UAV Lancet được phát triển bởi Tập đoàn Kalashnikov của Nga, ban đầu có tên gọi ZALA42116E2, là loại UAV dùng trong các lĩnh vực dân sự như chụp ảnh trên không và khảo sát. Nó có giá thành rẻ và sau này đã trở thành vũ khí kinh tế trên chiến trường với chi phí chỉ 20.000 USD.Khi cuộc khủng hoảng Crimea nổ ra vào năm 2014, Nga đã biến UAV Lancet thành loại vũ khí giành cho các cuộc tấn công liều chết như một loại tên lửa hành trình cỡ nhỏ. Năm 2019, Nga đã sản xuất hàng loạt loại UAV này, sau khi thử nghiệm chiến đấu thực tế ở chiến trường Syria. Chưa dừng lại ở đó, UAV Lancet được nâng cấp hơn nữa trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và trở thành ác mộng của các loại vũ khí hạng nặng của Ukraine. Gần đây nhất, UAV Lancet đã tiêu diệt thành công máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine ở cự ly cách xa tới 80 km. Với hệ thống quang học gắn ở đầu mũi, Lancet có thể nhanh chóng tìm kiếm và tấn công các mục tiêu với tốc độ nhanh gấp đôi so với UAV thông thường. Ngoài ra, nó còn có chức năng kích nổ đầu đạn tuy theo tính chất mục tiêu thông qua hệ thống điều khiển.Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, UAV tự sát Lancet cũng có thể xác định vị trí và theo dõi chính xác mục tiêu của kẻ thù thông qua hệ thống định vị vệ tinh và cũng hoạt động xuất sắc trong địa hình phức tạp và môi trường đô thị.Trong cuộc xung đột đang diễn ra, quân đội Nga đã sử dụng UAV để trinh sát và tấn công bằng UAV tự sát Lancet chính xác vào vị trí của quân đội Ukraine, tiêu diệt gần như hoàn toàn các mục tiêu của Ukraine. Mức độ sử dụng UAV trên chiến trường của Nga đã vượt xa Ukraine. Trong các loại UAV của Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine, UAV Lancet thực sự là “ngôi sao”, khi liên tiếp giáng đòn nặng nề vào các loại vũ khí hạng nặng của Ukraine, đặc biệt là hệ thống phòng không. Trên thực tế, UAV đã trở thành một vũ khí quan trọng trong quân đội hiện đại và sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Nó không chỉ có thể giảm thiểu rủi ro trong chiến đấu, mà còn tấn công chính xác các mục tiêu của đối phương.Việc sử dụng UAV Lancet của Nga trong cuộc xung đột Ukraine đã nhận được sự chú ý rộng rãi, nhấn mạnh tiềm năng to lớn của UAV trong xung đột hiện đại với chi phí thấp, đa chức năng và hiệu suất vượt trội. Trên thực tế, Lancet đã trở thành vũ khí tấn công tầm xa giá rẻ mà hiệu quả của quân đội Nga.Phiên bản mới nhất của UAV Lancet-3 hiện nay, đã được trang bị đầu dẫn đường hồng ngoại để có thể tấn công các mục tiêu vào ban đêm hoặc trong điều kiện mục tiêu bị che khuất bởi các làn khói hoặc bụi. Cải tiến công nghệ này mở rộng đáng kể khả năng của UAV Lancet-3, cung cấp khả năng trinh sát bổ sung bằng hồng ngoại hiệu quả cho khu vực vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết khó khăn; điều khó đạt được hơn khi sử dụng đầu dẫn đường bằng quang truyền hình truyền thống. Nhờ đầu dẫn đường hồng ngoại mới, Lancet-3 hiện có khả năng tấn công các mục tiêu tương phản nhiệt vào ban đêm. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ không còn có thể tránh được mối đe dọa từ những chiếc UAV này vào ban đêm, khoảng thời gian mà trước đây có thể được coi là khoảng thời gian an toàn. Sự đổi mới này làm tăng đáng kể khả năng chiến thuật của Lancet-3 và các UAV cảm tử khác, củng cố vai trò của chúng trong chiến lược và chiến thuật quân sự hiện đại. Việc đưa công nghệ dẫn đường hồng ngoại vào UAV là một bước quan trọng trong việc phát triển công nghệ UAV của Nga, cho phép chúng hoạt động hiệu quả hơn trong nhiều điều kiện và bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Việc sử dụng camera ảnh nhiệt trên UAV Lancet, có thể làm phức tạp đáng kể các hoạt động vào ban đêm của Ukraine. Các hoạt động như chuyển quân, sơ tán thương binh và tiếp tế hậu cần đến chiến trường giờ đây trở nên khó khăn hơn đáng kể.Trước đó, chuyên gia quân sự David Axe của tờ Forbes, đã nêu những cải tiến về phần đầu đạn của UAV Lancet, khi có thể vô hiệu hóa những tấm giáp lồng, giáp xích tăng cường chống UAV của các loại xe bọc thép Ukraine.Trên UAV Lancet, một cảm biến đo khoảng cách bằng laser được dành riêng để xác định khoảng cách từ UAV đến mục tiêu. Ở khoảng cách tối ưu (thường là từ 4 đến 5 mét), cảm biến này sẽ kích hoạt đầu đạn nổ lõm, để có tác động phá hủy tối đa mục tiêu. Mặc dù đầu đạn nổ lõm của UAV Lancet, có thể không sở hữu sức mạnh như của đầu đạn chống tăng nổ cao (HEAT), khi có thể tiếp xúc trực tiếp với mục tiêu, nhưng nó có lợi thế khác biệt ở khả năng vượt qua các loại áo giáp cụ thể. Ví dụ, lớp giáp xích và giáp lồng được Ukraine thiết kế để kích nổ các loại đạn nổ lõm ở khoảng cách xa và ngăn các máy bay không người lái tự sát đâm vào trước khi phát nổ, sẽ không có hiệu quả đối với đầu đạn kích nổ sớm của UAV Lancet. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ là một phần nhỏ trong khả năng của quân đội Nga. Theo báo cáo của Scott Ritter, một chuyên gia gián điệp lừng lẫy của Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, các phi đội UAV của Nga đã bắt đầu triển khai chiến thuật bầy đàn với sự tham gia của không dưới năm chiếc. Tờ Bulgarian Military đã khẳng định báo cáo của Ritter; trong năm nay, Công ty ZALA đã giới thiệu phiên bản mới nhất của UAV Lancet, được phóng đi từ một bệ phóng, với nhiều ống phóng UAV Lancet.Khi phân tích đoạn video được công bố gần đây, người ta có thể chắc chắn rằng, ZALA đã thực hiện những cải tiến đáng kể đối với thiết kế của Lancet. Trong phiên bản mới nhất, các cánh của Lancet, từng bố trí hình chữ X giữa thân UAV, giờ đây có kiểu xoắn ốc uốn cong theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, nhu cầu của UAV Lancet như một vũ khí tấn công chính xác tầm xa khiến công ty ZALA phải mở rộng dây chuyền sản xuất loại UAV này. Hiên các loại máy công cụ hiện đại như máy CNC, máy in 3D và phòng thử nghiệm, đã giúp đẩy nhanh sản xuất UAV Lancet.UAV Lancet-3 của Nga tiêu diệt pháo tự hành Krab của Ukraine tại chiến trường Zaporizhia. Nguồn Bulgarian Military
UAV Lancet được phát triển bởi Tập đoàn Kalashnikov của Nga, ban đầu có tên gọi ZALA42116E2, là loại UAV dùng trong các lĩnh vực dân sự như chụp ảnh trên không và khảo sát. Nó có giá thành rẻ và sau này đã trở thành vũ khí kinh tế trên chiến trường với chi phí chỉ 20.000 USD.
Khi cuộc khủng hoảng Crimea nổ ra vào năm 2014, Nga đã biến UAV Lancet thành loại vũ khí giành cho các cuộc tấn công liều chết như một loại tên lửa hành trình cỡ nhỏ. Năm 2019, Nga đã sản xuất hàng loạt loại UAV này, sau khi thử nghiệm chiến đấu thực tế ở chiến trường Syria.
Chưa dừng lại ở đó, UAV Lancet được nâng cấp hơn nữa trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và trở thành ác mộng của các loại vũ khí hạng nặng của Ukraine. Gần đây nhất, UAV Lancet đã tiêu diệt thành công máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine ở cự ly cách xa tới 80 km.
Với hệ thống quang học gắn ở đầu mũi, Lancet có thể nhanh chóng tìm kiếm và tấn công các mục tiêu với tốc độ nhanh gấp đôi so với UAV thông thường. Ngoài ra, nó còn có chức năng kích nổ đầu đạn tuy theo tính chất mục tiêu thông qua hệ thống điều khiển.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, UAV tự sát Lancet cũng có thể xác định vị trí và theo dõi chính xác mục tiêu của kẻ thù thông qua hệ thống định vị vệ tinh và cũng hoạt động xuất sắc trong địa hình phức tạp và môi trường đô thị.
Trong cuộc xung đột đang diễn ra, quân đội Nga đã sử dụng UAV để trinh sát và tấn công bằng UAV tự sát Lancet chính xác vào vị trí của quân đội Ukraine, tiêu diệt gần như hoàn toàn các mục tiêu của Ukraine. Mức độ sử dụng UAV trên chiến trường của Nga đã vượt xa Ukraine.
Trong các loại UAV của Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine, UAV Lancet thực sự là “ngôi sao”, khi liên tiếp giáng đòn nặng nề vào các loại vũ khí hạng nặng của Ukraine, đặc biệt là hệ thống phòng không.
Trên thực tế, UAV đã trở thành một vũ khí quan trọng trong quân đội hiện đại và sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Nó không chỉ có thể giảm thiểu rủi ro trong chiến đấu, mà còn tấn công chính xác các mục tiêu của đối phương.
Việc sử dụng UAV Lancet của Nga trong cuộc xung đột Ukraine đã nhận được sự chú ý rộng rãi, nhấn mạnh tiềm năng to lớn của UAV trong xung đột hiện đại với chi phí thấp, đa chức năng và hiệu suất vượt trội. Trên thực tế, Lancet đã trở thành vũ khí tấn công tầm xa giá rẻ mà hiệu quả của quân đội Nga.
Phiên bản mới nhất của UAV Lancet-3 hiện nay, đã được trang bị đầu dẫn đường hồng ngoại để có thể tấn công các mục tiêu vào ban đêm hoặc trong điều kiện mục tiêu bị che khuất bởi các làn khói hoặc bụi.
Cải tiến công nghệ này mở rộng đáng kể khả năng của UAV Lancet-3, cung cấp khả năng trinh sát bổ sung bằng hồng ngoại hiệu quả cho khu vực vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết khó khăn; điều khó đạt được hơn khi sử dụng đầu dẫn đường bằng quang truyền hình truyền thống.
Nhờ đầu dẫn đường hồng ngoại mới, Lancet-3 hiện có khả năng tấn công các mục tiêu tương phản nhiệt vào ban đêm. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ không còn có thể tránh được mối đe dọa từ những chiếc UAV này vào ban đêm, khoảng thời gian mà trước đây có thể được coi là khoảng thời gian an toàn.
Sự đổi mới này làm tăng đáng kể khả năng chiến thuật của Lancet-3 và các UAV cảm tử khác, củng cố vai trò của chúng trong chiến lược và chiến thuật quân sự hiện đại. Việc đưa công nghệ dẫn đường hồng ngoại vào UAV là một bước quan trọng trong việc phát triển công nghệ UAV của Nga, cho phép chúng hoạt động hiệu quả hơn trong nhiều điều kiện và bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Việc sử dụng camera ảnh nhiệt trên UAV Lancet, có thể làm phức tạp đáng kể các hoạt động vào ban đêm của Ukraine. Các hoạt động như chuyển quân, sơ tán thương binh và tiếp tế hậu cần đến chiến trường giờ đây trở nên khó khăn hơn đáng kể.
Trước đó, chuyên gia quân sự David Axe của tờ Forbes, đã nêu những cải tiến về phần đầu đạn của UAV Lancet, khi có thể vô hiệu hóa những tấm giáp lồng, giáp xích tăng cường chống UAV của các loại xe bọc thép Ukraine.
Trên UAV Lancet, một cảm biến đo khoảng cách bằng laser được dành riêng để xác định khoảng cách từ UAV đến mục tiêu. Ở khoảng cách tối ưu (thường là từ 4 đến 5 mét), cảm biến này sẽ kích hoạt đầu đạn nổ lõm, để có tác động phá hủy tối đa mục tiêu.
Mặc dù đầu đạn nổ lõm của UAV Lancet, có thể không sở hữu sức mạnh như của đầu đạn chống tăng nổ cao (HEAT), khi có thể tiếp xúc trực tiếp với mục tiêu, nhưng nó có lợi thế khác biệt ở khả năng vượt qua các loại áo giáp cụ thể.
Ví dụ, lớp giáp xích và giáp lồng được Ukraine thiết kế để kích nổ các loại đạn nổ lõm ở khoảng cách xa và ngăn các máy bay không người lái tự sát đâm vào trước khi phát nổ, sẽ không có hiệu quả đối với đầu đạn kích nổ sớm của UAV Lancet.
Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ là một phần nhỏ trong khả năng của quân đội Nga. Theo báo cáo của Scott Ritter, một chuyên gia gián điệp lừng lẫy của Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, các phi đội UAV của Nga đã bắt đầu triển khai chiến thuật bầy đàn với sự tham gia của không dưới năm chiếc.
Tờ Bulgarian Military đã khẳng định báo cáo của Ritter; trong năm nay, Công ty ZALA đã giới thiệu phiên bản mới nhất của UAV Lancet, được phóng đi từ một bệ phóng, với nhiều ống phóng UAV Lancet.
Khi phân tích đoạn video được công bố gần đây, người ta có thể chắc chắn rằng, ZALA đã thực hiện những cải tiến đáng kể đối với thiết kế của Lancet. Trong phiên bản mới nhất, các cánh của Lancet, từng bố trí hình chữ X giữa thân UAV, giờ đây có kiểu xoắn ốc uốn cong theo chiều kim đồng hồ.
Ngoài ra, nhu cầu của UAV Lancet như một vũ khí tấn công chính xác tầm xa khiến công ty ZALA phải mở rộng dây chuyền sản xuất loại UAV này. Hiên các loại máy công cụ hiện đại như máy CNC, máy in 3D và phòng thử nghiệm, đã giúp đẩy nhanh sản xuất UAV Lancet.
UAV Lancet-3 của Nga tiêu diệt pháo tự hành Krab của Ukraine tại chiến trường Zaporizhia. Nguồn Bulgarian Military