CHD622V20STC là loại động cơ diesel 20 xi-lanh (V20) do Công ty động cơ diesel Hà Nam (NHD) sản xuất và bán cho phía Nga để lắp đặt trên các tàu tên lửa cỡ nhỏ tiên tiến lớp Buyan-M thuộc Đề án 21631. Trước đó, theo kế hoạch, 9 tàu Buyan-M đóng mới cho Hải quân Nga sẽ sử dụng động cơ diesel MTU 16V 4000M90 do công ty MTU Friedrichshafen GmbH (Đức) sản xuất. Nguồn ảnh: svt.se.Nhưng trong cuộc trả lời phỏng vấn vào cuối năm 2015, ông Renat Mistahov - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cho biết, do gặp khó khăn vì lệnh cấm vận của phương Tây mà phía Đức đã từ chối cung cấp nốt số động cơ MTU 16V 4000M90 còn lại, vì vậy chỉ có 5 chiếc Buyan-M đầu tiên được lắp động cơ của Đức. Nguồn ảnh: tinypic.com.Để khắc phục khó khăn trên, Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk buộc đi tới lựa chọn động cơ CHD622V20STC của Trung Quốc để trang bị cho 4 tàu Buyan-M còn lại mà dự kiến sẽ phải hoàn thành trong giai đoạn 2017 - 2019. Trong ảnh là các động cơ CHD622V20STC do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.Trong tháng 12/2014, công ty Marine Propulsion Systems (MPS) có trụ sở tại thành phố Saint Peterburg đã ký thỏa thuận với NHD về việc cung cấp động cơ cho Nga. Đến tháng 9/2015, nguồn tin từ Trung Quốc cho biết NHD đã nhận được hợp đồng cung cấp 8 động cơ CHD622V20 cho phía Nga. Số động cơ này đủ trang bị cho 4 tàu Buyan-M đang đóng mới. Nguồn ảnh: defense studies.Như vậy đây là lần đầu tiên Nga nhập khẩu động cơ diesel từ Trung Quốc để lắp trên tàu chiến của mình. Ngoài động cơ, được biết hộp số trên các tàu tên lửa Buyan-M tiếp theo của Nga cũng là sản phẩm "Made in China". Nguồn ảnh: Asian Defence.Động cơ diesel CHD622V20 do công ty NHD của Trung Quốc chế tạo chuẩn bị được bàn giao cho phía Nga. Nguồn ảnh: Sina.Theo giới thiệu của NHD, động cơ CHD622V20STC do họ sản xuất sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả loại MTU 16V 4000M90 của Đức vì NHD đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu từ việc sản xuất động cơ theo giấy phép của công ty Deutz-MWM trong nhiều năm. Nguồn ảnh: Twitter.Cụ thể, động cơ Trung Quốc có công suất máy 4.219 mã lực, mức tiêu hao nhiên liệu chỉ 198 gram cho một KW năng lượng sản sinh mỗi giờ. Trong khi đó, động cơ Đức có công suất 3.647 mã lực nhưng lại tiêu hao tới 209 gram nhiên liệu. Tuy nhiên con số trên chưa được kiểm nghiệm độc lập. Nguồn ảnh: Twitter.Việc một cường quốc hải quân như Nga phải nhập khẩu động cơ Trung Quốc về lắp cho tàu chiến cỡ nhỏ theo đánh giá là điều không lấy gì làm tự hào, năng lực chế tạo của Nga hiện không đảm bảo cho ra đời động cơ công suất 5.000 mã lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hình ảnh một tàu Buyan-M triển khai tên lửa hành trình Kalibr, đây là một trong những lớp tàu hộ vệ mang tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Reddit.Những động cơ công suất trên 5.000 mã lực đều là những sản phẩm của thập niên 1970, ngốn nhiều nhiên liệu và không phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại về khí thải. Các doanh nghiệp Nga đã nỗ lực hợp tác với phương Tây để tiếp cận công nghệ sản xuất động cơ diesel tiên tiến nhưng chưa thành công. Nguồn ảnh: Russian Military.Trước tình hình trên, thời gian qua Nga chủ yếu nhập khẩu động cơ diesel của Đức do 2 công ty MTU và MAN B&W-2 sản xuất. Nhưng việc châu Âu áp lệnh cấm vận đã buộc Moskva phải tìm đến Trung Quốc như một giải pháp tình thế. Nguồn ảnh: SkyscraperCity.
CHD622V20STC là loại động cơ diesel 20 xi-lanh (V20) do Công ty động cơ diesel Hà Nam (NHD) sản xuất và bán cho phía Nga để lắp đặt trên các tàu tên lửa cỡ nhỏ tiên tiến lớp Buyan-M thuộc Đề án 21631. Trước đó, theo kế hoạch, 9 tàu Buyan-M đóng mới cho Hải quân Nga sẽ sử dụng động cơ diesel MTU 16V 4000M90 do công ty MTU Friedrichshafen GmbH (Đức) sản xuất. Nguồn ảnh: svt.se.
Nhưng trong cuộc trả lời phỏng vấn vào cuối năm 2015, ông Renat Mistahov - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cho biết, do gặp khó khăn vì lệnh cấm vận của phương Tây mà phía Đức đã từ chối cung cấp nốt số động cơ MTU 16V 4000M90 còn lại, vì vậy chỉ có 5 chiếc Buyan-M đầu tiên được lắp động cơ của Đức. Nguồn ảnh: tinypic.com.
Để khắc phục khó khăn trên, Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk buộc đi tới lựa chọn động cơ CHD622V20STC của Trung Quốc để trang bị cho 4 tàu Buyan-M còn lại mà dự kiến sẽ phải hoàn thành trong giai đoạn 2017 - 2019. Trong ảnh là các động cơ CHD622V20STC do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.
Trong tháng 12/2014, công ty Marine Propulsion Systems (MPS) có trụ sở tại thành phố Saint Peterburg đã ký thỏa thuận với NHD về việc cung cấp động cơ cho Nga. Đến tháng 9/2015, nguồn tin từ Trung Quốc cho biết NHD đã nhận được hợp đồng cung cấp 8 động cơ CHD622V20 cho phía Nga. Số động cơ này đủ trang bị cho 4 tàu Buyan-M đang đóng mới. Nguồn ảnh: defense studies.
Như vậy đây là lần đầu tiên Nga nhập khẩu động cơ diesel từ Trung Quốc để lắp trên tàu chiến của mình. Ngoài động cơ, được biết hộp số trên các tàu tên lửa Buyan-M tiếp theo của Nga cũng là sản phẩm "Made in China". Nguồn ảnh: Asian Defence.
Động cơ diesel CHD622V20 do công ty NHD của Trung Quốc chế tạo chuẩn bị được bàn giao cho phía Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Theo giới thiệu của NHD, động cơ CHD622V20STC do họ sản xuất sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả loại MTU 16V 4000M90 của Đức vì NHD đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu từ việc sản xuất động cơ theo giấy phép của công ty Deutz-MWM trong nhiều năm. Nguồn ảnh: Twitter.
Cụ thể, động cơ Trung Quốc có công suất máy 4.219 mã lực, mức tiêu hao nhiên liệu chỉ 198 gram cho một KW năng lượng sản sinh mỗi giờ. Trong khi đó, động cơ Đức có công suất 3.647 mã lực nhưng lại tiêu hao tới 209 gram nhiên liệu. Tuy nhiên con số trên chưa được kiểm nghiệm độc lập. Nguồn ảnh: Twitter.
Việc một cường quốc hải quân như Nga phải nhập khẩu động cơ Trung Quốc về lắp cho tàu chiến cỡ nhỏ theo đánh giá là điều không lấy gì làm tự hào, năng lực chế tạo của Nga hiện không đảm bảo cho ra đời động cơ công suất 5.000 mã lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hình ảnh một tàu Buyan-M triển khai tên lửa hành trình Kalibr, đây là một trong những lớp tàu hộ vệ mang tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Reddit.
Những động cơ công suất trên 5.000 mã lực đều là những sản phẩm của thập niên 1970, ngốn nhiều nhiên liệu và không phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại về khí thải. Các doanh nghiệp Nga đã nỗ lực hợp tác với phương Tây để tiếp cận công nghệ sản xuất động cơ diesel tiên tiến nhưng chưa thành công. Nguồn ảnh: Russian Military.
Trước tình hình trên, thời gian qua Nga chủ yếu nhập khẩu động cơ diesel của Đức do 2 công ty MTU và MAN B&W-2 sản xuất. Nhưng việc châu Âu áp lệnh cấm vận đã buộc Moskva phải tìm đến Trung Quốc như một giải pháp tình thế. Nguồn ảnh: SkyscraperCity.