Một trụ sở của Việt Nam Quốc dân đảng – lực lượng được khẳng định là đã cấu kết với thực dân Pháp nhằm tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh vào tháng 7/1946.Lực lượng an ninh Việt Nam non trẻ đã đập tan âm mưu đảo chính nói trên vào ngày 12/7/1946, góp phần quan trọng bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Công an Hà Nội đã góp công lớn trong chuyên án phố Ôn Như Hầu này. Trong ảnh là các đảng viên Quốc dân đảng bên thi thể những người bị đảng này thủ tiêu và chôn dưới nền nhà số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội).Sở Công an Bắc Bộ khi đó cũng đã khám xét một loạt cơ sở của các đảng phái phản động, trong đó có nhà số 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội).Ngôi nhà số 98 Hàng Mã của tên Việt gian Trương Đình Tri – kẻ làm chỉ điểm cho thực dân Pháp. Ngày 10/10/1947, đội “Hành động” của Công an quận 6 Hà Nội đã trừ khử y bằng lựu đạn.Khẩu súng ngắn Conbat trang bị cho đồng chí Đặng Đình Kỳ (công an Hà Nội) – người tham gia vụ tiêu diệt Trương Đình Tri. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Công an Hà Nội.Chân dung một số điệp báo viên của công an Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp.Các thành viên của Đội Thiếu niên Tình báo Bát Sắt huyền thoại, thuộc Công an quận 6 Hà Nội. Đội hoạt động từ cuối năm 1946 đến năm 1948 trong nội thành Hà Nội bị địch tạm chiếm.Đội gồm các nam nữ thiếu niên lanh lợi, gan dạ và yêu nước, đã xây dựng được vỏ bọc là các em bé đánh giày, bán lạc rang, bồi bàn, con nuôi…Đội tình báo “nhí” thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ trong lòng địch như trinh sát, liên lạc, dẫn đường…, thậm chí còn trực tiếp tiễu trừ Việt gian, góp phần vào thắng lợi chung của kháng chiến.Huân chương truy tặng liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi thuộc Công an Hà Nội. Điệp viên Nguyễn Thị Lợi đã tình nguyện cảm tử để đánh đắm chiến hạm Amyot d’Inville của thực dân Pháp vào ngày 27/9/1950.Sơ đồ kíp mìn dùng để đánh đắm thông báo hạm Amyot d’Inville trên vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhấn chìm xuống biển khơi 200 sĩ quan và binh lính Pháp cùng nhiều vũ khí, quân trang.Máy đánh chữ của nữ chiến sĩ tình báo Nguyễn Thị Lợi. Bà Lợi đã vào vai phu nhân của “Quốc vụ khanh” Hoàng Đạo trong chính phủ Bảo Đại và ở lại trên chiến hạm nói trên cùng khối thuốc nổ 30kg.Tổ điệp báo A13 gồm (từ trái qua): Kim Sơn (bí số A14), Hoàng Đạo (A13 - tổ trưởng), Lê Mai (A15) và Nguyễn Thị Lợi (A16). Chiến công đánh đắm tàu hải quân Pháp đã giáng đòn mạnh vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.Giấy chứng nhận của Phòng Nhì (tình báo quân sự Pháp) cấp cho điệp viên Kim Sơn (Công an Hà Nội). Trước vụ đánh đắm tàu, A13 và A14 đã luồn sâu leo cao vào hàng ngũ địch, dụ bắt được 3 lãnh đạo của Quốc dân đảng.
Một trụ sở của Việt Nam Quốc dân đảng – lực lượng được khẳng định là đã cấu kết với thực dân Pháp nhằm tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh vào tháng 7/1946.
Lực lượng an ninh Việt Nam non trẻ đã đập tan âm mưu đảo chính nói trên vào ngày 12/7/1946, góp phần quan trọng bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Công an Hà Nội đã góp công lớn trong chuyên án phố Ôn Như Hầu này. Trong ảnh là các đảng viên Quốc dân đảng bên thi thể những người bị đảng này thủ tiêu và chôn dưới nền nhà số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội).
Sở Công an Bắc Bộ khi đó cũng đã khám xét một loạt cơ sở của các đảng phái phản động, trong đó có nhà số 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội).
Ngôi nhà số 98 Hàng Mã của tên Việt gian Trương Đình Tri – kẻ làm chỉ điểm cho thực dân Pháp. Ngày 10/10/1947, đội “Hành động” của Công an quận 6 Hà Nội đã trừ khử y bằng lựu đạn.
Khẩu súng ngắn Conbat trang bị cho đồng chí Đặng Đình Kỳ (công an Hà Nội) – người tham gia vụ tiêu diệt Trương Đình Tri. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Công an Hà Nội.
Chân dung một số điệp báo viên của công an Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp.
Các thành viên của Đội Thiếu niên Tình báo Bát Sắt huyền thoại, thuộc Công an quận 6 Hà Nội. Đội hoạt động từ cuối năm 1946 đến năm 1948 trong nội thành Hà Nội bị địch tạm chiếm.
Đội gồm các nam nữ thiếu niên lanh lợi, gan dạ và yêu nước, đã xây dựng được vỏ bọc là các em bé đánh giày, bán lạc rang, bồi bàn, con nuôi…
Đội tình báo “nhí” thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ trong lòng địch như trinh sát, liên lạc, dẫn đường…, thậm chí còn trực tiếp tiễu trừ Việt gian, góp phần vào thắng lợi chung của kháng chiến.
Huân chương truy tặng liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi thuộc Công an Hà Nội. Điệp viên Nguyễn Thị Lợi đã tình nguyện cảm tử để đánh đắm chiến hạm Amyot d’Inville của thực dân Pháp vào ngày 27/9/1950.
Sơ đồ kíp mìn dùng để đánh đắm thông báo hạm Amyot d’Inville trên vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhấn chìm xuống biển khơi 200 sĩ quan và binh lính Pháp cùng nhiều vũ khí, quân trang.
Máy đánh chữ của nữ chiến sĩ tình báo Nguyễn Thị Lợi. Bà Lợi đã vào vai phu nhân của “Quốc vụ khanh” Hoàng Đạo trong chính phủ Bảo Đại và ở lại trên chiến hạm nói trên cùng khối thuốc nổ 30kg.
Tổ điệp báo A13 gồm (từ trái qua): Kim Sơn (bí số A14), Hoàng Đạo (A13 - tổ trưởng), Lê Mai (A15) và Nguyễn Thị Lợi (A16). Chiến công đánh đắm tàu hải quân Pháp đã giáng đòn mạnh vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
Giấy chứng nhận của Phòng Nhì (tình báo quân sự Pháp) cấp cho điệp viên Kim Sơn (Công an Hà Nội). Trước vụ đánh đắm tàu, A13 và A14 đã luồn sâu leo cao vào hàng ngũ địch, dụ bắt được 3 lãnh đạo của Quốc dân đảng.