Từ những năm 1966, 1967, phía Mỹ đã bắt đầu tăng cường do thám các trận địa tên lửa của ta ở miền Bắc nhằm xây dựng lên một bức tranh toàn cảnh nhất về lực lượng phòng không của ta, giúp nước này lên phương án tấn công miền bắc bằng không quân hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Flickr.Qua các không ảnh của Mỹ được giải mật sau này, có thể thấy trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ là cực kỳ cao khi vào những năm cuối của thập niên 60 họ đã có được những hình ảnh do thám cực kỳ sắc nét. Kèm theo đó, có thể thấy các trận địa tên lửa phòng không của Việt Nam thời gian này được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn của Liên Xô. Nguồn ảnh: Flickr.Một trận địa phòng không của Việt Nam được xây dựng theo chuẩn của Liên Xô với trận địa radar ở giữa và các tên lửa xung quanh. Kiểu trận địa này về sau đã được ta cải tiến dần để phù hợp với lối đánh của Việt Nam hơn. Nguồn ảnh: Flickr.Kèm theo đó là một vài phóng viên của báo chí phương Tây cũng may mắn được ta cho phép tiếp cận và chụp ảnh lại hệ thống phòng không của miền Bắc lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.Đây là những cơ hội cực kỳ hiếm có vì cả thế giới lúc bấy giờ đang đặt ra một dấu hỏi rất lớn đó là liệu miền Bắc có đủ sức chống lại các đợt không kích liên tục ở quy mô lớn của Mỹ hay không? Nguồn ảnh: Flickr.Câu trả lời là cực kỳ rõ ràng, không những miền Bắc có thể chống trả được những đợt tấn công của Mỹ mà còn sẵn sàng chơi "bài ngửa" với Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc với hệ thống phòng không không thể hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Flickr.Cách thức tên lửa S-75 "Cột điện" của Liên Xô bắn hạ các máy bay Mỹ cũng được tạp chí Life phân tích kỹ lưỡng. Qua đó có thể thấy, các máy bay Mỹ khó thể thoát được khỏi lưới trận địa này, nhất là khi Không quân Mỹ thường dễ bị "bắt bài" với một vài đường bay được sử dụng đi sử dụng lại trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Flickr.Mỹ cũng đáp trả lại bằng việc chứng tỏ khả năng diệt các trận địa của ta chỉ bằng một quả tên lửa. Về sau, các trận địa của ta được thay đổi, không còn được bố trí như kiểu của Liên Xô nữa nên nguy cơ bị thiệt hại bởi hỏa lực địch đã giảm đi đáng kể. Nguồn ảnh: Flickr.Trận địa phòng không của ta được bố trí đan xen, với đủ loại hỏa lực phòng không đa tầng từ cao tới thấp với khả năng tiêu diệt được mọi loại máy bay chiến thuật và máy bay chiến lược của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Một trận địa phòng không S-75 của Việt Nam được chụp vào năm 1969. Nguồn ảnh: Flickr.Tên lửa SAM 2 là cái tên NATO đặt cho loại tên lửa phòng không S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho các nước Xã hội Chủ nghĩa trong đó có cả Việt Nam thời Chiến tranh Chống Mỹ cứu nước. Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa lên tới 25.000 mét. Nguồn ảnh: Flickr.Trong quá khứ, Liên Xô đã từng sử dụng SAM-2 để bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ ở độ cao 20.000 mét, phía Việt Nam dùng SAM-2 để bắn hạ B-52 ở độ cao 10.000 mét. Mặc dù vậy, để bảo đảm bí mật về tính năng chiến đấu của SAM-2, phía Việt Nam trong quá khứ thường có tin đồn về việc "nối tầng" cho SAM-2 để nâng độ cao tối đa giúp bắn hạ được các máy bay B-52. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh phòng không của Việt Nam ngày nay. Nguồn: QPVN.
Từ những năm 1966, 1967, phía Mỹ đã bắt đầu tăng cường do thám các trận địa tên lửa của ta ở miền Bắc nhằm xây dựng lên một bức tranh toàn cảnh nhất về lực lượng phòng không của ta, giúp nước này lên phương án tấn công miền bắc bằng không quân hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Flickr.
Qua các không ảnh của Mỹ được giải mật sau này, có thể thấy trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ là cực kỳ cao khi vào những năm cuối của thập niên 60 họ đã có được những hình ảnh do thám cực kỳ sắc nét. Kèm theo đó, có thể thấy các trận địa tên lửa phòng không của Việt Nam thời gian này được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn của Liên Xô. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trận địa phòng không của Việt Nam được xây dựng theo chuẩn của Liên Xô với trận địa radar ở giữa và các tên lửa xung quanh. Kiểu trận địa này về sau đã được ta cải tiến dần để phù hợp với lối đánh của Việt Nam hơn. Nguồn ảnh: Flickr.
Kèm theo đó là một vài phóng viên của báo chí phương Tây cũng may mắn được ta cho phép tiếp cận và chụp ảnh lại hệ thống phòng không của miền Bắc lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây là những cơ hội cực kỳ hiếm có vì cả thế giới lúc bấy giờ đang đặt ra một dấu hỏi rất lớn đó là liệu miền Bắc có đủ sức chống lại các đợt không kích liên tục ở quy mô lớn của Mỹ hay không? Nguồn ảnh: Flickr.
Câu trả lời là cực kỳ rõ ràng, không những miền Bắc có thể chống trả được những đợt tấn công của Mỹ mà còn sẵn sàng chơi "bài ngửa" với Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc với hệ thống phòng không không thể hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Flickr.
Cách thức tên lửa S-75 "Cột điện" của Liên Xô bắn hạ các máy bay Mỹ cũng được tạp chí Life phân tích kỹ lưỡng. Qua đó có thể thấy, các máy bay Mỹ khó thể thoát được khỏi lưới trận địa này, nhất là khi Không quân Mỹ thường dễ bị "bắt bài" với một vài đường bay được sử dụng đi sử dụng lại trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Flickr.
Mỹ cũng đáp trả lại bằng việc chứng tỏ khả năng diệt các trận địa của ta chỉ bằng một quả tên lửa. Về sau, các trận địa của ta được thay đổi, không còn được bố trí như kiểu của Liên Xô nữa nên nguy cơ bị thiệt hại bởi hỏa lực địch đã giảm đi đáng kể. Nguồn ảnh: Flickr.
Trận địa phòng không của ta được bố trí đan xen, với đủ loại hỏa lực phòng không đa tầng từ cao tới thấp với khả năng tiêu diệt được mọi loại máy bay chiến thuật và máy bay chiến lược của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trận địa phòng không S-75 của Việt Nam được chụp vào năm 1969. Nguồn ảnh: Flickr.
Tên lửa SAM 2 là cái tên NATO đặt cho loại tên lửa phòng không S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho các nước Xã hội Chủ nghĩa trong đó có cả Việt Nam thời Chiến tranh Chống Mỹ cứu nước. Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa lên tới 25.000 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong quá khứ, Liên Xô đã từng sử dụng SAM-2 để bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ ở độ cao 20.000 mét, phía Việt Nam dùng SAM-2 để bắn hạ B-52 ở độ cao 10.000 mét. Mặc dù vậy, để bảo đảm bí mật về tính năng chiến đấu của SAM-2, phía Việt Nam trong quá khứ thường có tin đồn về việc "nối tầng" cho SAM-2 để nâng độ cao tối đa giúp bắn hạ được các máy bay B-52. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh phòng không của Việt Nam ngày nay. Nguồn: QPVN.