Được đóng từ năm 1941, tàu sân bay Taiho mang thiết kế của một hàng không mẫu hạm tiêu chuẩn do Nhật tự xây dựng nên chứ không chỉ đơn giản là bản "chắp vá" giống với các tàu sân bay trước đó của nước này. Nguồn ảnh: Eng.Có giá tương đương với 1,3 tỷ USD (theo tỷ giá năm 2017), Nhật đã tốn gần 4 năm để hoàn thiện tàu sân bay Taiho. Được hạ thủy vào ngày 7/4/1943, tới ngày 7/3/1944, tàu sân bay Taiho chính thức được gia nhập biên chế lực lượng Hải quân Đế quốc Nhật. Nguồn ảnh: Flickr.Có độ giãn nước tối đa 37.000 tấn, tàu sân bay Taiho có chiều dài 260 mét, lườn ngang rộng 27,4 mét và có độ mớm nước tối đa khoảng 9,6 mét. Nguồn ảnh: Tube.Tàu được trang bị 4 tuabin hơi nước và 4 động cơ hơi nước cùng 4 trục dẫn động, cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 33 hảy lý trên giờ, tương đương với 61 km/h. Nguồn ảnh: Flickr.Tàu có tầm hoạt động tối đa 19.000 km ở tốc độ 18 hải lý trên giờ, tương đương 33 km/h. Biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ trên tàu là 1751 người bao gồm cả thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Times.Không chỉ được thiết kế để tối ưu khả năng chiến đấu với lực lượng không quân mà nó mang theo, Taiho còn được trang bị tới 12 khẩu pháo cao xạ cỡ 100mm và 51 súng máy phòng không 25mm để giúp nó có khả năng tự chống trọi với các máy bay của đối phương trên biển. Nguồn ảnh: Tube.Giáp xung quanh thân tàu của Taiho dày từ 55 tới 152mm, chỗ mỏng nhất ở phía dưới mặt nước dày 40mm. Trong khi đó giáp sàn tàu dày từ 75 tới 80mm. Với thiết kế đó Taiho vẫn có thể mang theo 52 máy bay chiến đấu các loại. Nguồn ảnh: Flickr.Ngày 19/6/1944, hàng không mẫu hạm Taiho tham gia trận chiến trên biển Philippine đối đầu với Hải quân Mỹ. Ngay từ khi trận chiến vừa mới mở màn, tàu sân bay Taiho đã bị tấn công bởi 6 ngư lôi từ tàu ngầm USS Albacore của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Tuy nhiên, may mắn là trong số 6 quả ngư lôi, một quả đã bị một phi công Nhật dũng cảm phi máy bay đâm vào khiến nó phát nổ trước khi kịp đâm vào tàu Taiho, 5 quả còn lại trượt 4, chỉ một quả duy nhất trúng tàu sân bay Taiho. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, trong quá trình cứu hộ thiệt hại do quả ngư lôi duy nhất trúng đích gây ra, hơi xăng từ kho chứa trên tàu đã lan tỏa khắp con tàu và tới 15:30 phút, tàu sân bay Taiho tự phát nổ, sàn đáp bị bật tung và thành tàu rách một mảng lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.Nỗ lực cứu hộ không được đưa ra khẩn trương và lệnh bỏ tàu dường như cũng không được ban ra, kết quả là gần một giờ đồng hồ kể từ vụ nổ đầu tiên, Tàu Taiho nổ tiếp vụ thứ hai và bắt đầu chìm, mang theo 1650 thủy thủ đoàn và sĩ quan trên tổng số 1751 người phục vụ trên tàu. Nguồn ảnh: Pinterest.Giống với nhiều tàu sân bay khác của Hải quân Nhật, mãi tới tháng 8 năm 1945 tàu sân bay Taiho mới bị xóa số đăng bạ chính thức. Số phận trớ trêu của nó, đáng buồn thay lại không phải bị đánh chìm bởi hỏa lực của đối phương, mà là do chính sự yếu kém của nhóm sĩ quan chỉ huy tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của đội tàu sân bay Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được đóng từ năm 1941, tàu sân bay Taiho mang thiết kế của một hàng không mẫu hạm tiêu chuẩn do Nhật tự xây dựng nên chứ không chỉ đơn giản là bản "chắp vá" giống với các tàu sân bay trước đó của nước này. Nguồn ảnh: Eng.
Có giá tương đương với 1,3 tỷ USD (theo tỷ giá năm 2017), Nhật đã tốn gần 4 năm để hoàn thiện tàu sân bay Taiho. Được hạ thủy vào ngày 7/4/1943, tới ngày 7/3/1944, tàu sân bay Taiho chính thức được gia nhập biên chế lực lượng Hải quân Đế quốc Nhật. Nguồn ảnh: Flickr.
Có độ giãn nước tối đa 37.000 tấn, tàu sân bay Taiho có chiều dài 260 mét, lườn ngang rộng 27,4 mét và có độ mớm nước tối đa khoảng 9,6 mét. Nguồn ảnh: Tube.
Tàu được trang bị 4 tuabin hơi nước và 4 động cơ hơi nước cùng 4 trục dẫn động, cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 33 hảy lý trên giờ, tương đương với 61 km/h. Nguồn ảnh: Flickr.
Tàu có tầm hoạt động tối đa 19.000 km ở tốc độ 18 hải lý trên giờ, tương đương 33 km/h. Biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ trên tàu là 1751 người bao gồm cả thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Times.
Không chỉ được thiết kế để tối ưu khả năng chiến đấu với lực lượng không quân mà nó mang theo, Taiho còn được trang bị tới 12 khẩu pháo cao xạ cỡ 100mm và 51 súng máy phòng không 25mm để giúp nó có khả năng tự chống trọi với các máy bay của đối phương trên biển. Nguồn ảnh: Tube.
Giáp xung quanh thân tàu của Taiho dày từ 55 tới 152mm, chỗ mỏng nhất ở phía dưới mặt nước dày 40mm. Trong khi đó giáp sàn tàu dày từ 75 tới 80mm. Với thiết kế đó Taiho vẫn có thể mang theo 52 máy bay chiến đấu các loại. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngày 19/6/1944, hàng không mẫu hạm Taiho tham gia trận chiến trên biển Philippine đối đầu với Hải quân Mỹ. Ngay từ khi trận chiến vừa mới mở màn, tàu sân bay Taiho đã bị tấn công bởi 6 ngư lôi từ tàu ngầm USS Albacore của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, may mắn là trong số 6 quả ngư lôi, một quả đã bị một phi công Nhật dũng cảm phi máy bay đâm vào khiến nó phát nổ trước khi kịp đâm vào tàu Taiho, 5 quả còn lại trượt 4, chỉ một quả duy nhất trúng tàu sân bay Taiho. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, trong quá trình cứu hộ thiệt hại do quả ngư lôi duy nhất trúng đích gây ra, hơi xăng từ kho chứa trên tàu đã lan tỏa khắp con tàu và tới 15:30 phút, tàu sân bay Taiho tự phát nổ, sàn đáp bị bật tung và thành tàu rách một mảng lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nỗ lực cứu hộ không được đưa ra khẩn trương và lệnh bỏ tàu dường như cũng không được ban ra, kết quả là gần một giờ đồng hồ kể từ vụ nổ đầu tiên, Tàu Taiho nổ tiếp vụ thứ hai và bắt đầu chìm, mang theo 1650 thủy thủ đoàn và sĩ quan trên tổng số 1751 người phục vụ trên tàu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Giống với nhiều tàu sân bay khác của Hải quân Nhật, mãi tới tháng 8 năm 1945 tàu sân bay Taiho mới bị xóa số đăng bạ chính thức. Số phận trớ trêu của nó, đáng buồn thay lại không phải bị đánh chìm bởi hỏa lực của đối phương, mà là do chính sự yếu kém của nhóm sĩ quan chỉ huy tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của đội tàu sân bay Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.