Lựu pháo D-20 có cỡ nòng 152mm từng là khẩu pháo nguy hiểm bậc nhất trong tay binh chủng pháo binh Việt Nam. Đây là khẩu pháo do Liên Xô thiết kế, ra đời từ năm 1950 và được Việt Nam sử dụng khá nhiều trong biên chế. Nguồn ảnh: QDND.Trong quá khứ, chúng ta từng thử nghiệm gắn khẩu pháo này lên khung xe tải để cung cấp khả năng tự hành cho pháo D-20. Dựa vào quân phục trong ảnh, có thể đoán được khoảng thời gian chương trình này được thực hiện là vào những năm đầu thập niên 80 cho tới đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Quansu.Việc tăng cường khả năng tự hành cho pháo D-20 là điều rất quan trọng vì bản thân khẩu pháo này dù có ưu điểm hoả lực mạnh nhưng lại có nhược điểm là độ cơ động không cao. Nguồn ảnh: QDND.Pháo D-20 có trọng lượng lên tới 5,7 tấn, khi di chuyển cần có xe tải kéo và trên chiến trường, khẩu pháo này cũng tỏ ra khá nặng nề nếu được vận hành chỉ bởi sức người. Nguồn ảnh: Danviet.Nhược điểm lớn nhất của pháo D-20 đó là nó có góc xoay súng tối đa chỉ 58 độ. Nếu mục tiêu nằm ngoài góc xoay này, kíp chiến đấu sẽ phải xoay cả khẩu pháo theo hướng mục tiêu và cố định lại - rất mất thời gian. Nguồn ảnh:D-20 cũng là khẩu lựu pháo đầu tiên của Liên Xô có cỡ nòng 152mm và tầm bắn xa vượt 20km. Phần khung pháo sử dụng chung khung của pháo D-74 nhưng giá đỡ phía sau được tăng cường thêm hai bánh xe nhỏ để kíp chiến đấu dễ dàng xoay pháo trên chiến trường. Nguồn ảnh: Military.Điểm đặc biệt của D-20 đó là khẩu pháo này được trang bị hệ thống ngắm bắn định hướng rất hiện đại, giúp nó có thể tác chiến được cả ban ngày lẫn ban đêm và đặc biệt bắn được cả xe tăng khi sử dụng phương pháp bắn thẳng. Nguồn ảnh: Forcus.Tuỳ theo sức của kíp chiến đấu mà tốc độ bắn tối đa của D-20 có thể lên tới 6 phát mỗi phút, mỗi tiếng có thể khai hoả tối đa 65 quả. Tuy nhiên tốc độ bắn này sẽ giảm dần do kíp lái phải nạp đạn bằng tay rất tốn sức. Nguồn ảnh: Wikiwand.Biến thể nổi tiếng nhất của pháo D-20 đó là khẩu Type 66 do Trung Quốc tự ý sao chép không giấy phép. Từ khẩu Type 66, Trung Quốc thậm chí còn phát triển lên phiên bản tự hành mang tên Type 83 - giống với pháo tự hành 2S3 Akatsiya của Liên Xô. Nguồn ảnh: Danviet.Ngoài ra, một vài phiên bản đơn giản hoá khẩu pháo D-20 để phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia cũng được ra đời, có thể kể đến phiên bản A411 của Romania hay bản nâng cấp thành pháo tự hành M84 của Nam Tư Cũ. Nguồn ảnh: Wikiwand.Hiện tại, pháo D-20 cùng với phiên bản sao chép Type 66 do Trung Quốc sản xuất vẫn được sử dụng trong biên chế của hơn 30 quốc gia trên thế giới. Thậm chí, D-20 vẫn xuất hiện trong biên chế một vài quốc gia "thân Mỹ" như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ba Lan, Iraq, Phần Lan,... Nguồn ảnh: Wikiwand. Mời độc giả xem Video: Các loại hoả thần của Nga đồng loại khai hoả trong diễn tập.
Lựu pháo D-20 có cỡ nòng 152mm từng là khẩu pháo nguy hiểm bậc nhất trong tay binh chủng pháo binh Việt Nam. Đây là khẩu pháo do Liên Xô thiết kế, ra đời từ năm 1950 và được Việt Nam sử dụng khá nhiều trong biên chế. Nguồn ảnh: QDND.
Trong quá khứ, chúng ta từng thử nghiệm gắn khẩu pháo này lên khung xe tải để cung cấp khả năng tự hành cho pháo D-20. Dựa vào quân phục trong ảnh, có thể đoán được khoảng thời gian chương trình này được thực hiện là vào những năm đầu thập niên 80 cho tới đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Quansu.
Việc tăng cường khả năng tự hành cho pháo D-20 là điều rất quan trọng vì bản thân khẩu pháo này dù có ưu điểm hoả lực mạnh nhưng lại có nhược điểm là độ cơ động không cao. Nguồn ảnh: QDND.
Pháo D-20 có trọng lượng lên tới 5,7 tấn, khi di chuyển cần có xe tải kéo và trên chiến trường, khẩu pháo này cũng tỏ ra khá nặng nề nếu được vận hành chỉ bởi sức người. Nguồn ảnh: Danviet.
Nhược điểm lớn nhất của pháo D-20 đó là nó có góc xoay súng tối đa chỉ 58 độ. Nếu mục tiêu nằm ngoài góc xoay này, kíp chiến đấu sẽ phải xoay cả khẩu pháo theo hướng mục tiêu và cố định lại - rất mất thời gian. Nguồn ảnh:
D-20 cũng là khẩu lựu pháo đầu tiên của Liên Xô có cỡ nòng 152mm và tầm bắn xa vượt 20km. Phần khung pháo sử dụng chung khung của pháo D-74 nhưng giá đỡ phía sau được tăng cường thêm hai bánh xe nhỏ để kíp chiến đấu dễ dàng xoay pháo trên chiến trường. Nguồn ảnh: Military.
Điểm đặc biệt của D-20 đó là khẩu pháo này được trang bị hệ thống ngắm bắn định hướng rất hiện đại, giúp nó có thể tác chiến được cả ban ngày lẫn ban đêm và đặc biệt bắn được cả xe tăng khi sử dụng phương pháp bắn thẳng. Nguồn ảnh: Forcus.
Tuỳ theo sức của kíp chiến đấu mà tốc độ bắn tối đa của D-20 có thể lên tới 6 phát mỗi phút, mỗi tiếng có thể khai hoả tối đa 65 quả. Tuy nhiên tốc độ bắn này sẽ giảm dần do kíp lái phải nạp đạn bằng tay rất tốn sức. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Biến thể nổi tiếng nhất của pháo D-20 đó là khẩu Type 66 do Trung Quốc tự ý sao chép không giấy phép. Từ khẩu Type 66, Trung Quốc thậm chí còn phát triển lên phiên bản tự hành mang tên Type 83 - giống với pháo tự hành 2S3 Akatsiya của Liên Xô. Nguồn ảnh: Danviet.
Ngoài ra, một vài phiên bản đơn giản hoá khẩu pháo D-20 để phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia cũng được ra đời, có thể kể đến phiên bản A411 của Romania hay bản nâng cấp thành pháo tự hành M84 của Nam Tư Cũ. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Hiện tại, pháo D-20 cùng với phiên bản sao chép Type 66 do Trung Quốc sản xuất vẫn được sử dụng trong biên chế của hơn 30 quốc gia trên thế giới. Thậm chí, D-20 vẫn xuất hiện trong biên chế một vài quốc gia "thân Mỹ" như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ba Lan, Iraq, Phần Lan,... Nguồn ảnh: Wikiwand.
Mời độc giả xem Video: Các loại hoả thần của Nga đồng loại khai hoả trong diễn tập.