Theo những thông tin được công khai, Su-22 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất với dàn vũ khí bom và tên lửa không đối đất. Phần mũi máy bay không được trang bị radar mà chỉ có hệ thống ngắm bắn quang học Klen-PS ở Su-22M3 hay Klen-54 trên Su-22M4.Chính vì vậy, cường kích Su-22 không mang được các loại tên lửa đối không hay đối hạm tầm xa dẫn đường bằng radar, đây là hạn chế rất lớn trong tác chiến hiện đại. Và chính điều này thường khiến Su-22 chịu thua thiệt khi tác chiến tại Trung Đông.Để những chiếc cường kích này có thể thực hiện thêm những nhiệm vụ mới như đối hạm và chiến đấu đối không, máy bay Su-22 cần phải thực hiện quá trình nâng cấp khá toàn diện.Hiện nhà sản xuất Sukhoi đang hợp tác với Không quân Syria thực hiện gói nâng cáp Su-22. Theo nguồn tin này, bên cạnh việc gia cố khung thân, kéo dài thời hạn sử dụng thì thay đổi đáng kể nhất trên khung vỏ Su-22 chính là đôi cánh cụp cánh xòe cũ đã được thay thế bằng cánh cố định gắn ở góc 45 độ.Thay đổi lớn nhất để Su-22 có thể lột xác chính là trang bị cho chiến đấu cơ này radar đa năng PhaThom - đây là sản phẩm liên doanh giữa Phazatron và Thomson-CSF đã thế chỗ hệ thống Klen.Căn cứ vào những thông tin được công khai, radar PhaThom có khả năng phát hiện vật thể bay với diện tích phản xạ radar 5m2 từ khoảng cách 75 km, theo dõi 10 mục tiêu và tiến công đồng thời 2 mục tiêu.Và để dòng cường kích này trở thành chiến đấu cơ đa năng thực sự, nhà sản xuất Nga còn trang bị cho máy bay các hệ thống điện tử hàng không và phần mềm điều khiển hiện đại, cho phép tương thích với cả vũ khí hệ Nga lẫn NATO.Với gói nâng cấp này, nhà sản xuất Sukhoi Nga tin rằng, những chiếc máy bay cường kích Su-22 của Không quân Syria đã lột xác hoàn toàn và trở thành chiến đấu cơ đa năng đủ sức độc lập tác chiến và đương đầu với bất kỳ tiêm kích hiện đại nào, dù đó là F/A-18 của Mỹ.
Theo những thông tin được công khai, Su-22 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất với dàn vũ khí bom và tên lửa không đối đất. Phần mũi máy bay không được trang bị radar mà chỉ có hệ thống ngắm bắn quang học Klen-PS ở Su-22M3 hay Klen-54 trên Su-22M4.
Chính vì vậy, cường kích Su-22 không mang được các loại tên lửa đối không hay đối hạm tầm xa dẫn đường bằng radar, đây là hạn chế rất lớn trong tác chiến hiện đại. Và chính điều này thường khiến Su-22 chịu thua thiệt khi tác chiến tại Trung Đông.
Để những chiếc cường kích này có thể thực hiện thêm những nhiệm vụ mới như đối hạm và chiến đấu đối không, máy bay Su-22 cần phải thực hiện quá trình nâng cấp khá toàn diện.
Hiện nhà sản xuất Sukhoi đang hợp tác với Không quân Syria thực hiện gói nâng cáp Su-22. Theo nguồn tin này, bên cạnh việc gia cố khung thân, kéo dài thời hạn sử dụng thì thay đổi đáng kể nhất trên khung vỏ Su-22 chính là đôi cánh cụp cánh xòe cũ đã được thay thế bằng cánh cố định gắn ở góc 45 độ.
Thay đổi lớn nhất để Su-22 có thể lột xác chính là trang bị cho chiến đấu cơ này radar đa năng PhaThom - đây là sản phẩm liên doanh giữa Phazatron và Thomson-CSF đã thế chỗ hệ thống Klen.
Căn cứ vào những thông tin được công khai, radar PhaThom có khả năng phát hiện vật thể bay với diện tích phản xạ radar 5m2 từ khoảng cách 75 km, theo dõi 10 mục tiêu và tiến công đồng thời 2 mục tiêu.
Và để dòng cường kích này trở thành chiến đấu cơ đa năng thực sự, nhà sản xuất Nga còn trang bị cho máy bay các hệ thống điện tử hàng không và phần mềm điều khiển hiện đại, cho phép tương thích với cả vũ khí hệ Nga lẫn NATO.
Với gói nâng cấp này, nhà sản xuất Sukhoi Nga tin rằng, những chiếc máy bay cường kích Su-22 của Không quân Syria đã lột xác hoàn toàn và trở thành chiến đấu cơ đa năng đủ sức độc lập tác chiến và đương đầu với bất kỳ tiêm kích hiện đại nào, dù đó là F/A-18 của Mỹ.