Mới đây, Truyền hình Hải quân đã công bố đoạn băng ghi lại hoạt động diễn tập của Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 2016, đáng chú ý xuất hiện hình ảnh tàu chiến Việt Nam bắn ngư lôi tấn công mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânLoại tàu chiến thực hiện cuộc bắn ngư lôi là lớp tàu phóng lôi Project 206 Shtorm (NATO gọi là lớp Shershen) do Liên Xô sản xuất. Theo một số nguồn tin của Nga, ít nhất 16 chiếc tàu loại này đã được cung cấp cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1973 đến 1980. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânKhoảnh khắc không phải dễ kiếm cảnh ngư lôi bắn ra khỏi ống phóng lôi trên tàu chiến của Việt Nam. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânQuả ngư lôi được bắn ra khỏi ống phóng bằng khí nén trước khi rơi xuống biển, kích hoạt động cơ đẩy riêng của nó để tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânVệt nước mà quả ngư lôi 533mm tạo ra trong hành trình luồn dưới mặt nước tiến công mục tiêu. Nguồn ảnh: TopwarTàu phóng lôi Project 206 Shtorm của Hải quân Việt Nam được thiết kế để tấn công nhanh theo "bầy đàn" ở vùng ven biển, trong điều kiện thời tiết tốt và được bảo vệ bởi lực lượng không quân. Khoảng 80 chiếc đã được ba nhày máy của Liên Xô chế tạo liên tục từ cuối năm 1960. Nguồn ảnh: NavyworldTàu phóng lôi Shershen có chiều dài 34,7m, rộng 6,7m và mớn nước 1,5m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 129 tấn trong khi toàn tải khoảng 161-170 tấn tùy vào nhiều điều kiện. Nguồn ảnh: ParkflyerVì được thiết kế cho mục tiêu tấn công chớp nhoáng nên tàu phóng lôi được trang bị đến máy diesel M-503A công suất 4.000 mã lực/chiếc cho phép chạy với tốc độ tối đa 42-45 hải lý/h (tức 78-83km/h). Tuy nhiên, tốc độ cao đồng nghĩa với tầm hoạt động rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 600-800km. Dẫu vậy, con tàu chủ yếu được thiết kế hoạt động gần bờ nên tầm hoạt động cũng không cần quá lớn. Nguồn ảnh: NavyworldHỏa lực chính của tàu chiến lớp Shershen gồm 4 ống phóng ngư lôi đặt dọc hai hông OTA-53-206M lắp sẵn 4 ngư lôi kiểu 53-56 và không có dự trữ. Việc tìm kiếm mục tiêu mặt nước cung cấp dữ liệu cho cuộc tấn công bằng ngư lôi được thực hiện bởi radar MR-102 Baklan với tầm quét 33-37km. Nguồn ảnh: NavyworldTrong ảnh là ngư lôi 53-56 với chiều dài 7,45m, nặng 1,9 tấn, trọng lượng phần chiến đấu 400kg, tầm bắn 8km (tốc độ 50 hải lý/h) hoặc 13km (tốc độ 40 hải lý/h). Ngư lôi được trang bị hệ thống tự dò mục tiêu thụ động tìm nguồn âm thanh phát ra từ tàu địch. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânTàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng không hạng nhẹ với hai ụ pháo AK-230 CIWS được dẫn bắn bởi radar MR-104 Rys. Hai ụ này bố trí ở trước thượng tầng và sau đuôi. Nguồn ảnh: Bastion-kapenkoAK-230 được coi là hệ thống pháo cao tốc phòng thủ tầm gần (CIWS) thế hệ 1 của Liên Xô. Nó có thể đạt tốc độ bắn lên tới 2.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả mục tiêu trên không là 2,5-4km. Nó được dùng để chống tên lửa hành trình hoặc máy bay đối phương. Nguồn ảnh: Flotki
Mới đây, Truyền hình Hải quân đã công bố đoạn băng ghi lại hoạt động diễn tập của Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 2016, đáng chú ý xuất hiện hình ảnh tàu chiến Việt Nam bắn ngư lôi tấn công mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Loại tàu chiến thực hiện cuộc bắn ngư lôi là lớp tàu phóng lôi Project 206 Shtorm (NATO gọi là lớp Shershen) do Liên Xô sản xuất. Theo một số nguồn tin của Nga, ít nhất 16 chiếc tàu loại này đã được cung cấp cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1973 đến 1980. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Khoảnh khắc không phải dễ kiếm cảnh ngư lôi bắn ra khỏi ống phóng lôi trên tàu chiến của Việt Nam. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Quả ngư lôi được bắn ra khỏi ống phóng bằng khí nén trước khi rơi xuống biển, kích hoạt động cơ đẩy riêng của nó để tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Vệt nước mà quả ngư lôi 533mm tạo ra trong hành trình luồn dưới mặt nước tiến công mục tiêu. Nguồn ảnh: Topwar
Tàu phóng lôi Project 206 Shtorm của Hải quân Việt Nam được thiết kế để tấn công nhanh theo "bầy đàn" ở vùng ven biển, trong điều kiện thời tiết tốt và được bảo vệ bởi lực lượng không quân. Khoảng 80 chiếc đã được ba nhày máy của Liên Xô chế tạo liên tục từ cuối năm 1960. Nguồn ảnh: Navyworld
Tàu phóng lôi Shershen có chiều dài 34,7m, rộng 6,7m và mớn nước 1,5m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 129 tấn trong khi toàn tải khoảng 161-170 tấn tùy vào nhiều điều kiện. Nguồn ảnh: Parkflyer
Vì được thiết kế cho mục tiêu tấn công chớp nhoáng nên tàu phóng lôi được trang bị đến máy diesel M-503A công suất 4.000 mã lực/chiếc cho phép chạy với tốc độ tối đa 42-45 hải lý/h (tức 78-83km/h). Tuy nhiên, tốc độ cao đồng nghĩa với tầm hoạt động rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 600-800km. Dẫu vậy, con tàu chủ yếu được thiết kế hoạt động gần bờ nên tầm hoạt động cũng không cần quá lớn. Nguồn ảnh: Navyworld
Hỏa lực chính của tàu chiến lớp Shershen gồm 4 ống phóng ngư lôi đặt dọc hai hông OTA-53-206M lắp sẵn 4 ngư lôi kiểu 53-56 và không có dự trữ. Việc tìm kiếm mục tiêu mặt nước cung cấp dữ liệu cho cuộc tấn công bằng ngư lôi được thực hiện bởi radar MR-102 Baklan với tầm quét 33-37km. Nguồn ảnh: Navyworld
Trong ảnh là ngư lôi 53-56 với chiều dài 7,45m, nặng 1,9 tấn, trọng lượng phần chiến đấu 400kg, tầm bắn 8km (tốc độ 50 hải lý/h) hoặc 13km (tốc độ 40 hải lý/h). Ngư lôi được trang bị hệ thống tự dò mục tiêu thụ động tìm nguồn âm thanh phát ra từ tàu địch. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng không hạng nhẹ với hai ụ pháo AK-230 CIWS được dẫn bắn bởi radar MR-104 Rys. Hai ụ này bố trí ở trước thượng tầng và sau đuôi. Nguồn ảnh: Bastion-kapenko
AK-230 được coi là hệ thống pháo cao tốc phòng thủ tầm gần (CIWS) thế hệ 1 của Liên Xô. Nó có thể đạt tốc độ bắn lên tới 2.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả mục tiêu trên không là 2,5-4km. Nó được dùng để chống tên lửa hành trình hoặc máy bay đối phương. Nguồn ảnh: Flotki