Cuối tháng 12/1978, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, quân đội ta tiến hành chiến dịch phản công lớn đánh vào toàn bộ các vị trí quân của Khmer Đỏ. Ở hướng biển Tây, Quân chủng Hải Quân được giao nhiệm vụ đảm trách mũi tiến công vào cảng Công Pông Xom và quân cảng Ream. Thực hiện nhiệm vụ, Hải quân Nhân dân Việt Nam lập kế hoạch đổ quân lên chân núi Tà Lơn. Trong ảnh, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 xuống tàu chuẩn bị hành quân tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam năm 1979. Ảnh TL.Tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam viết: “Ngày 5/1/1979, tại Sở chỉ huy tiền phương, Bộ Tư lệnh Hải quân chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị: bí mật đánh chiếm bãi đổ bộ tại chân núi Tà Lơn, phong tỏa đường 3 và 4, tiến đánh cảng Công Pông Xom, tiêu diệt lực lượng hải quân địch, ngăn chặn không cho tàu chúng từ quân cảng Ream, Công Pông Xom chạy ra biển, bảo vệ sườn trái đội hình đổ bộ của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ”. Trong ảnh, tàu HQ 403, thuộc Hạm đội 171 vận chuyển xe thiết giáp lội nước BTR-50P của Quân đoàn 3 làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam năm 1979. Ảnh TL.Lực lượng được giao nhiệm vụ đổ bộ lên chân núi Tà Lơn gồm: Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 101 và 126. Để hỗ trợ cho hai đơn vị này có Hạm đội 171 và Hải đoàn 127 với các tàu pháo, tàu đổ bộ, tàu tuần tiễu. Trong ảnh, sơ đồ các điểm tấn công bọn phản động Pôn - Pốt trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Ảnh TL.Ngày giờ cuộc đổ bộ được xác định là 20h ngày 6/1/1979. Lúc 19h các tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 đã áp sát bờ biển. Quân Khmer Đỏ phát hiện quân ta đã cho pháo bắn ra ngăn cản quyết liệt. Lập tức phân đội đặc công của ta tiến công tiêu diệt trận địa pháo. Cùng lúc, trận địa pháo tầm xa 130mm ở Phú Quốc và lựu pháo 105 mm ở đảo Hòn Đốc của ta bắn đồng loạt vào các trận địa pháo của địch ở các đảo Hòn Nước, An Tây, Tre Mắn, Keo Ngựa, Kiến Vàng, Phú Dự để chế áp hỏa lực và bảo vệ cho đội hình đổ bộ. Trong ảnh, tàu HQ-501, thuộc Hạm đội 171 tiến vào khu vực đổ bộ giải phóng đảo Cô Công, sáng 6/1/1979. Ảnh TL.Đến 23h5 phút ngày 6/1/1979, các tàu ta bắn chìm 2 tàu này và bắn cháy 1 tàu khác buộc chúng phải rút lui. Đến 1h30 phút rạng sáng ngày 7/1 ta phát hiện 5 tàu địch đang từ cảng quân sự Ream chạy ra biển hòng đánh lén vào đội hình đổ bộ của ta. Chờ tàu địch đến gần, các tàu HQ-05 và HQ-07 lập tức bắn vào đội hình tàu địch dữ dội. Sau ít phút giao tranh, tàu địch đi đầu bị trúng pháo chìm xuống biển, ta lại bắn cháy thêm 1 tàu nữa làm địch phải quay đầu chạy. Trong ảnh, Hải quân Việt Nam trong một trận chiến đấu đánh chiếm đảo trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979. Ảnh TLCùng thời gian này, một số tàu của ta tiến về hướng quân cảng Ream. Cách cảng 1km, pháo hạm của ta bắt đầu pháo kích 30 phút vào cảng địch làm chúng hoang mang không biết quân ta tấn công từ hướng nào là chính. Trong ảnh, lực lượng Hải quân vượt sông trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Ảnh TLTheo sau tiểu đoàn 863, các tiểu đoàn 864, 867 cùng xe tăng thiết giáp lần lượt đổ bộ lên bờ an toàn. Tuy nhiên Lữ 126 còn 3 tiểu đoàn 862, 865, 866 cùng các xe vận tải do thủy triều lên cao, không áp sát vào bờ được nên chiến sĩ phải vượt bãi sình lầy gần 1km còn các xe vận tải đành phải bỏ lại trên tàu chờ. Trong ảnh: Trận đổ bộ tiến công đánh chiếm đảo Tà Lơn của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh TLĐến trưa 7/1, đến lượt các tiểu đoàn 6 và 8 của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 được đổ lên bãi Tà Lơn để chốt giữ đầu cầu đổ quân cho các đơn vị của lữ 126 phát triển lên phía trước. Cuộc đổ bộ quy mô của hai Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 và 126 lên bãi Tà Lơn cơ bản thành công. Ảnh TL
Cuối tháng 12/1978, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, quân đội ta tiến hành chiến dịch phản công lớn đánh vào toàn bộ các vị trí quân của Khmer Đỏ. Ở hướng biển Tây, Quân chủng Hải Quân được giao nhiệm vụ đảm trách mũi tiến công vào cảng Công Pông Xom và quân cảng Ream. Thực hiện nhiệm vụ, Hải quân Nhân dân Việt Nam lập kế hoạch đổ quân lên chân núi Tà Lơn. Trong ảnh, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 xuống tàu chuẩn bị hành quân tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam năm 1979. Ảnh TL.
Tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam viết: “Ngày 5/1/1979, tại Sở chỉ huy tiền phương, Bộ Tư lệnh Hải quân chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị: bí mật đánh chiếm bãi đổ bộ tại chân núi Tà Lơn, phong tỏa đường 3 và 4, tiến đánh cảng Công Pông Xom, tiêu diệt lực lượng hải quân địch, ngăn chặn không cho tàu chúng từ quân cảng Ream, Công Pông Xom chạy ra biển, bảo vệ sườn trái đội hình đổ bộ của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ”. Trong ảnh, tàu HQ 403, thuộc Hạm đội 171 vận chuyển xe thiết giáp lội nước BTR-50P của Quân đoàn 3 làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam năm 1979. Ảnh TL.
Lực lượng được giao nhiệm vụ đổ bộ lên chân núi Tà Lơn gồm: Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 101 và 126. Để hỗ trợ cho hai đơn vị này có Hạm đội 171 và Hải đoàn 127 với các tàu pháo, tàu đổ bộ, tàu tuần tiễu. Trong ảnh, sơ đồ các điểm tấn công bọn phản động Pôn - Pốt trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Ảnh TL.
Ngày giờ cuộc đổ bộ được xác định là 20h ngày 6/1/1979. Lúc 19h các tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 đã áp sát bờ biển. Quân Khmer Đỏ phát hiện quân ta đã cho pháo bắn ra ngăn cản quyết liệt. Lập tức phân đội đặc công của ta tiến công tiêu diệt trận địa pháo. Cùng lúc, trận địa pháo tầm xa 130mm ở Phú Quốc và lựu pháo 105 mm ở đảo Hòn Đốc của ta bắn đồng loạt vào các trận địa pháo của địch ở các đảo Hòn Nước, An Tây, Tre Mắn, Keo Ngựa, Kiến Vàng, Phú Dự để chế áp hỏa lực và bảo vệ cho đội hình đổ bộ. Trong ảnh, tàu HQ-501, thuộc Hạm đội 171 tiến vào khu vực đổ bộ giải phóng đảo Cô Công, sáng 6/1/1979. Ảnh TL.
Đến 23h5 phút ngày 6/1/1979, các tàu ta bắn chìm 2 tàu này và bắn cháy 1 tàu khác buộc chúng phải rút lui. Đến 1h30 phút rạng sáng ngày 7/1 ta phát hiện 5 tàu địch đang từ cảng quân sự Ream chạy ra biển hòng đánh lén vào đội hình đổ bộ của ta. Chờ tàu địch đến gần, các tàu HQ-05 và HQ-07 lập tức bắn vào đội hình tàu địch dữ dội. Sau ít phút giao tranh, tàu địch đi đầu bị trúng pháo chìm xuống biển, ta lại bắn cháy thêm 1 tàu nữa làm địch phải quay đầu chạy. Trong ảnh, Hải quân Việt Nam trong một trận chiến đấu đánh chiếm đảo trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979. Ảnh TL
Cùng thời gian này, một số tàu của ta tiến về hướng quân cảng Ream. Cách cảng 1km, pháo hạm của ta bắt đầu pháo kích 30 phút vào cảng địch làm chúng hoang mang không biết quân ta tấn công từ hướng nào là chính. Trong ảnh, lực lượng Hải quân vượt sông trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Ảnh TL
Theo sau tiểu đoàn 863, các tiểu đoàn 864, 867 cùng xe tăng thiết giáp lần lượt đổ bộ lên bờ an toàn. Tuy nhiên Lữ 126 còn 3 tiểu đoàn 862, 865, 866 cùng các xe vận tải do thủy triều lên cao, không áp sát vào bờ được nên chiến sĩ phải vượt bãi sình lầy gần 1km còn các xe vận tải đành phải bỏ lại trên tàu chờ. Trong ảnh: Trận đổ bộ tiến công đánh chiếm đảo Tà Lơn của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh TL
Đến trưa 7/1, đến lượt các tiểu đoàn 6 và 8 của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 được đổ lên bãi Tà Lơn để chốt giữ đầu cầu đổ quân cho các đơn vị của lữ 126 phát triển lên phía trước. Cuộc đổ bộ quy mô của hai Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 và 126 lên bãi Tà Lơn cơ bản thành công. Ảnh TL