. Còn loại xe tăng có nguồn gốc Liên Xô ở các nước Đông Âu, đều đã được bàn giao cho Ukraine. Hiện nay không nước nào ở Đông Âu có hơn 100 xe tăng T-72.
Nên nhớ vào năm 1992, khi Liên Xô vừa tan rã, Ukraine có hơn 4.000 xe tăng, trong đó có 2.000 xe tăng còn trong biên chế chiến đấu, bao gồm 660 xe tăng T-64BV, hơn 100 xe tăng T-64BM và xe tăng T-72, T-80BV và T-84. Quân đội Ukraine hiện được trang bị hơn 800 xe tăng và dự trữ 1.200 xe tăng.
Quân đội Nga tuyên bố phá hủy hơn 6.000 xe tăng, xe thiết giáp và pháo của Ukraine. Theo tính toán 1/6 trong số đó là xe tăng, như vậy Quân đội Ukraine đã mất 50% lực lượng xe tăng. Khác với Nga, Ukraine chỉ có thể trông chờ vào viện trợ từ phương Tây.
Lúc này Quân đội Ukraine sẽ trở thành một lực lượng thiết giáp hạng nhẹ chỉ gồm xe Humvee, xe bán tải và xe bọc thép; hoàn toàn mất khả năng tác chiến trong các cuộc tấn công quy mô lớn và tấn công địch phòng ngự trong công sự kiên cố.
Vấn đề mấu chốt ở đây là liệu Mỹ và Đức có dám cung cấp cho Ukraine các loại xe tăng chiến đấu chủ lực như M1A1 và Leopard 2 đã được niêm cất (thực tế là đã loại khỏi biên chế chiến đấu), hay thậm chí là các xe tăng Leopard 1 và M60 đã lạc hậu hay không?
Nếu Mỹ và NATO muốn Ukraine có khả năng phản công cường độ cao, họ sẽ viện trợ xe tăng M1, thậm chí cả xe tăng M1A2. Nếu Mỹ muốn Ukraine và Nga duy trì thế giằng co như hiện tại, thì sẽ giúp Ukraine duy trì cuộc chiến tiêu hao trên chiến trường. Tùy vào ý đồ của phương Tây, "hàng" viện trợ cũng sẽ thay đổi về chất và lượng.
Bây giờ, Mỹ và NATO đã bắt đầu đào tạo nhân viên khai thác vũ khí kỹ thuật cho Ukraine. Tướng Peter Tritek, chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 11 của Ba Lan, người từng tham gia các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu nhóm cố vấn quân sự của EU, về huấn luyện quân đội Ukraine.
Theo thông tin, EU sẽ đào tạo 15.000 lính kỹ thuật cho Quân đội Ukraine trong vòng hai năm. Hiện Anh cũng đang đào tạo đợt thứ hai gồm 5.000 binh sĩ Ukraine bao gồm lính cứu thương, lính đặc nhiệm và các binh sĩ khác.
Đồng thời, Ukraine, với tư cách là một quốc gia công nghiệp trung bình với dân số 44 triệu người, không quá khó để huy động đầy đủ quân đội từ 100.000 đến 200.000 người. Tuy nhiên, việc có thể khai thác, làm chủ hoàn toàn các vũ khí hệ phương Tây, vẫn là rào cản lớn với Ukraine ở thời điểm hiện tại.
Chưa kể tới việc, số lượng xe tăng được các nước phương Tây chuyển tới Ukraine nhiều khả năng sẽ rất nhỏ giọt. Một phần, phương Tây không muốn góp phần vào việc leo thang xung đột ở Ukraine, một phần khác, bản thân các nước NATO, cũng cần thời gian để bổ sung vũ khí vào kho của mình, trước khi có thể viện trợ số vũ khí dư thừa cho nước ngoài.