Giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, Đông Ấn Hà Lan cũng chịu chung số phận bị lính Nhật xâm lược ngay vào giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lực lượng quân đồn trú tại khu vực này cũng nhanh chóng đầu hàng Lục quân Hoàng gia Nhật Bản sau thời gian ngắn giao tranh. Nguồn ảnh: Thearchive.Được xác định ngay từ đầu rằng Đông Ấn Hà Lan là một vùng đất cực kỳ giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó bao gồm cả dầu mỏ, cao su và bô-xít - những tài nguyên cực kỳ quan trọng cho Nhật Bản nên quân đội Nhật Hoàng quyết chiếm bằng được vùng lãnh thổ này bất chấp việc lãnh thổ của Đông Ấn Hà Lan cực kỳ rời rạc, nhiều đảo nhỏ và nằm rải rác giữa biển. Nguồn ảnh: Thearchive.Để xâm lược Đông Ấn Hà Lan, quân đội Nhật Hoàng đã huy động tổng cộng 52 tàu chiến lớn nhỏ các loại, 18 tàu ngầm cùng 107.800 lính, 193 xe tăng, gần 6000 phương tiện cơ giới, hơn 11.000 con ngựa và hơn 600 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Thearchive.Về phía đối diện, Đông Ấn Hà Lan cũng có lực lượng khá đông đảo và trang bị ở mức tạm đủ với 100.000 lính địa phương, 40.000 lính Hà Lan và hơn 8000 lính Anh - Mỹ. Ngoài ra Hà Lan còn triển khai ở khu vực này 33 tàu chiến, 41 tàu ngầm và gần 250 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Thearchive.Mặc dù vậy, cuộc chiến đã diễn ra không hề tương xứng và phía Nhật đã áp đảo quân đội của Đông Ấn Hà Lan trên mọi mặt trận, trong đó bao gồm trên không, trên biển và trên đất liền. Nguồn ảnh: Thearchive.Sự áp đảo này của Nhật chủ yếu đến từ việc lực lượng chính của quân đồng minh trong khu vực này lại là hơn 100.000 quân địa phương. Lực lượng này có trang bị yếu, tinh thần kém và không có khả năng tác chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.Với 2/3 quân số không có khả năng chiến đấu, các vị trí quan trọng tại Đông Ấn Hà Lan dần dần rơi vào tay quân đội Nhật trước sự bất lực của quân đồng minh. Nguồn ảnh: Thearchive.Quốc gia gần với Đông Ấn Hà Lan nhất khi đó có thể đưa quân viện trợ tới khu vực này là Australia. Tuy nhiên bản thân Australia cũng lo sợ việc bị Nhật xâm lược và chính Australia cũng không đủ dân và lính để bảo vệ vùng lãnh thổ rộng lớn của mình nếu Nhật đổ bộ vào quốc gia của họ. Nguồn ảnh: Thearchive.Kết quả, sau ba tháng giao tranh, quân Nhật chỉ mất 671 lính, chiếm được toàn bộ Đông Ấn Hà Lan. Đổi lại phía Đông Ấn Hà Lan có tới 2300 lính thiệt mạng và hơn 100.000 lính đầu hàng. Nguồn ảnh: Thearchive.Lý giải cho tinh thần rệu rã của lính thuộc địa tại Đông Ấn Hà Lan, nhiều sử gia đồng ý rằng một phần không nhỏ người bản địa tại đây vốn cũng không ưa gì ách áp bức của người da trắng, thậm chí nhiều người trong số đó còn coi Nhật là đội quân "giải phóng" họ khỏi những kẻ bóc lột phương Tây xa lạ. Nguồn ảnh: Thearchive.Trên thực tế, quân đội Nhật dành khá nhiều ưu tiên cho người dân Indonesia bản địa, mọi binh lính Indonesia bị ép phải "đánh thuê" cho Hà Lan sau khi đầu hàng sẽ được trả tự do ngay lập tức, người Indonesia được đưa vào làm trong chính quyền quản lý địa phương, các trại tập trung được dựng lên và chỉ nhận người da trắng. Nguồn ảnh: Thearchive.Với sự hỗ trợ của người Indonesia bản địa, Nhật đã hy vọng có thể biến Indonesia thành bàn đạp để xâm lược tiếp xuống Australia. Tuy nhiên không lâu sau đó, lính Nhật đóng trong khu vực này liên tục phạm các tội ác chiến tranh, bắt giữ người trái phép, tra tấn, hãm hiếp,... Nguồn ảnh: Thearchive.Càng về sau, do nhu cầu tăng cao của chiến tranh, Nhật đã quân phiệt hoá quần đảo này, biến nhiều người Indonesia thành lao động khổ sai. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hà Lan đã ghi nhận tổng cộng 448 tội ác chiến tranh cùng với 1038 tội phạm chiến tranh trong thời gian Đông Ấn Hà Lan bị Nhật đô hộ. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Hải chiến ác liệt trên biển Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, Đông Ấn Hà Lan cũng chịu chung số phận bị lính Nhật xâm lược ngay vào giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lực lượng quân đồn trú tại khu vực này cũng nhanh chóng đầu hàng Lục quân Hoàng gia Nhật Bản sau thời gian ngắn giao tranh. Nguồn ảnh: Thearchive.
Được xác định ngay từ đầu rằng Đông Ấn Hà Lan là một vùng đất cực kỳ giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó bao gồm cả dầu mỏ, cao su và bô-xít - những tài nguyên cực kỳ quan trọng cho Nhật Bản nên quân đội Nhật Hoàng quyết chiếm bằng được vùng lãnh thổ này bất chấp việc lãnh thổ của Đông Ấn Hà Lan cực kỳ rời rạc, nhiều đảo nhỏ và nằm rải rác giữa biển. Nguồn ảnh: Thearchive.
Để xâm lược Đông Ấn Hà Lan, quân đội Nhật Hoàng đã huy động tổng cộng 52 tàu chiến lớn nhỏ các loại, 18 tàu ngầm cùng 107.800 lính, 193 xe tăng, gần 6000 phương tiện cơ giới, hơn 11.000 con ngựa và hơn 600 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Thearchive.
Về phía đối diện, Đông Ấn Hà Lan cũng có lực lượng khá đông đảo và trang bị ở mức tạm đủ với 100.000 lính địa phương, 40.000 lính Hà Lan và hơn 8000 lính Anh - Mỹ. Ngoài ra Hà Lan còn triển khai ở khu vực này 33 tàu chiến, 41 tàu ngầm và gần 250 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mặc dù vậy, cuộc chiến đã diễn ra không hề tương xứng và phía Nhật đã áp đảo quân đội của Đông Ấn Hà Lan trên mọi mặt trận, trong đó bao gồm trên không, trên biển và trên đất liền. Nguồn ảnh: Thearchive.
Sự áp đảo này của Nhật chủ yếu đến từ việc lực lượng chính của quân đồng minh trong khu vực này lại là hơn 100.000 quân địa phương. Lực lượng này có trang bị yếu, tinh thần kém và không có khả năng tác chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Với 2/3 quân số không có khả năng chiến đấu, các vị trí quan trọng tại Đông Ấn Hà Lan dần dần rơi vào tay quân đội Nhật trước sự bất lực của quân đồng minh. Nguồn ảnh: Thearchive.
Quốc gia gần với Đông Ấn Hà Lan nhất khi đó có thể đưa quân viện trợ tới khu vực này là Australia. Tuy nhiên bản thân Australia cũng lo sợ việc bị Nhật xâm lược và chính Australia cũng không đủ dân và lính để bảo vệ vùng lãnh thổ rộng lớn của mình nếu Nhật đổ bộ vào quốc gia của họ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Kết quả, sau ba tháng giao tranh, quân Nhật chỉ mất 671 lính, chiếm được toàn bộ Đông Ấn Hà Lan. Đổi lại phía Đông Ấn Hà Lan có tới 2300 lính thiệt mạng và hơn 100.000 lính đầu hàng. Nguồn ảnh: Thearchive.
Lý giải cho tinh thần rệu rã của lính thuộc địa tại Đông Ấn Hà Lan, nhiều sử gia đồng ý rằng một phần không nhỏ người bản địa tại đây vốn cũng không ưa gì ách áp bức của người da trắng, thậm chí nhiều người trong số đó còn coi Nhật là đội quân "giải phóng" họ khỏi những kẻ bóc lột phương Tây xa lạ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trên thực tế, quân đội Nhật dành khá nhiều ưu tiên cho người dân Indonesia bản địa, mọi binh lính Indonesia bị ép phải "đánh thuê" cho Hà Lan sau khi đầu hàng sẽ được trả tự do ngay lập tức, người Indonesia được đưa vào làm trong chính quyền quản lý địa phương, các trại tập trung được dựng lên và chỉ nhận người da trắng. Nguồn ảnh: Thearchive.
Với sự hỗ trợ của người Indonesia bản địa, Nhật đã hy vọng có thể biến Indonesia thành bàn đạp để xâm lược tiếp xuống Australia. Tuy nhiên không lâu sau đó, lính Nhật đóng trong khu vực này liên tục phạm các tội ác chiến tranh, bắt giữ người trái phép, tra tấn, hãm hiếp,... Nguồn ảnh: Thearchive.
Càng về sau, do nhu cầu tăng cao của chiến tranh, Nhật đã quân phiệt hoá quần đảo này, biến nhiều người Indonesia thành lao động khổ sai. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hà Lan đã ghi nhận tổng cộng 448 tội ác chiến tranh cùng với 1038 tội phạm chiến tranh trong thời gian Đông Ấn Hà Lan bị Nhật đô hộ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Hải chiến ác liệt trên biển Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.