Theo Bộ Quốc phòng Nga, Hạm đội Caspian vừa có đợt diễn tập bắn đạt thật cuối cùng của mùa hè năm nay với sự tham gia của biên đội tàu chiến mạnh nhất của hạm đội này. Đây là một phần trong hoạt động huấn luyện thường niên của Hạm đội Caspian trước khi chuyển sang mùa huấn luyện mới. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong những năm trở lại gần đây nhất là sau khi Nga tham chiến tại Syria, Hạm đội Caspian nổi lên như một ngôi sao mới của Hải quân Nga mặc dù quy mô và vùng biển của lực lượng này không thực sự lớn. Thậm chí Biển Caspian còn bị cô lập với các vùng biển khác trong khu vực. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên, Hải quân Nga đã chứng minh điều ngược lại rằng giới hạn về mặt địa lý không nằm trong từ điển của họ và Hải quân Nga đang sở hữu các loại vũ khí có thể xóa nhòa mọi khoảng cách cũng như giới hạn mà Hạm đội Caspian đang gặp phải. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Có một điều khá thú vị là Hạm đội Caspian có trong biên chế khoảng hơn 30 tàu chiến các loại trong đó chỉ có 16 tàu chiến mặt nước nhưng đến 10 tàu là được trang bị mới trong giai đoạn từ năm 2006-2014. Như vậy Hạm đội Caspian là hạm đội có tỉ lệ tái trang bị hay trẻ hóa hạm đội cao nhất của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Điều này cho thấy, Quân đội Nga muốn biến Hạm đội Caspian thành một hình mẫu mới cho lực lượng hải quân nước này. Mặt khác các tàu chiến của Hạm đội Caspian không phải là các tàu chiến cỡ lớn mà chỉ có lượng giãn nước từ 500 tấn trở lên nhưng sức mạnh của chúng lại có thể vươn tới tận Syria như những gì mà hạm đội này từng thể hiện vào năm ngoái. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Lực lượng nòng cốt của Hạm đội Caspian chính là các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Buyan-M thuộc Project 21631, mang theo các tên lửa hành trinh Kalibr-NK hoặc tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Onix cùng nhiều loại vũ khí khác, tất cả chỉ gói gọn trong một tàu chiến có lượng giãn nước chưa đầy 1.000 tấn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mô hình chung có thể nhận thấy cách Hải quân Nga tái xây dựng Hạm đội Caspian theo định hướng phù hợp với vùng biển mà họ đang hoạt động, nhưng vẫn duy trì được sức mạnh chiến lược của hạm đội này trong Hải quân Nga với tầm tác chiến không chỉ bị bó hẹp trong phạm vị Biển Caspian. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Bên cạnh các tàu Buyan và Buyan-M, Hạm đội Caspian còn được trang bị hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard có lượng giãn nước gần 2.000 tấn, tuy nhiên các tàu này chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 chứ không đa nhiệm như các tàu Buyan-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Bên trong phòng chỉ huy tác chiến trên một tàu Buyan-M của Hạm đội Caspian. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hạm đội Caspian hiện đang được trang bị ba tàu Buyan-M, tất cả đều được đưa vào biên chế từ năm 2014. Nhìn vào bên trong căn phòng chỉ huy này ta có thể thấy được sự thay đổi rất lớn của Hải quân Nga về mặt trang bị, nó khác biệt hoàn toàn so với các mẫu tàu chiến của Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Dù là một trong những cường quốc hải quân thế giới nhưng Hải quân Nga không có ý định sử dụng quá nhiều lớp tàu chiến cỡ lớn mà thay vào đó là sử dụng các tàu chiến có khả năng cơ động cao nhưng được trang bị sức mạnh hỏa lực cực mạnh. Điển hình như đối với Buyan-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cận cảnh khoảnh khắc một tàu Buyan-M của Hạm đội Caspian triển khai tên lửa hành trình Kalibr, mỗi tàu Buyan-M có thể mang theo tối đa tới 8 tên lửa hành trình loại này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong khi đó đối với lớp tàu Buyan thuộc Project 21630 đàn anh của Buyan-M lại chỉ được trang bị hệ thống vũ khí mang tính chất phòng vệ nhiều hơn với pháo hạm 100mm A-190, vũ khí đánh chặn tầm gần 30mm AK-630 và pháo phản lực A-215 "Grad-M". Bản thân các tàu chiến này có lượng giãn nước chỉ 500 tấn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma trên các tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hạm đội Caspian khai hỏa trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tàu hộ vệ tên lửa "Tatarstan" lớp Gepard của Hạm đội Caspian phóng tên lửa chống hạm Kh-35 trong diễn tập bắn đạn thật trên Biển Caspian. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cận cảnh hải pháo tiên tiến 100mm A-190 trên các tàu Buyan và Buyan-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Hạm đội Caspian vừa có đợt diễn tập bắn đạt thật cuối cùng của mùa hè năm nay với sự tham gia của biên đội tàu chiến mạnh nhất của hạm đội này. Đây là một phần trong hoạt động huấn luyện thường niên của Hạm đội Caspian trước khi chuyển sang mùa huấn luyện mới. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong những năm trở lại gần đây nhất là sau khi Nga tham chiến tại Syria, Hạm đội Caspian nổi lên như một ngôi sao mới của Hải quân Nga mặc dù quy mô và vùng biển của lực lượng này không thực sự lớn. Thậm chí Biển Caspian còn bị cô lập với các vùng biển khác trong khu vực. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, Hải quân Nga đã chứng minh điều ngược lại rằng giới hạn về mặt địa lý không nằm trong từ điển của họ và Hải quân Nga đang sở hữu các loại vũ khí có thể xóa nhòa mọi khoảng cách cũng như giới hạn mà Hạm đội Caspian đang gặp phải. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Có một điều khá thú vị là Hạm đội Caspian có trong biên chế khoảng hơn 30 tàu chiến các loại trong đó chỉ có 16 tàu chiến mặt nước nhưng đến 10 tàu là được trang bị mới trong giai đoạn từ năm 2006-2014. Như vậy Hạm đội Caspian là hạm đội có tỉ lệ tái trang bị hay trẻ hóa hạm đội cao nhất của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Điều này cho thấy, Quân đội Nga muốn biến Hạm đội Caspian thành một hình mẫu mới cho lực lượng hải quân nước này. Mặt khác các tàu chiến của Hạm đội Caspian không phải là các tàu chiến cỡ lớn mà chỉ có lượng giãn nước từ 500 tấn trở lên nhưng sức mạnh của chúng lại có thể vươn tới tận Syria như những gì mà hạm đội này từng thể hiện vào năm ngoái. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Lực lượng nòng cốt của Hạm đội Caspian chính là các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Buyan-M thuộc Project 21631, mang theo các tên lửa hành trinh Kalibr-NK hoặc tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Onix cùng nhiều loại vũ khí khác, tất cả chỉ gói gọn trong một tàu chiến có lượng giãn nước chưa đầy 1.000 tấn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mô hình chung có thể nhận thấy cách Hải quân Nga tái xây dựng Hạm đội Caspian theo định hướng phù hợp với vùng biển mà họ đang hoạt động, nhưng vẫn duy trì được sức mạnh chiến lược của hạm đội này trong Hải quân Nga với tầm tác chiến không chỉ bị bó hẹp trong phạm vị Biển Caspian. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bên cạnh các tàu Buyan và Buyan-M, Hạm đội Caspian còn được trang bị hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard có lượng giãn nước gần 2.000 tấn, tuy nhiên các tàu này chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 chứ không đa nhiệm như các tàu Buyan-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bên trong phòng chỉ huy tác chiến trên một tàu Buyan-M của Hạm đội Caspian. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hạm đội Caspian hiện đang được trang bị ba tàu Buyan-M, tất cả đều được đưa vào biên chế từ năm 2014. Nhìn vào bên trong căn phòng chỉ huy này ta có thể thấy được sự thay đổi rất lớn của Hải quân Nga về mặt trang bị, nó khác biệt hoàn toàn so với các mẫu tàu chiến của Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Dù là một trong những cường quốc hải quân thế giới nhưng Hải quân Nga không có ý định sử dụng quá nhiều lớp tàu chiến cỡ lớn mà thay vào đó là sử dụng các tàu chiến có khả năng cơ động cao nhưng được trang bị sức mạnh hỏa lực cực mạnh. Điển hình như đối với Buyan-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cận cảnh khoảnh khắc một tàu Buyan-M của Hạm đội Caspian triển khai tên lửa hành trình Kalibr, mỗi tàu Buyan-M có thể mang theo tối đa tới 8 tên lửa hành trình loại này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi đó đối với lớp tàu Buyan thuộc Project 21630 đàn anh của Buyan-M lại chỉ được trang bị hệ thống vũ khí mang tính chất phòng vệ nhiều hơn với pháo hạm 100mm A-190, vũ khí đánh chặn tầm gần 30mm AK-630 và pháo phản lực A-215 "Grad-M". Bản thân các tàu chiến này có lượng giãn nước chỉ 500 tấn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma trên các tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hạm đội Caspian khai hỏa trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tàu hộ vệ tên lửa "Tatarstan" lớp Gepard của Hạm đội Caspian phóng tên lửa chống hạm Kh-35 trong diễn tập bắn đạn thật trên Biển Caspian. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cận cảnh hải pháo tiên tiến 100mm A-190 trên các tàu Buyan và Buyan-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.