Truyền thông Iran mới đây đã đăng tải hình ảnh hiếm hoi về quá trình bảo dưỡng lớn tàu ngầm Kilo có trong biên chế hải quân nước này. Để đảm bảo những chiếc tàu ngầm lớp Kilo này luôn ở trong trạng thái chiến đấu tốt nhất thì quy trình lên bờ bảo dưỡng thường xuyên là bắt buộc. Nguồn ảnh: Sina.Việc bảo dưỡng những thiết bị phía trong tàu có thể được thực hiện một cách đơn giản mỗi khi tàu cập cảng nhưng việc bảo dưỡng các thiết bị phía bên ngoài như thân tàu đòi hỏi phải đưa tàu lên bờ hoàn toàn mới có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Sina.Giống với tất cả các loại tàu thủy khác, nước sơn của tàu ngầm cũng bạc dần theo năm tháng và cần phải sơn lại thường xuyên. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, còn có rất nhiều hàu và các loại sinh vật biển bám cứng vào thân tàu khiến việc bảo dưỡng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu không cạo hết những loại sinh vật biển này đi thì thân tàu sẽ trở nên loang lổ, mất đi tính khí động học làm giảm tốc độ khi chạy và nguy hiểm hơn làm cho tàu ngầm dễ bị phát hiện hơn bởi rada của đối phương do lớp sơn chống phản xạ sóng rada đã bị lũ hàu che kín. Nguồn ảnh: Sina.Một chiếc tàu ngầm Kilo như của Hải quân Việt Nam tốn khoảng 20 triệu USD mỗi năm cho việc vận hành và bảo dưỡng, trong số đó chỉ có một phần rất rất nhỏ được dùng để trả lương cho các sỹ quan và thủy thủ trên tàu, chi phí vận hành và bảo dưỡng là phần lớn. Nguồn ảnh: Sina.Tuy vậy, chi phí vận hành và bảo dưỡng tàu ngầm Kilo cũng vẫn thuộc hàng "rẻ" nếu so với các loại tàu ngầm khác như tàu ngầm U212 của Đức có chi phí tới hơn 50 triệu USD mỗi năm, con số đó của tàu ngầm lớp Dolphin của Israel là 65 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Các chuyên gia cũng tính toán rằng giá mua mới chỉ chiếm khoảng 20%-30% tổng chi phí phải bỏ ra để "nuôi" một chiếc tàu chiến. Chính vì vậy việc xây dựng một lực lượng hải quân luôn cực kỳ tốn kém. Nguồn ảnh: Sina.Các chi phí khác, cũng tốn không kém đó là chi phí xây dựng cơ sở căn cứ tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù tốn kém như vậy nhưng trong một lực lượng hải quân hiện đại không thể không có sự có mặt của lực lượng tàu ngầm. Đây là một loại vũ khí tối tân, nguy hiểm và có thể dùng vào nhiều nhiệm vụ từ tấn công, đánh phục kích trên biển cho đến trinh sát đối phương. Nguồn ảnh: Sina.Hiện không có nhiều quốc gia tự có khả năng bảo dưỡng tàu ngầm mà thường các nước bán sẽ kiêm luôn "dịch vụ" bảo dưỡng và chiếc tàu ngầm đó hàng năm sẽ phải quay về "nơi chôn rau cắt rốn" của mình để được "tút" lại từ trong ra ngoài. Nguồn ảnh: Sina.Tùy vào từng điều kiện của con tàu mà quy trình bảo dưỡng toàn diện có thể kéo dài từ một tới vài tháng, thậm chí đối với những tàu bị hư hỏng quá nặng việc bảo dưỡng có thể lên tới cả năm trời). Nguồn ảnh: Sina.Hải quân Iran hiện có trong biên chế 3 tàu ngầm Kilo Project 877EKM mua từ những năm 1990. Gần đây, nước này tuyên bố tự hiện đại hóa thành công các tàu ngầm Kilo sau một thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, rất khó để kiểm tra độ xác thực của thông tin này. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản Kilo 877EKM của Iran nhỏ hơn loại 636 của Việt Nam, chúng có lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi lặn là 3.000 tấn, dài 70m. Hỏa lực của 877 cũng kém hơn 636 khi chỉ được trang bị ngư lôi, thủy lôi, không có khả năng triển khai tên lửa hành trình Kalibr nếu không nâng cấp. Nguồn ảnh: Sina.
Truyền thông Iran mới đây đã đăng tải hình ảnh hiếm hoi về quá trình bảo dưỡng lớn tàu ngầm Kilo có trong biên chế hải quân nước này. Để đảm bảo những chiếc tàu ngầm lớp Kilo này luôn ở trong trạng thái chiến đấu tốt nhất thì quy trình lên bờ bảo dưỡng thường xuyên là bắt buộc. Nguồn ảnh: Sina.
Việc bảo dưỡng những thiết bị phía trong tàu có thể được thực hiện một cách đơn giản mỗi khi tàu cập cảng nhưng việc bảo dưỡng các thiết bị phía bên ngoài như thân tàu đòi hỏi phải đưa tàu lên bờ hoàn toàn mới có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với tất cả các loại tàu thủy khác, nước sơn của tàu ngầm cũng bạc dần theo năm tháng và cần phải sơn lại thường xuyên. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, còn có rất nhiều hàu và các loại sinh vật biển bám cứng vào thân tàu khiến việc bảo dưỡng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu không cạo hết những loại sinh vật biển này đi thì thân tàu sẽ trở nên loang lổ, mất đi tính khí động học làm giảm tốc độ khi chạy và nguy hiểm hơn làm cho tàu ngầm dễ bị phát hiện hơn bởi rada của đối phương do lớp sơn chống phản xạ sóng rada đã bị lũ hàu che kín. Nguồn ảnh: Sina.
Một chiếc tàu ngầm Kilo như của Hải quân Việt Nam tốn khoảng 20 triệu USD mỗi năm cho việc vận hành và bảo dưỡng, trong số đó chỉ có một phần rất rất nhỏ được dùng để trả lương cho các sỹ quan và thủy thủ trên tàu, chi phí vận hành và bảo dưỡng là phần lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy vậy, chi phí vận hành và bảo dưỡng tàu ngầm Kilo cũng vẫn thuộc hàng "rẻ" nếu so với các loại tàu ngầm khác như tàu ngầm U212 của Đức có chi phí tới hơn 50 triệu USD mỗi năm, con số đó của tàu ngầm lớp Dolphin của Israel là 65 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia cũng tính toán rằng giá mua mới chỉ chiếm khoảng 20%-30% tổng chi phí phải bỏ ra để "nuôi" một chiếc tàu chiến. Chính vì vậy việc xây dựng một lực lượng hải quân luôn cực kỳ tốn kém. Nguồn ảnh: Sina.
Các chi phí khác, cũng tốn không kém đó là chi phí xây dựng cơ sở căn cứ tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù tốn kém như vậy nhưng trong một lực lượng hải quân hiện đại không thể không có sự có mặt của lực lượng tàu ngầm. Đây là một loại vũ khí tối tân, nguy hiểm và có thể dùng vào nhiều nhiệm vụ từ tấn công, đánh phục kích trên biển cho đến trinh sát đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện không có nhiều quốc gia tự có khả năng bảo dưỡng tàu ngầm mà thường các nước bán sẽ kiêm luôn "dịch vụ" bảo dưỡng và chiếc tàu ngầm đó hàng năm sẽ phải quay về "nơi chôn rau cắt rốn" của mình để được "tút" lại từ trong ra ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Tùy vào từng điều kiện của con tàu mà quy trình bảo dưỡng toàn diện có thể kéo dài từ một tới vài tháng, thậm chí đối với những tàu bị hư hỏng quá nặng việc bảo dưỡng có thể lên tới cả năm trời). Nguồn ảnh: Sina.
Hải quân Iran hiện có trong biên chế 3 tàu ngầm Kilo Project 877EKM mua từ những năm 1990. Gần đây, nước này tuyên bố tự hiện đại hóa thành công các tàu ngầm Kilo sau một thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, rất khó để kiểm tra độ xác thực của thông tin này. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản Kilo 877EKM của Iran nhỏ hơn loại 636 của Việt Nam, chúng có lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi lặn là 3.000 tấn, dài 70m. Hỏa lực của 877 cũng kém hơn 636 khi chỉ được trang bị ngư lôi, thủy lôi, không có khả năng triển khai tên lửa hành trình Kalibr nếu không nâng cấp. Nguồn ảnh: Sina.